Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 15/04/2011 - 09:19
(Thanh tra)- Với việc giá của nhiều loại mặt hàng tăng quá cao, nhiều gia đình đã phải thắt chặt hầu bao, gồng mình chống chọi với hàng chục thứ phải chi tiêu hàng ngày. Cắt giảm chi tiêu, loại bỏ bớt các khoản không cần thiết, mua bán tiết kiệm, hoặc chuyển sang các mặt hàng có giá rẻ hơn... là những giải pháp giúp cho các gia đình vượt qua thời kỳ giá cả tăng cao như hiện nay.
Siêu thị là sự lựa chọn của nhiều bà nội trợ vì mặt hàng khá phong phú, bán đúng giá và đặc biệt có nhiều khuyến mại, giảm giá
Việc thắt chặt chi tiêu của người dân đã khiến nhiều doanh nghiệp (DN) khó khăn. Tại hội thảo “Bất ổn kinh tế vĩ mô - Tìm hướng đi cho DN” được tổ chức mới đây tại Hà Nội, vấn đề bão giá ảnh hưởng đến đời sống người dân cũng như phía DN đang là mối lo lớn.
Từ lâu nay thế mạnh của DN Việt Nam là cạnh tranh về giá và chi phí thấp nhất, thì nay chi phí đầu vào tăng lên, lãi suất siết chặt. Do đó, người dân và DN chắc chắn phải nghĩ những biện pháp cứu mình. Nhiều DN chống bão giá bằng cách bắt tay nhau, phối hợp trong chuỗi sản xuất nhằm tiết giảm chi phí, cùng nhau đầu tư, điều chỉnh chiến lược hợp tác - cạnh tranh, mua cổ phần của nhau… giảm thiểu chi phí đến mức tối đa.
Còn một giải pháp khác được nhiều DN lựa chọn đó là tham gia vào “chiến dịch” bình ổn giá nhưng xem ra cũng không ăn thua với bão giá chóng mặt hiện nay. Số lượng 9 mặt hàng bình ổn hàng tháng trong năm 2011: Gạo - nếp 5.500 tấn; đường RE 2.300 tấn; dầu ăn 800 tấn; thịt gia súc 3.600 tấn; thịt gia cầm 1.650 tấn; trứng gia cầm 18 triệu quả; thực phẩm chế biến 1.010 tấn; rau củ quả 1.410 tấn; thuỷ hải sản 65 tấn. Theo một chuyên gia, các DN tham gia bán hàng bình ổn giá mặc dù cam kết giá sẽ thấp hơn thị trường 10%, nhưng do chi phí đầu vào tăng cao, mức giá mới của hàng bình ổn trên thực tế có tăng lên so với mức giá cũ. Tổng số điểm bán hàng bình ổn do các DN đăng ký đến thời điểm ngày 1/4/2011 là 2.314 điểm (trong đó có 876 điểm bán ở chợ).
Theo công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Tổng cục Thống kê, tại Hà Nội trong tháng 3/2011 tăng 2,41% so với tháng trước, tăng 13,56% so với cùng kỳ năm trước. Đây cũng là mức tăng cao nhất của CPI Hà Nội trong hơn một năm trở lại đây, tính từ tháng 2/2010 khi CPI là 2,61%. Những mặt hàng thực phẩm tăng giá khá nhiều, như dầu ăn từ 25.500 đồng/lít lên 36.000 đồng/lít, tức tăng 43%. Gạo trắng thường từ mức 8.000 đồng/kg lên 10.800 đồng/kg, tăng 35%. Đường RE từ 18.000 đồng lên 22.000 đồng/kg, tăng 22%. Thịt heo từ 70.000 đồng/kg lên 83.000 đồng/kg, tăng 18,5%... Tăng ít nhất là mặt hàng trứng gia cầm, từ 21.500 đồng lên 23.500 đồng/vỉ, tăng 9%.
Không tham gia chương trình bình ổn giá, nhưng siêu thị BigC vẫn được nhiều bà nội trợ lựa chọn. Ở đây mặt hàng khá phong phú, bán đúng giá và đặc biệt có nhiều khuyến mại, giảm giá nên so với mua ở ngoài vẫn rẻ hơn và đặc biệt là yên tâm không lo mua phải hàng nhái, hàng kém chất lượng. Hầu hết giá các mặt hàng tại siêu thị đều thấp hơn so với ngoài chợ từ 5 - 10% vì siêu thị mua số lượng nhiều, nguồn hàng lớn nên ổn định giá. Mặc dù nhiều người bắt đầu có xu hướng đi siêu thị nhưng thực chất siêu thị cũng mới chỉ đáp ứng được khoảng 20 - 30% nhu cầu. Tuy vậy, sau khi đi khảo sát ở một số siêu thị trên địa bàn, ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội đã chia sẻ với báo chí rằng, hàng bình ổn chưa thực sự đến tay người tiêu dùng do bị các tiểu thương mua lại với số lượng lớn để bán lẻ. Ông còn đưa ra ví dụ cụ thể như nhân viên siêu thị xếp dầu ăn (mặt hàng bình ổn giá) ra kệ đầu buổi chiều thì đến cuối buổi tiểu thương đã vào mua gần nửa.
Bão giá ảnh hưởng lớn đến sức mua của người dân. Có những cửa hàng sale off 50% vẫn ế. Dường như “bão giá” đã khiến thói quen mua sắm của nhiều người phải thay đổi. Thay vì đi shopping thì ai nấy đều dành thời gian để cân đối bài toán chi tiêu và thực hiện tiết kiệm. Hầu khắp các tuyến phố Hà Nội như Tôn Đức Thắng, Chùa Bộc, Xuân Thủy, Phố Huế... treo la liệt biển giảm giá, xả hàng nhằm hút khách như “siêu giảm giá” hay “Sale off 20% - 50%”... nhưng các chủ cửa hàng khi được hỏi đều thở dài vắng khách, không bán được hàng. Một số cửa hàng thời trang trên phố Chùa Bộc đã phải đóng cửa, trả cửa hàng vì tiền lời lãi không đủ trả chi phí thuê mặt bằng, chưa nói đến tiền nhân công và nhập hàng mới về. Tại các siêu thị tình trạng cũng không khả quan hơn, việc giảm giá các mặt hàng hóa mỹ phẩm, thời trang cũng khá sôi động nhưng lượng khách đến mua hàng vẫn rất eo sèo.
Hoàng Long
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán Công ty cổ phần Công trình Giao thông Đồng Nai bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt 242,5 triệu đồng.
Trần Quý
20:27 13/12/2024(Thanh tra) - Tính đến ngày 30/11/2024, toàn tỉnh Hoà Bình đã giải ngân vốn đầu tư công 2.191,4 tỷ đồng, đạt 64% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 58% kế hoạch vốn UBND tỉnh giao chi tiết đến từng dự án. Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân không đạt theo yêu cầu của Tỉnh ủy giao là 90%.
Trần Kiên
20:25 13/12/2024T.Thanh
19:25 13/12/2024Chính Bình
16:53 13/12/2024Thanh Giang
16:10 13/12/2024Lâm Ánh
Thu Huyền
Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải