Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 25/03/2011 - 21:49
(Thanh tra) - Chiều 25/3, Ủy ban quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế (NCIEC) tổ chức Hội thảo công bố Báo cáo năng lực hội nhập kinh tế quốc tế cấp địa phương năm 2010.
Đây là kết quả dự án nghiên cứu của Ủy ban quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế do Cơ quan phát triển quốc tế Ôxtrâylia (AusAID) và Bộ Phát triển quốc tế Anh (DFID) tài trợ thông qua chương trình hỗ trợ kỹ thuật hậu gia nhập Tổ chức thương mại thế giới.
Nghiên cứu này được tiến hành trong năm 2010, nghiên cứu thu thập dữ liệu, điều tra và phân tích 63 tỉnh, thành phố tại Việt Nam. Cuối cùng, do chỉ đủ cơ sở dữ liệu đẻ phân tích cho 50 tỉnh, thành phố.
Theo kết quả tổng hợp điểm năng lực hội nhập kinh tế quốc tế, đứng đầu là TP Hồ Chí Minh, tiếp đến lần lượt là Hà Nội, Bà Rịa – Vũng Tàu, An Giang, Hải Phòng… |
Mục tiêu chính mà Báo cáo này hướng tới là cố gắng đưa ra một công cụ nhằm xác định được mức độ hội nhập kinh tế quốc tế của mỗi địa phương. Cụ thể hơn, đó là những tác động của hội nhập đến việc tăng trưởng phúc lợi cho người dân, xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh doanh của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, báo cáo cũng đánh giá sự phù hợp giữa tầm nhìn chiến lược của địa phương đối với năng lực hội nhập hiện tại để chỉ ra các điều chỉnh cần thiết cho việc thu hút nguồn lực cho hội nhập và phát triển bền vững. Từ đó, các địa phương có thể có những lựa chọn chính sách phát triển hội nhập trong tương lai.
Các thông số chính để các địa phương hội nhập và phát triển thành công mà báo cáo này đưa ra gồm 8 nhóm: Thể chế, cơ sở hạ tầng, văn hóa, đặc điểm tự nhiên địa phương, con người, thương mại, đầu tư, du lịch. Trên cơ sở tổng hợp các thông số trên có thể thấy được mức độ mạnh hay yếu của việc hội nhập kinh tế.
Ông Nguyễn Thành Trung, Trưởng nhóm nghiên cứu cho biết, Báo cáo này đánh giá năng lực hội nhập kinh tế của các địa phương thông qua một tháng đo lường chung là Chỉ số hội nhập kinh tế quốc tế cấp địa phương (gọi tắt là PEII). Chỉ số này có nhiều điểm khác biệt với chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và không thừa hưởng kết quả nghiên cứu từ chỉ số PCI. Nếu như chỉ số PCI cho thấy năng lực điều hành kinh tế cấp tỉnh với các chính sách của chính quyền địa phương trong phát triển kinh tế của các doanh nghiệp thì chỉ số PEII cho thấy mối quan hệ giữa điều hành kinh tế, phát triển doanh nghiệp và đời sống người dân.
Tuy đại diện nhóm nghiên cứu nhấn mạnh kết quả này không mang tính vinh danh các địa phương, không xếp hạng nhất nhì nhưng qua đó, ta cũng có thể thấy được mức độ thành công của từng địa phương trong việc hội nhập kinh tế quốc tế.
Từ báo cáo này, những hạn chế chính đối với quá trình hội nhập của nhiều địa phương cũng được chỉ ra như: chưa có chiến lược quy hoạch, chiến lược hành động mang tính dài hơi; khoảng cách lớn giữa vốn đăng ký và vốn giải ngân, thái độ của công chức, viên chức… Hai khó khăn lớn nhất là cán bộ điều hành cần có tầm nhìn xa, để theo kịp với sự phát triển của các doanh nghiệp và đào tạo, xây dựng nguồn nhân lực có trình độ đáp ứng nhu cầu phát triển.
Theo ông Nguyễn Thành Trung, các địa phương đứng trước những mục tiêu của việc phát triển bền vững hay phát triển ngắn hạn trước mắt, nhiều khi cũng phải đánh đổi để có sự lựa chọn thích hợp.
Sau 16 năm Việt Nam bắt đầu hội nhập vào tổ chức khu vực đầu tiên là ASEAN, sau hơn 4 năm Việt Nam gia nhập WTO, đây là thời điểm cần đánh giá lại hiệu quả của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và kết quả của việc xây dựng và triển khai các Chương trình hành động của Chính phủ, của các bộ, ngành, địa phương. Kết quả của Báo cáo có thể là nguồn tham khảo tốt cho các địa phương trong việc đưa ra các lựa chọn chính sách hội nhập và phát triển cho mình trên cơ sở năng lực hiện có, giúp NCIEC có những đánh giá khách quan để tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ ban hành các chính sách hội nhập kinh tế quốc tế và hỗ trợ các địa phương triển khai công tác này.
Đại Dương
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Long vừa quyết định phê duyệt kế hoạch kiểm tra chuyên đề cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 của Đội Quản lý thị trường số 4.
Nhật Minh
19:40 14/12/2024(Thanh tra) - Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2025 của Ngân hàng Nhà nước diễn ra sáng ngày 14/13.
Lê Phương
16:31 14/12/2024Uyên Uyên
16:28 14/12/2024Trần Quý
14:00 14/12/2024Liên Hương
10:25 14/12/2024Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền