Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Chuyên gia Argentina ca ngợi thành tựu kinh tế của Việt Nam

Thứ tư, 15/04/2015 - 15:33

Trước những thành tựu kinh tế mà Việt Nam đạt được trong những năm qua, ngày 14/4, ông Ezequiel Ramoneda, Điều phối viên Trung tâm Nguyên cứu Đông Nam Á thuộc Đại học quốc gia La Plata của Argentina, đã đánh giá cao sự phát triển kinh tế năng động của Việt Nam.

Một dây chuyền may xuất khẩu. (Ảnh: An Hiếu/TTXVN)

Theo phóng viên TTXVN tại Buenos Aires, trong cuộc trả lời phỏng vấn tờ BBC phiên bản tiếng Tây Ban Nha phát hành tại Mỹ Latinh, ông Ramoneda nhấn mạnh năm 2014, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu lớn nhất của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) sang Mỹ, chiếm vị trí dẫn đầu của các nước khác ở khu vực như Thái Lan, Malaysia và Philippines.

Trong tháng Một vừa qua, đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam tăng 67%, với 44 dự án mới, thu hút 663 triệu USD. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2014 tăng gần 6% và dự báo sẽ tăng 7% năm nay. Với mức chi phí nhân công chỉ bằng một nửa so với Trung Quốc, Việt Nam đang trở thành một thỏi nam châm đối với các nhà đầu tư ở châu Á.

Ông Ramoneda nhận định một trong những lý do khiến Việt Nam trở thành một trọng điểm thu hút đầu tư của các nước như Mỹ, Nhật Bản hay Trung Quốc là việc mở cửa nền kinh tế cùng các chính sách nhà nước có kế hoạch dài hạn. Ngoài ra, tình hình nhân khẩu học và vị trí địa chính trị cũng góp phần tạo thuận lợi cho sự phát triển của Việt Nam.

Theo ông Ramoneda, Việt Nam là một đất nước có dân số trẻ và có vị trí địa lý đắc địa với đường biển dài 3.500km. Đây là một tuyến đường vận tải biển chính và là điểm trung chuyển then chốt của 1/3 lượng dầu thô và một nửa lượng khí đốt.

Ông Ramoneda nhấn mạnh tất cả mọi hàng hóa đến từ Trung Đông hoặc Australia và Indonesia phải đi qua vùng biển Việt Nam và "đấy là một điểm dừng chân cho tất cả các loại tàu bè không chỉ có tàu chở dầu mà còn cả tàu thương mại và thậm chí tàu quân sự."

Chuyên gia Argentina cũng đánh giá cao chủ trương đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, bên cạnh các sản phẩm truyền thống như càphê, chè và gạo, quốc gia châu Á cũng chú trọng tới các mặt hàng công nghiệp hơn như giày dép, dệt may và lắp ráp máy tính.

Ngày nay, Việt Nam là cơ sở số một thế giới của hãng Kyocera (Nhật Bản) chuyên sản xuất máy in, trong đó dự kiến sẽ xuất xưởng 2 triệu sản phẩm vào năm 2018. Trong khi đó, Samsung dự kiến sắp tới sẽ đầu tư khoảng 20 tỷ USD vào lĩnh vực năng lượng, đóng tàu và xây dựng sân bay tại Việt Nam.

Các thương hiệu công nghệ nổi tiếng như Nokia, Canon và Parasonic cũng đang ngày càng tăng cường sự hiện diện của mình tại Việt Nam.

Tuy nhiên, ông Ramoneda cũng đề cập tới thách thức hiện tại của Việt Nam là cần chuyển hướng sang xuất khẩu hàng hóa có giá trị gia tăng cao cũng như phát triển các sản phẩm mang thương hiệu Việt. Để làm được điều này, chuyên gia Argentina cho rằng Việt Nam cần tăng cường đầu tư mạnh mẽ về khoa học và công nghệ.

DIỆU HƯƠNG/BUENOS AIRES (VIETNAM+)

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hoà Bình: Giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu, tỉnh đốn đốc các chủ đầu tư

Hoà Bình: Giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu, tỉnh đốn đốc các chủ đầu tư

(Thanh tra) - Tính đến ngày 30/11/2024, toàn tỉnh Hoà Bình đã giải ngân vốn đầu tư công 2.191,4 tỷ đồng, đạt 64% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 58% kế hoạch vốn UBND tỉnh giao chi tiết đến từng dự án. Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân không đạt theo yêu cầu của Tỉnh ủy giao là 90%.

Trần Kiên

20:25 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm