Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 25/07/2011 - 11:02
(Thanh tra) - Quý II đã kết thúc hơn nửa tháng. Một số doanh nghiệp niêm yết (DNNY) công bố kết quả kinh doanh (KQKD) 6 tháng đầu năm với mức lãi ấn tượng nhưng hầu như không được nhà đầu tư (NĐT) quan tâm. Vì sao vậy?
Nhà đầu tư thờ ơ
Theo Thạc sĩ Nguyễn Minh Phương (Công ty Chứng khoán ACB), từ giữa tháng 5 đến tuần đầu tháng 6 là quãng thời gian nhiều cảm xúc đối với NĐT trên sàn chứng khoán. Sau khi giảm liên tiếp 10 phiên về 386,4 điểm (ngày 25/5), chỉ số VN Index đã quay đầu tăng liền 6 phiên, nhưng sau đó lại quay về trạng thái lình xình trong xu hướng giảm nhẹ.
Điều ngạc nhiên là cổ phiếu của nhiều công ty được dự báo có KQKD tốt lại không tăng giá mạnh trong thời gian thị trường chứng khoán (TTCK) phục hồi và khi thị trường điều chỉnh, lượng khớp lệnh của những cổ phiếu này cũng không nhiều.
Trong khi đó, những mã cổ phiếu mang tính đầu cơ cao như những mã thuộc ngành chứng khoán (BVS, SSI, KLS, VND…) hay bất động sản (ITC, VIC…) lại được mua nhiều. Thậm chí, trong bối cảnh DN lao đao vì lãi suất cao, cổ phiếu của một số DN có tỷ trọng vay nợ rất cao vẫn tăng giá mạnh trong đợt TTCK phục hồi kể trên.
Gần đây, lác đác vài DNNY cũng công bố thông tin về KQKD Quý II với mức lãi trước thuế ấn tượng, đặc biệt là một số DN thuộc ngành cao su tự nhiên như Công ty CP Cao su Đồng Phú (DPR), Công ty CP Cao su Phước Hòa (PHR), Công ty CP Cao su Thống Nhất (TNC); thủy sản như Công ty CP Tập đoàn Minh Phú (MPC)… nhưng cổ phiếu cũng chẳng tạo được một đợt “sóng” nào đáng kể. Các công ty lớn với KQKD chắc chắn khả quan như VNM, DPM, PVD, HPG, FPT, CTG, VCB... cũng chẳng nhận được sự quan tâm nhiều từ giới NĐT.
Theo thống kê, trong tổng số 26 mã có độ tăng hơn 10% trên cả 2 sàn HOSE và HNX trong thời gian từ đầu đến giữa tháng 7, tuyệt nhiên không thấy có sự xuất hiện của bất kỳ mã nào thuộc nhóm vừa kể trên, cho dù đây là nhóm mã được báo cáo là làm ăn có lãi. Điều đó cho thấy NĐT khá thờ ơ với những thông tin KQKD quý II của DNNY.
Theo một nhà quan sát, thông tin gây sốc và tạo được “sóng” duy nhất xuất phát từ mã IDV của Công ty CP Phát triển Hạ tầng Vĩnh Phúc với số liệu 6 tháng đầu năm đạt mức lãi sau thuế khoảng 12 tỷ đồng, tương đương hoàn thành 90% kế hoạch lợi nhuận cả năm. Thông tin này đã châm ngòi cho một trong những đợt tăng giá hoành tráng nhất trong lịch sử của cổ phiếu này, bắt đầu từ 27/5 đến 30/6, tăng từ 15.200 đồng/CP lên 32.000 đồng/CP. Và đây được xem là hiện tượng tạo sóng hiếm hoi từ thông tin KQKD quý II.
Vì sao?
Có hai điểm khiến số liệu KQKD Quý II trở nên quan trọng. Thứ nhất, hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ bộc lộ rõ nhất sự ảnh hưởng của chính sách thắt chặt tiền tệ. Biến động lãi suất được xem là căng thẳng nhất trong quý này, và DN cũng không thể “ăn” thêm vào những dự án, hợp đồng có từ trước. Thứ hai, kết quả kinh doanh bán niên sẽ phải được soát xét kiểm toán. Đây là điều được chờ đợi vì số liệu sẽ trung thực hơn, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến trích lập dự phòng.
Theo chuyên viên Lê Xuân Vinh, Giám đốc Khối nghiên cứu Phân tích Công ty Chứng khoán SJC, KQKD Quý II năm nay chắc chắn sẽ có nhiều báo cáo không thực sự đẹp được công bố, đặc biệt ở những DN thuộc lĩnh vực tài chính, chứng khoán, bất động sản và các DN có tiền sử vay nợ lớn. Thậm chí, không loại trừ khả năng nhiều DN sẽ điều chỉnh giảm chỉ tiêu kinh doanh tương tự như năm 2009, 2010.
Thống kê của Công ty Chứng khoán Rồng Việt về lợi nhuận sau thuế của DNNY trong Quí I/2011 cho thấy, doanh thu tăng trưởng 50% so với cùng kỳ, nhưng lợi nhuận chỉ tăng 2,4%. Sự gia tăng này chỉ xảy ra ở một số DN có hoạt động kinh doanh ít bị ảnh hưởng bởi các chính sách tiền tệ thắt chặt như các DN cao su, dược, và dầu khí, hoặc các DN lớn. Lợi nhuận của các DN bất động sản, xây dựng và vật liệu xây dựng, DN chứng khoán bị ảnh hưởng nặng nề. Đồng thời, không khó để nhận thấy nguy cơ về chi phí tài chính của nhiều DN tăng vọt trong quý II. Cụ thể nhất có lẽ là chi phí lãi vay trong bối cảnh đa số DN vẫn chưa tìm được nguồn vốn nào khác ngoài ngân hàng. Song song đó, vấn đề nợ cũng là một rủi ro lớn. Chẳng hạn như các khoản phải thu có thể biến thành nợ khó đòi, nợ xấu, nợ quá hạn…
Cũng theo chuyên viên Lê Xuân Vinh, bối cảnh hiện tại và dựa trên những yếu tố đánh giá sức khoẻ của DN như hệ số vay nợ trên vốn, vòng quay các khoản phải thu và hàng tồn kho, khả năng thu hồi công nợ, dự trữ hàng tồn kho, dòng tiền hoạt động… vấn đề quan trọng nhất chính là dòng tiền hoạt động chứ không phải hệ số lợi nhuận.
Hơn nữa, chỉ với một vài thủ thuật tài chính thông thường, bất kỳ DN nào cũng có thể ghi trước mức lãi vào KQKD Quý II; và ngay cả số liệu tại các KQKD Quý II đều được đưa ra trước kiểm toán nên con số lợi nhuận công bố cũng chưa thể nói lên điều gì.
“Như vậy, có lẽ ai cũng hiểu, NĐT vẫn còn nhiều chuyện để lo hơn là chỉ giao dịch dựa trên một vài thông tin cụ thể”, chuyên viên Lê Xuân Vinh lý giải.
Hồ Doãn
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Long vừa quyết định phê duyệt kế hoạch kiểm tra chuyên đề cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 của Đội Quản lý thị trường số 4.
Nhật Minh
19:40 14/12/2024(Thanh tra) - Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2025 của Ngân hàng Nhà nước diễn ra sáng ngày 14/13.
Lê Phương
16:31 14/12/2024Uyên Uyên
16:28 14/12/2024Trần Quý
14:00 14/12/2024Liên Hương
10:25 14/12/2024Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền