Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 14/03/2011 - 09:20
(Thanh tra) - Thị trường chứng khoán (TTCK) đang đi vào giai đoạn khó khăn: Chỉ số VN Index liên tục mất điểm, thanh khoản giảm mạnh, nhà đầu tư (NĐT) nội e dè, NĐT ngoại bán ròng. Theo giới chuyên gia, cho dù thị trường đang xuất hiện nhiều cổ phiếu có mức giá hấp dẫn nhưng trong ngắn hạn vẫn phải chịu áp lực từ các chính sách kiềm chế lạm phát của Chính phủ.
Chưa qua “cơn bĩ cực”!
Theo dự báo của một chuyên gia, lạm phát tháng ba sẽ khó có thể thấp hơn 2% trước áp lực tăng giá của hàng loạt các mặt hàng đầu vào. Còn Standard Chartered Bank thì dự báo mức lạm phát mục tiêu của Việt Nam trong năm 2011 là 7% sẽ khó hoàn thành và thực tế có thể lên tới 12,9% so với năm 2010. Trong bối cảnh mà giá của hầu như mọi loại hàng hóa đều tăng, vấn đề lạm phát hiện đang là chủ đề được quan tâm nhất hiện nay của mọi thành phần kinh tế. Bối cảnh này buộc Chính phủ phải đưa ra nhiều quyết sách để kiềm chế và kiểm soát lạm phát. Trong đó, chỉ thị 01/CT-NHNN ngày 01/03/2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nhằm mục đích thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ và thận trọng, kiểm soát tốc độ tăng tín dụng dưới 20% và tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán khoảng 15% -16% so với năm 2010...
Điều này thể hiện thái độ khá cứng rắn của NHNN trong việc kiểm soát tiền tệ để ổn định vĩ mô. Điểm đáng chú ý trong chỉ thị này là thực hiện giảm tốc độ và tỷ trọng dư nợ cho vay đối với lĩnh vực phi sản xuất (như chứng khoán...) xuống tối đa là 22% đến ngày 30/6 và 16% đến ngày 31/12. Như vậy, dòng tiền chảy vào TTCK trong năm 2011 sẽ gặp khó khăn hơn, đặc biệt là dòng vốn tài trợ cho hoạt động cho vay đòn bẩy.
Trong khi đó, các thông tin quan trọng trong tháng ba như CPI; các chính sách tiền tệ, tài khóa được dự báo là sẽ tiếp tục gây thêm khó khăn cho TTCK. Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp (DN) đang phải chịu hai áp lực, một là từ các mục tiêu ưu tiên hiện nay của Chính phủ (như mục tiêu thắt chặt tăng trưởng tín dụng xuống dưới 20% chẳng hạn) và hai là việc giá cả đầu vào tăng cao, hoạt động kinh doanh và đầu tư của các DN sẽ gặp không ít khó khăn. Dự báo kết quả kinh doanh quý I của các DN niêm yết sẽ là một bức tranh hoàn toàn khác so với quý IV/2010. Trước những áp lực trên, diễn biến giao dịch trên cả hai sàn Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh thời gian gần đây đều bị bao trùm bởi sự ảm đạm và lình xình. Khá nhiều NĐT tỏ thái độ hờ hững và lựa chọn đứng ngoài quan sát, chờ đợi một chuyển biến rõ ràng hơn từ phía vĩ mô. Thanh khoản của cả hai sàn vì thế đều sụt giảm khá mạnh.
Bao giờ “thái lai” ?
Theo giới chuyên gia, TTCK đang đứng trước sự biến đổi mạnh của các yếu tố kinh tế vĩ mô. Nếu nhìn ngắn hạn thì tỷ giá, lãi suất, các yếu tố đầu vào tăng sẽ làm lạm phát gia tăng đang gây bất lợi lên TTCK. Nhưng nếu nhìn dài hạn thì các yếu tố nói trên đều hướng đến sự ổn định bền vững. Vì vậy, sự bất ổn ngắn hạn sẽ mở ra cơ hội đầu tư lớn trên TTCK khi cổ phiếu của nhiều DN hoạt động tốt cũng bị giảm giá quá mức.
Trưởng bộ môn Đầu tư Tài chính Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, Thạc sĩ Lê Đạt Chí cho rằng, TTCK Việt Nam vẫn là thị trường mới nổi và đầu tư theo xu hướng. Do đó, khi chính sách vĩ mô bị tác động thì ngành nào cũng chịu ảnh hưởng. Vấn đề ở đây là dòng tiền vào thị trường bị tác động nên khó bật lên được. Việc một số cổ phiếu ngành điện tăng mạnh, nhưng năm qua lại không có kết quả nổi bật chủ yếu là do tâm lý.
Ông Nguyễn Thanh Phát, Trưởng phòng phân tích Công ty Chứng khoán (CTCK) Quốc Tế nhận định, nhiều cổ phiếu có giá khá thấp nhưng kết quả kinh doanh tốt, đây sẽ là những yếu tố thu hút và thõa mãn tiêu chí NĐT. Tuy nhiên, thông tin vĩ mô vẫn ảnh hưởng đến TTCK khiến dòng tiền bị hạn chế.
Ông Huỳnh Anh Tuấn, Tổng Giám đốc CTCK SJC cho rằng cơ quan quản lý có thể đang gom và giải quyết dứt điểm các vấn đề tỷ giá, lãi suất, giá điện, giá xăng,… trong quý I và quý II năm nay nên phải qua giai đoạn này TTCK mới có cơ sở để đi lên. Theo ông Fiachra Mac Cana, Giám đốc điều hành Bộ phận Nghiên cứu của CTCK TP. Hồ Chí Minh, động thái kiềm chế và kiểm soát lạm phát của Chính phủ có thể mang lại những kết quả khác nhau cho nền kinh tế cũng như cho TTCK. Trường hợp lạc quan nhất là trong vòng một tháng tới, tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do được kiểm soát, Chính phủ có thể tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát. Khi đó, TTCK sẽ giảm thêm 5 - 10% nữa, sau đó chuyển sang trạng thái đi ngang đến hết quý II/2011 và sẽ tăng trưởng trở lại khi Bộ Tài chính đưa thêm các công cụ phái sinh mới cho thị trường như T+2, Magrin, mua bán chứng khoán cùng phiên…
Hồ Doãn
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Long vừa quyết định phê duyệt kế hoạch kiểm tra chuyên đề cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 của Đội Quản lý thị trường số 4.
Nhật Minh
19:40 14/12/2024(Thanh tra) - Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2025 của Ngân hàng Nhà nước diễn ra sáng ngày 14/13.
Lê Phương
16:31 14/12/2024Uyên Uyên
16:28 14/12/2024Trần Quý
14:00 14/12/2024Liên Hương
10:25 14/12/2024Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền