Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Chưa có bước đột phá lớn

Thứ ba, 22/05/2012 - 08:47

(Thanh tra)- Qua 2 năm thực hiện Quyết định số 29/QĐ-TTg ngày 8/1/2010 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình Phát triển cây bông vải Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 đã thu được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, ngành Dệt may vẫn phụ thuộc vào nguyện liệu ngoại nhập. Vì sao vậy?

Quy hoạch phát triển cây bông còn chậm

Sản xuất bông vải tại Việt Nam hiện mới đáp ứng được khoảng 2 - 3% nhu cầu xơ bông của ngành sợi (nhu cầu 400.000 tấn/năm). Do vậy, để phục vụ cho ngành kéo sợi, các DN trong nước phải nhập khẩu tới 97% nguyên liệu. Điều này đồng nghĩa ngành Dệt may Việt Nam phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn nguyên liệu nhập. Vì thế, giá nguyên liệu đầu vào tăng, sẽ tác động rất lớn và trực tiếp đến hoạt động của DN.

Ông Phạm Chí Dũng, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ (Bộ Công thương) cho biết, sau 2 năm thực hiện Quyết định số 29/QĐ-TTg đã bộc lộ nhiều tồn tại cần khắc phục. Đó là: Chưa quy hoạch được vùng sản xuất bông tập trung lớn; sản xuất chủ yếu dựa vào nguồn nước trời, hệ thống thủy lợi chưa chủ động được nguồn nước tưới; việc quy hoạch vùng bông chưa có căn cứ vững chắc nên việc duy trì và phát triển diện tích bông còn khó khăn, nhất là việc cấp đất cho các dự án bông trang trại; việc triển khai áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật chậm; chưa có sự phối hợp giữa các cấp từ T.Ư đến địa phương trong việc triển khai thực hiện các chính sách đã ban hành trong Quyết định số 29/QĐ-TTg…

Mục tiêu cơ bản trong Chương trình Phát triển cây bông vải Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, phát triển cây bông vải nhằm tự túc một phần nguyên liệu cho ngành Dệt may; từng bước tăng tỷ trọng nguyên phụ liệu trong cơ cấu giá thành sản phẩm; tăng tỉ lệ nội địa hóa; nâng giá trị gia tăng hàng sợi vải, may mặc sản xuất trong nước; giảm nhập siêu, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành Dệt may phát triển.

Thứ trưởng Bộ Công thương Hồ Thị Kim Thoa kiến nghị Chính phủ và các bộ, ngành xem xét và sớm phê duyệt cơ chế tài chính cho ngành Bông theo Quyết định số 29/QĐ-TTg để tạo điều kiện cho các DN có cơ sở triển khai thực hiện các nội dung phát triển bông theo đúng kế hoạch đề ra; coi chương trình phát triển cây bông là chương trình trọng điểm và lợi ích quốc gia; chương trình khuyến nông cây bông hằng năm được hỗ trợ vốn ngân sách với mức tăng bình quân 20%/năm.

Đối với các địa phương, phải bảo đảm quỹ đất quy hoạch trồng bông tại địa phương; hỗ trợ về giao đất và đền bù giải phóng mặt bằng, tiền thuê đất, chính sách miễn giảm tiền thuê đất; hỗ trợ về chính sách thuế, thủy lợi trong thời gian đầu (đến năm 2015)…

Đại diện Tập đoàn Dệt may, ông Trần Quang Nghị đề xuất, để thực hiện thành công mục tiêu theo Quyết định số 29/QĐ-TTg rất cần có sự hỗ trợ từ phía Chính phủ và các bộ, ngành về những cơ chế chính sách cụ thể, nhất là hỗ trợ về tài chính cho nghiên cứu khoa học, cho người trồng bông và các DN tổ chức sản xuất, chế biến bông vải nhằm có chiến lược mang tính lâu dài và phát triển bền vững cho ngành Bông.

Đối với các tỉnh có tên trong Quyết định số 29/QĐ-TTg, cần sớm xem xét phê duyệt quy hoạch vùng trồng bông, xem xét quy hoạch đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi, công trình tạo nguồn nước để bảo đảm tiến độ cũng như chất lượng bông như mục tiêu đã đề ra.

Mục tiêu của chương trình theo Quyết định số 29/QĐ-TTg: Năm 2015, diện tích trồng bông là 30.000ha, trong đó, tưới 9.000ha; năng suất bình quân đạt 1,5 tấn/ha, có tưới đạt 2,0 tấn/ha; sản lượng bông xơ đạt 20.000 tấn. Năm 2020, diện tích trồng bông đạt 76.000ha, trong đó có tưới 40.000ha; năng suất bình quân đạt 2 tấn/ha, có tưới đạt 2,5 tấn/ha; sản lượng bông xơ đạt 60.000 tấn.

 
 Trần Quý

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Vĩnh Long: Cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp Tết Nguyên đán 2025

Vĩnh Long: Cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp Tết Nguyên đán 2025

(Thanh tra) - Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Long vừa quyết định phê duyệt kế hoạch kiểm tra chuyên đề cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 của Đội Quản lý thị trường số 4.

Nhật Minh

19:40 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm