Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 24/08/2011 - 12:39
(Thanh tra) - Theo số liệu Tổng cục Thống kê vừa công bố, sau khi tăng tốc trong tháng 7, tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng cả nước tiếp tục giảm nhiệt. Tháng 8, chỉ số giá tiêu dùng cả nước chỉ tăng 0,93% so với tháng trước, lần đầu tiên trong năm về dưới mức 1%, giảm nhiệt khá so với mức tăng 1,17% của tháng 7.
Giá thực phẩm vẫn tăng nhưng đã bắt đầu giảm nhiệt trong tháng 8 (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, mức tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 8 tháng đầu năm 2011 với 8 tháng 2010 vẫn cao (17,64%). CPI tháng 8 so với cùng kỳ tăng 23,02%, từ mức 22,16% trong tháng 7. Như vậy, so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng của tháng 8 vẫn còn khá cao.
So với tháng 12/2010, chỉ số giá tiêu dùng tháng 8 đã tăng 15,68%. Việc khống chế CPI cả năm ở mức 17% như mục tiêu Chính phủ đặt ra sẽ gặp nhiều khó khăn.
Nhóm có mức ảnh hưởng đáng kể trong rổ hàng hóa tính CPI là nhóm hàng thực phẩm chỉ tăng 1,55%, giảm nhiệt sâu so với mức tăng 3,2% của tháng trước, góp phần "hạ nhiệt" tháng 8. Tuy nhiên, nhóm hàng thực phẩm nói riêng, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống nói chung vẫn giữ mức tăng cao nhất trong các nhóm hàng (1,35%) vượt cả nhóm hàng giáo dục (tăng 1,13%) mặc dù đang bước vào mùa tựu trường.
Các nhóm hàng như nhà ở và vật liệu xây dựng (gồm tiền thuê nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng), giao thông, thuốc và dịch vụ y tế, giáo dục, thiết bị và đồ dùng gia đình, may mặc, mũ nón và giầy dép, văn hóa, giải trí và du lịch... đều có mức tăng chưa đến 1%. Bưu chính viễn thông tiếp tục là nhóm duy nhất chỉ số CPI giảm trong tháng. Chỉ số USD tăng nhẹ 0,26%, trong khi chỉ số giá vàng tăng đột biến (8,7%).
Mức tăng chỉ số TP Hồ Chí Minh khá thấp với 0,68%. CPI của Hà Nội giảm tốc nhưng vẫn vượt mức trung bình của cả nước với 1,06%.
Theo các chuyên gia kinh tế, CPI theo năm gần như chắc chắn đạt đỉnh tại tháng này. Theo đó, trong các tháng tới, CPI theo tháng sẽ giảm tốc và có khả năng đảo chiều so với cùng kỳ. Các nhân tố xăng dầu, điện, nước đã không còn là mối đe dọa tới sự ổn định của mặt bằng giá chung; lương thực và thực phẩm cũng thay đổi tích cực. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những yếu tố khó lường trong các tháng mưa bão sắp tới. Bên cạnh đó, việc tăng lương tối thiểu từ ngày 1/10 đang được dự báo sẽ tác động lớn đến mặt bằng giá của giai đoạn cuối năm.
ĐD
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chương trình bình chọn “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” của thành phố Hà Nội là hoạt động tiêu biểu nằm trong chuỗi hoạt động hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động, nhằm tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các Doanh nghiệp có ý thức sản xuất hàng hóa có chất lượng cao, khẳng định thương hiệu, đồng thời tuyên truyền nâng cao niềm tự hào về hàng Việt trong nhân dân.
PV
10:58 13/12/2024(Thanh tra) - Tháng 12/2024 và tháng 1/2025, là giai đoạn cao điểm sản xuất hàng hóa Tết Nguyên đán Ất Tỵ và cũng là thời điểm bước vào mùa khô ở Tây Nguyên khiến mức tiêu thụ điện khu vực này tăng cao. Trước yêu cầu quan trọng này, Tổng Công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) đã triển khai đồng bộ nhiều phương án đảm bảo nguồn điện an toàn, liên tục và ổn định để đáp ứng nhu cầu của hơn 4,8 triệu khách hàng tại 13 tỉnh, TP khu vực miền Trung và Tây Nguyên.
N. Phó
10:12 13/12/2024Trung Hà
10:10 13/12/2024Đông Hà
09:13 13/12/2024Cao Sơn
08:06 13/12/2024Hải Hà
22:38 12/12/2024Đức Tài
Chính Bình
PV
N. Phê
N. Phó
Trung Hà
CB
Đông Hà
Đông Hà
Hoàng Nam
Kim Thành