Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Cắt giảm chi phí và chi tiêu hợp lý

Thứ hai, 14/03/2011 - 09:22

(Thanh tra) - Thời buổi khó khăn, phản ứng tự nhiên của hầu hết doanh nghiệp là cắt giảm chi phí hàng loạt, song đối với người tiêu dùng, doanh nghiệp phải đầu tư và chăm chút nhiều hơn.

Nhiều doanh nghiệp (DN) cho rằng chưa bao giờ tình hình kinh doanh khó khăn như hiện nay, thậm chí còn khó khăn hơn hồi năm 2008. Họ chịu áp lực từ nhiều phía, rất nặng nề: Lãi suất lên đến đỉnh khiến chi phí vốn cao ngất ngưởng; giá điện, xăng, nguyên liệu và chi phí nhân công đều tăng nhưng đầu ra thì nan giải bởi thị trường tràn ngập hàng ngoại, hàng lậu, hàng giả, hàng nhái trong khi túi tiền của đa số người tiêu dùng đang bị thắt chặt.

Trước tình thế mới, từng DN đang phải tự cứu mình. Xin chia sẻ một số giải pháp phù hợp với tình hình hiện nay.

Hạn chế lan man


Nhờ Chính phủ giúp gỡ khó

Việc điều chỉnh tỉ giá ngoại tệ dẫn đến suy đoán rằng xuất khẩu sẽ thuận lợi hơn, nhìn chung là đúng nhưng tùy ngành. Ví dụ, ngành dệt may ta chỉ gia công là chính, còn với những DN dệt may không gia công xuất khẩu thì 80% giá trị sản phẩm là nguyên phụ liệu đều phải nhập. Như vậy, thuận lợi xuất khẩu không còn nhiều.
Hội DN Hàng Việt Nam chất lượng cao đang tìm mọi cách chia sẻ khó khăn với DN và hỗ trợ họ giải pháp vượt khó. DN nhỏ và vừa hiện rất mong được trình bày ý kiến, đề xuất với các cơ quan chức năng và Chính phủ bởi hiện nay, chính sách kinh tế vĩ mô đang chi phối, thậm chí quy định mọi điều kiện kinh doanh của họ. Chính phủ đã lắng nghe các tập đoàn, các tổng công ty Nhà nước, nay cũng cần nghe trực tiếp ý kiến các DN nhỏ và vừa.

Việc đầu tiên DN cần làm là tìm hiểu và nắm vững chính sách Nhà nước, đồng thời, thường xuyên theo dõi thông tin về quá trình hội nhập. Ở khâu này, rất cần đến sự hỗ trợ của các hiệp hội.

Hiện nay, phản ứng gần như phản xạ tự nhiên của DN là cắt giảm chi phí. Trước hết, cần xem xét, nghiên cứu rất kỹ toàn bộ chi phí của chuỗi giá trị làm ra sản phẩm. Cắt thì phải cắt nhưng cắt ở đâu, lúc nào, như thế nào. Có những loại chi phí là lãng phí, như tổ chức hội họp lan man, “mua” giải thưởng, quy trình chưa hiệu quả... thì giảm là hợp lý nhưng có nhiều thứ không thể tự động cắt mà thay vào đó, phải chi tiêu hiệu quả hơn, như chi phí để nghiên cứu thấu hiểu người tiêu dùng, chi phí bảo đảm chất lượng hàng hóa, chi phí đào tạo và huấn luyện nguồn nhân lực, chi phí củng cố mạng lưới bán hàng...

Đời sống công nhân phải được bảo đảm với những cách thức được nghiên cứu cặn kẽ. Đối với người tiêu dùng, trong lúc khó khăn, họ càng được quan tâm nhiều hơn, đầu tư nhiều hơn bởi sự tận tụy với người tiêu dùng không phải luôn cần đến nhiều tiền mà chính là từ sự chăm chút.
Ngoài ra, cần chú ý liên kết với nhiều DN khác bằng việc chia sẻ thông tin, chia sẻ thị trường, chia sẻ chi phí tiếp thị cũng như kinh nghiệm quản trị.

Cần thêm chính sách


Giai đoạn này, các cơ quan Nhà nước cần quan tâm thật sự tới các DN nhỏ và vừa vì lực lượng này đông đảo hơn, huy động sức đầu tư rộng rãi của xã hội và năng động hơn, kinh doanh có hiệu quả cao hơn so với các DN Nhà nước nói chung và đang tạo việc làm cho phần lớn người lao động của xã hội. Các chính sách (phù hợp với WTO) dành cho họ cần được ban hành kịp thời, như hỗ trợ vay vốn, hỗ trợ tăng sức cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt là thị trường nội địa và kiểm soát việc thực thi. Điều cần thiết nữa là hãy tăng cường hỗ trợ DN nhỏ và vừa ở những lĩnh vực “đèn xanh”, tức là quy định WTO không cấm, như cung cấp thông tin nghiên cứu thị trường, cung cấp dịch vụ đào tạo nguồn nhân lực, tổ chức các sự kiện quảng bá chung...

Hiện nay, DN ở tất cả các nước trên thế giới, nhất là các nước ASEAN, đều được chính phủ hỗ trợ mạnh mẽ về các lĩnh vực trên, trong khi DN Việt Nam còn yếu nhưng lại không được hỗ trợ đầy đủ và hiệu quả do hiểu nhầm các quy định cấm đoán của WTO.
Ngoài ra, yếu tố mang tính quyết định về trách nhiệm của Nhà nước là phải xây dựng cho được môi trường cạnh tranh công bằng và môi trường kinh doanh thông thoáng bằng cách dựng hàng rào kỹ thuật ở biên giới; quản lý thị trường thật tốt; chống hàng lậu, hàng giả, hàng nhái... hiệu quả.

Chương trình hỗ trợ DN Việt Nam xúc tiến thương mại tại thị trường nội địa cần được tiếp tục thay vì gián đoạn như hiện nay. Song song đó, phải luôn kiểm tra hiệu quả thực hiện, có biện pháp phòng chống việc lợi dụng danh nghĩa cuộc vận động ưu tiên dùng hàng Việt mà ưu tiên phân phối hàng ngoại nhập độc hại, hàng không rõ xuất xứ...
    
Nếu không thường xuyên tăng cường sức cạnh tranh của DN Việt Nam thì đến năm 2015, khi thuế hàng hóa toàn khu vực ASEAN bằng 0 và thuế hàng hóa Trung Quốc chỉ còn từ 0% đến 5% thì thị trường nội địa Việt Nam sẽ không còn hàng Việt!
Cuối cùng, cần quan tâm và có chính sách hỗ trợ cho nông sản, đặc sản làng nghề bởi đa số người dân còn nằm ở khu vực này và đây cũng là khu vực làm ra khối lượng hàng xuất khẩu đáng kể.

Vũ Kim Hạnh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc vượt kế hoạch năm 2024, thu hút vốn đầu tư kỷ lục

Vĩnh Phúc vượt kế hoạch năm 2024, thu hút vốn đầu tư kỷ lục

(Thanh tra) - Với sự nỗ lực không ngừng của các cấp, ngành và địa phương, đến tháng 11/2024, tỉnh Vĩnh Phúc đã ghi nhận thành tích ấn tượng trong việc thu hút đầu tư cả FDI và DDI. Tổng vốn đầu tư đăng ký mới và tăng thêm đạt con số kỷ lục, vượt gần 50% so với kế hoạch năm 2024.

Chính Bình

16:53 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm