Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 22/01/2013 - 19:46
(Thanh tra) - Những con số “đẹp” từ báo cáo sơ kết 3 năm cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” cho thấy hàng Việt đã bước đầu có được lòng tin của người tiêu dùng (NTD). Tuy nhiên, lòng tin này cần được củng cố thường xuyên.
Chủ tịch Hiệp hội các Nhà bán lẻ Việt Nam Đinh Thị Mỹ Loan: “Cần tiếp tục củng cố và phát triển lòng tin của NTD với hàng Việt”. Ảnh: Đại Dương
Đó là thông điệp chính được đưa ra tại Diễn đàn “Nâng cao lòng tin NTD vào sản phẩm và dịch vụ Việt Nam” diễn ra ngày 22/1 tại Hà Nội.
Hàng Việt Nam đã thật sự chiếm được lòng tin?
Sơ kết 3 năm cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” cho thấy: 90% NTD ở TP HCM chọn lựa hàng Việt. Tỷ lệ này ở Hà Nội là 83%. 59% NTD mua và sử dụng hài lòng. 38% khuyên người thân ưu tiên hàng Việt Nam.
Thành tích và kết quả bước đầu rất đáng khích lệ. Nhưng sản phẩm và dịch vụ Việt Nam đã thật sự chiếm được lòng tin của NTD hay chưa? - TS Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch Hiệp hội các Nhà bán lẻ Việt Nam đặt vấn đề và tự trả lời: Hàng Việt đã bước đầu có được lòng tin của NTD nhưng cần tiếp tục củng cố và phát triển.
Theo ý kiến của đa số các nhà bán lẻ - đối tượng được xem là kênh giao tiếp quan trọng giữa người sản xuất và NTD, hàng Việt Nam vẫn chưa thực sự chiếm lĩnh thị trường trong nước.
Các lý do chính làm NTD thiếu lòng tin vào các sản phẩm trong nước là: Thông tin, quảng bá ít và không rõ ràng, minh bạch; thiếu đa dạng, chất lượng không ổn định, không đáp ứng các chỉ tiêu như công bố; không có quy định hoặc thực hiện bảo hành không nghiêm túc, không tận tình. Bên cạnh đó, chính sách khuyến mại không rõ ràng, thực hiện không nghiêm túc; dịch vụ cung cấp hàng hóa không thuận lợi, nhân viên bán hàng và làm dịch vụ ít được đào tạo, tính chuyên nghiệp thấp… cũng là những lý do quan trọng khiến NTD lựa chọn hàng nhập khẩu khi mua sắm. Ngoài ra, tâm lý sính ngoại, yếu tố thương hiệu nổi tiếng cũng có những tác động không nhỏ.
Người Việt ưu tiên hàng Việt: Cần có chọn lọc
Thị trường trong nước quyết định tới sự sống còn của nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Vậy làm gì để tăng lòng tin của NTD vào sản phẩm Việt? Ông Rene van Berkel - Giám đốc Dự án Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp gợi ý: Doanh nghiệp cần xác định NTD cần gì qua việc đối thoại, hợp tác với NTD, đặc biệt là qua kênh các nhà bán lẻ, làm sao để tiêu dùng thực sự là phương tiện mang lại niềm vui.
Theo ông Florian Beranek, Cố vấn Trưởng Dự án Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp: Định nghĩa chất lượng sản phẩm của NTD thay đổi theo thời gian, liên quan đến chất lượng sống và kỳ vọng của họ. Các kỳ vọng của NTD cần được đáp ứng là: Cần có thông tin, có quyền được đặt câu hỏi về sản phẩm để biết mình mua được những gì; chế độ hậu mãi; có quyền đòi hỏi sự riêng tư…
TS Đinh Thị Mỹ Loan đặt vấn đề: Lòng tin của NTD vào sản phẩm Việt Nam cần được củng cố thường xuyên. Một chiến lược quốc gia với sự góp sức của các cơ quan quản lý Nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp, NTD, thống tấn báo chí để đưa cuộc vận động đi vào chiều sâu. Đặc biệt, bà Loan nhấn mạnh, cần tránh tình trạng “ưu tiên” tràn lan, không có chọn lọc với mọi sản phẩm, mọi dịch vụ; cần thực hiện tập trung và thiết thực. Bên cạnh đó, cần làm mới và sáng tạo hơn nữa trong tuyên truyền, vận động.
Nhiều chuyên gia đánh giá, năm 2013 sẽ còn tiếp diễn khó khăn và được xem là năm thử thách nhất từ trước đến nay. Khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp hiện tại là chi phí sản xuất kinh doanh tăng cao, khó khăn về thị trường tiêu thụ thu hẹp do sức mua giảm mạnh, lượng hàng tồn kho lớn dẫn đến sản xuất đình trệ, khó khăn trong tiếp cận vốn. Cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt khi NTD “thắt lưng buộc bụng”.
Tuy nhiên, nói về vai trò và trách nhiệm của nhà bán lẻ trong việc tăng lòng tin của NTD vào sản phẩm và dịch vụ Việt, TS Đinh Mỹ Loan khẳng định: “Mấu chốt vẫn là chất lượng. Các nhà sản xuất và phân phối - bán lẻ Việt Nam hãy mang sản phẩm hàng hóa và dịch vụ tuyệt vời đến cho NTD. NTD sẽ tin tưởng vào sản phẩm hàng hóa và dịch vụ Việt cũng như tin vào doanh nghiệp Việt Nam”.
Đại Dương
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán Công ty cổ phần Công trình Giao thông Đồng Nai bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt 242,5 triệu đồng.
Trần Quý
20:27 13/12/2024(Thanh tra) - Tính đến ngày 30/11/2024, toàn tỉnh Hoà Bình đã giải ngân vốn đầu tư công 2.191,4 tỷ đồng, đạt 64% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 58% kế hoạch vốn UBND tỉnh giao chi tiết đến từng dự án. Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân không đạt theo yêu cầu của Tỉnh ủy giao là 90%.
Trần Kiên
20:25 13/12/2024T.Thanh
19:25 13/12/2024Chính Bình
16:53 13/12/2024Thanh Giang
16:10 13/12/2024Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải
Bùi Bình