Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 30/05/2012 - 14:18
(Thanh tra) - Trước thực trạng ngân hàng thì thừa tiền mà doanh nghiệp (DN) lại vẫn đang rất khát vốn, ý kiến của hầu hết các chuyên gia tài chính đều cho rằng, đã đến lúc Chính phủ cần thành lập ngay một quỹ bảo lãnh tín dụng để “cứu” DN vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.
Cần có một quỹ bảo lãnh tín dụng để “cứu” DN vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay
Làm sống lại Quỹ bảo lãnh Chính phủ
Nguyên Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam Dương Thu Hương cho biết, trên thực tế ở Việt Nam, trước kia cũng có quỹ này với tên gọi “Quỹ bảo lãnh Chính phủ”, hoạt động theo hình thức các Ngân hàng thương mại (NHTM) và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cùng bỏ vốn. Nhưng với hình thức ngân hàng vừa bỏ vốn lại vừa cho vay mà quỹ này lại nằm tại các tỉnh chính vì thế đã hoạt động không hiệu quả.
Sau đó, quỹ đã có sự thay đổi chung cho toàn quốc, và giao về cho Ngân hàng Phát Triển Việt Nam (VDB) phụ trách. Tuy nhiên, quy mô hoạt động của quỹ rất hẹp và hình thức bảo lãnh lại là hình thức có thể hủy ngang, nên khi rủi ro xảy ra người lãnh mọi hậu quả lại là các NHTM. Điều này, đồng nghĩa với việc bảo lãnh bằng không và quỹ bảo lãnh này không thể vào cuộc.
Thêm vào đó, quy trình lại chồng chéo. Hồ sơ sau khi được các NHTM thẩm định xong, chuyển qua cho VDB, thì tại đây hồ sơ lại được thẩm định lại từ đầu đến cuối, khiến cho tiến độ và thời gian kéo dài. Chính vì thế nó là làm nản chí của hầu hết các DN.
Chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu chia sẻ, tại Hoa Kỳ cũng có một Quỹ với tên gọi Cơ quan Hỗ trợ Tiểu thương (Small Business Administration hay SBA), mỗi năm Quốc hội chấp thuận một lượng ngân sách nhất định. Trên cơ sở đó, Quỹ này sẽ dùng ngân sách đó để bảo lãnh tại một số NHTM, khi các ngân hàng này cho giới tiểu thương vay tiền.
Mặc dù vẫn phải đảm bảo một số tiêu chí như: Vốn điều lệ, chỉ tiêu tài chính, quy mô hoạt động và ngành nghề, số lượng nhân viên… thì mới có thể tiếp cận được nguồn vốn từ quỹ bảo lãnh này. Nhưng nhìn chung, tình trạng tài chính khó khăn, không có tài sản thế chấp của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam hiện nay khá tương đồng với đặc điểm của giới tiểu thương tại Hoa Kỳ.
Theo ông Hiếu, đòi hỏi ngân hàng phải “hy sinh” cho DN là điều không tưởng. Trong khi đó, mô hình về Quỹ bảo lãnh Chính phủ đã có ở Việt Nam, chính vì thế điều quan trọng trong bối cảnh hiện nay là cần rà soát lại và bổ sung thêm để thông qua Quỹ bảo lãnh này giúp các DN hồi sinh.
Quy mô Quỹ bảo lãnh tín dụng
Ông Hiếu tính toán để có thể giải cứu được các DN thì cần một số tiền tương đối lớn. Nếu tổng dư nợ của toàn bộ hệ thống ngân hàng của Việt Nam hiện nay vào khoảng 2,6 triệu tỷ đồng thì số tiền cần phải “bơm” thêm vào nền kinh tế sẽ là 20% tổng số tiền đó, tương đương khoảng 600 nghìn tỷ đồng.
Tuy nhiên, Quỹ bảo lãnh này sẽ không cần tới toàn bộ số tiền 600 nghìn tỷ đồng đó mà chỉ cần khoảng 10 - 20% của tổng số tiền này, ước tính khoảng rơi vào khoảng 3 - 6 tỷ USD.
Theo ông Hiếu, lúc này các NHTM đang ôm một lượng tiền gửi dồi dào mà không có đầu ra. Việc dùng Quỹ bảo lãnh sẽ tạo được sự an toàn trong cho vay, và do đó tạo một đầu ra an toàn cho các NHTM, mà lại khai thông được dòng vốn và giúp các DN một cách thiết thực nhất.
Dĩ nhiên, người chịu rủi ro cuối cùng là Nhà nước, nhưng phải chăng đây là lúc mà Nhà nước phải nhập cuộc một cách mạnh mẽ nhất để giải cứu sự khó khăn của nền kinh tế.
Về nguồn tiền cho Quỹ này, hầu hết các chuyên gia tài chính đều cho rằng, Chính phủ có thể thông qua việc phát hành trái phiếu, hoặc lấy tín phiếu ngắn hạn của NHTW hoán đổi thành các kỳ trung và dài hạn.
Ông Hiếu cho rằng, đó là một nguồn tiền mà Chính phủ có thể cung cấp. Xong trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng trên toàn hệ thống đang bị âm như hiện nay, thì NHTW có thể sử dụng biện pháp hành chính yêu cầu các NHTM có vốn Nhà nước và những NHTM lớn có thể trích ra một lượng tiền nhất định để cùng “chung vai gánh vác” với Chính phủ đóng góp vào Quỹ bảo lãnh này. Và đổi lại, các NHTM này sẽ được hưởng một số ưu đãi nhất định từ phía NHNN.
Giải tỏa lo lắng về áp lực lạm phát sẽ quay trở lại nếu như áp dụng, hoặc áp dụng không khéo mô hình Quỹ bảo lãnh này, cũng có nhiều chuyên gia cho rằng: Chính phủ đang đứng trước bài toán giữa tăng trưởng và ổn định, nhưng nếu trong ổn định, mà không có tăng trưởng thì nền kinh tế sẽ phải trả giá rất đắt. Và trên thực tế hiện nay số lượng về các DN phá sản, số lượng hàng tồn kho tăng cao đang chứng minh rằng đã đến lúc cần ưu tiên thêm cho tăng trưởng.
Các công cụ của NHNN cũng cho phép vừa “bơm” được vốn ra nền kinh tế, vừa điều chỉnh lượng tiền trong lưu thông, và do đó kiểm soát được lạm phát.
Thủy Thụy
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán Công ty cổ phần Công trình Giao thông Đồng Nai bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt 242,5 triệu đồng.
Trần Quý
20:27 13/12/2024(Thanh tra) - Tính đến ngày 30/11/2024, toàn tỉnh Hoà Bình đã giải ngân vốn đầu tư công 2.191,4 tỷ đồng, đạt 64% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 58% kế hoạch vốn UBND tỉnh giao chi tiết đến từng dự án. Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân không đạt theo yêu cầu của Tỉnh ủy giao là 90%.
Trần Kiên
20:25 13/12/2024T.Thanh
19:25 13/12/2024Chính Bình
16:53 13/12/2024Thanh Giang
16:10 13/12/2024Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải
Bùi Bình