Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 19/07/2011 - 09:48
(Thanh tra)- Đó là khẳng định của ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội với PV Báo Thanh tra. Theo ông Phú, những bài học chống lạm phát thời kỳ trước đã giúp chúng ta rút ra một số biện pháp cơ bản cần làm ngay, đó là phải tái cơ cấu nền kinh tế sang chiều sâu; tiếp tục giảm đầu tư công một cách hiệu quả; thực hiện kiểm soát tốt thị trường…
+ Từng là Giám đốc Sở Thương mại Hà Nội, ông có thể phân tích những nguyên nhân xảy ra lạm phát những tháng qua?
- Chúng ta không thể coi nhẹ vấn đề lạm phát, bởi sau 6 tháng đầu năm, CPI đã tăng 13,29%. Nếu theo chỉ tiêu Chính phủ điều chỉnh cho năm 2011 là 15% thì 6 tháng cuối năm chỉ được tăng 1,71% nữa. Theo số liệu thống kê hàng năm (từ 2004 đến nay), CPI các tháng cuối năm của từng năm kế hoạch đều cao hơn con số trên (trừ 6 tháng cuối năm 2008 tăng 1,22%).
Nguyên nhân khách quan là do giá cả thế giới tăng cao, trong khi chúng ta phụ thuộc nhiều vào các nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, xuất khẩu như: Giá xăng dầu đã tăng 28,4%, thép thành phẩm tăng 27,6%, bông xơ tăng tới hơn 45%... gây ra áp lực lạm phát. Tuy nhiên, lạm phát còn có yếu tố chủ quan ở nội bộ nền kinh tế nước ta. Do đó, lạm phát 6 tháng qua không phải chỉ là hệ quả của một số chính sách kinh tế như điều chỉnh tỷ giá, tăng giá xăng dầu, điện theo cơ chế thị trường mà còn là hệ lụy của những năm trước dồn sang như gói kích thích kinh tế 7 tỷ USD năm 2009…
Xét một cách toàn diện, lạm phát ở Việt Nam luôn luôn biến động và có xu hướng tăng cao ở một số năm gần đây chính là do cơ cấu kinh tế lạc hậu gây ra. Cụ thể, chúng ta tăng trưởng dựa theo chiều rộng chủ yếu do tín dụng, đầu tư nguồn nhân lực rẻ mà không dựa vào những yếu tố khoa học công nghệ, tri thức, năng suất lao động… Đầu tư hiệu quả thấp, thậm chí không có hiệu quả gây thất thoát, lãng phí lớn. Nhập siêu luôn ở mức cao, thâm hụt ngân sách thường xuyên, hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp Nhà nước rất thấp dù được đầu tư lớn. Chính sách tiền tệ chưa đi liền với chính sách tài khóa, các biện pháp mang tính giải quyết tình thế, có lúc giật cục, gây bất lợi cho sự phát triển của kinh tế đất nước. Chúng ta quá thiên về chỉ tiêu kinh tế tăng trưởng mà chưa chú ý đầy đủ đến yếu tố lạm phát và giá cả.
+ Vậy, ông có đề xuất gì vào bài toán chống lạm phát những tháng cuối năm?
- Muốn đạt chỉ tiêu khống chế CPI 15%, từ Nhà nước đến cộng đồng doanh nghiệp và người tiêu dùng phải chung tay giải quyết một cách cơ bản, toàn diện và quyết liệt hơn để ổn định giá cả.
Trước hết phải từng bước tái cơ cấu nền kinh tế từ phát triển chiều rộng sang chiều sâu; giải phóng sức sản xuất, đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân; cải tổ, sắp xếp, cổ phần hóa nhanh các doanh nghiệp Nhà nước; xem lại chính sách đất đai hiện nay để giải phóng sức sản xuất ở khu vực nông thôn - nơi có 70% dân số đang sinh sống; tiếp tục giảm đầu tư công, nâng cao hiệu quả của đầu tư Nhà nước; kiên quyết xóa bỏ chính sách 2 giá manh nha từ những điểm bán hàng bình ổn giá đến nay…
Cùng đó, cần xây dựng một hệ thống phân phối hàng hóa thẳng từ sản xuất đến tiêu dùng; Nhà nước, các doanh nghiệp chủ lực phải nắm được bán buôn để chi phối giá cả bán lẻ; thiết lập chuỗi sản xuất phân phối hiệu quả, tạo điều kiện cho lưu thông hàng hóa được minh bạch, công khai và hiệu quả, chống đầu cơ, thao túng giá…
Về công tác kiểm soát thị trường, cần bổ sung, điều chỉnh sớm các bộ luật như: Luật Thương mại, Luật Chất lượng hàng hóa, Luật Cạnh tranh. Các luật mới cũng cần được xây dựng như: Luật Bán lẻ, Luật Chống độc quyền, đầu cơ. Đồng thời, kiên quyết xử lý những hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất và kinh doanh hàng giả, trốn thuế; biểu dương kịp thời những đơn vị làm ăn trung thực, minh bạch, vì quyền lợi người tiêu dùng.
Nếu làm được những vấn đề cơ bản trên, nhất định sẽ góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội đất nước, kiềm chế lạm phát…
+ Xin cảm ơn ông!
Hữu Oanh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam vừa vinh dự được xướng tên trong danh sách 50 Doanh nghiệp niêm yết tiên phong và cam kết nâng cao quản trị công ty Việt Nam – VNCG50 tại Diễn đàn thường niên Quản trị công ty (AF7).
Theo VietinBank
21:28 11/12/2024(Thanh tra) - Oxy rất cần thiết cho mọi hoạt động sống của con người. Khi cơ thể không được nhận oxy đầy đủ, có thể để lại những hệ quả nghiêm trọng. Sự khan hiếm oxy đang diễn ra trên thế giới bởi những tác động của biến đổi khí hậu và nhiều yếu tố liên quan đến con người.
Liên Hương
21:27 11/12/2024Trần Quý
19:12 11/12/2024TC
16:39 11/12/2024ĐT
14:46 11/12/2024T.Vân
12:50 11/12/2024Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trung Hà