Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Các doanh nghiệp tiềm lực cùng đua

Thứ sáu, 15/07/2011 - 09:30

(Thanh tra)- Công nghệ 4G với băng thông rộng gấp 7 lần so với 3G sẽ cho phép truyền tải các dữ liệu cực nhanh, âm thanh chất lượng cao và hình ảnh sắc nét theo chuẩn HD cao nhất, đem đến cho người dùng những trải nghiệm giải trí tức thời và khác biệt. Việc đầu tư cho 4G cũng giúp Việt Nam cải thiện đáng kể vị trí trên bản đồ ứng dụng công nghệ thế giới, giúp người tiêu dùng nước ta có cơ hội rút ngắn thời gian được tiếp cận với công nghệ cao.

*Đấu giá tần số để lấy giấy phép

Mặc dù 3G mới được triển khai tại Việt Nam và người dùng chủ yếu sử dụng để truy cập Internet, chưa khai thác hết các tính năng phong phú khác, nhưng mạng 4G đang được hâm nóng vì tính cạnh tranh trong tương lai gần của nó. Nhu cầu xem video clip, phim HD… trên di động ngày càng lớn, trong khi mạng 3G hiện tại không đủ tốc độ để đáp ứng. Do đó, việc sớm triển khai mạng 4G sẽ đáp ứng tốt hơn cho người sử dụng.

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), các tập đoàn, Cty được cấp phép đã tiến hành những bước thử nghiệm 4G đầu tiên và cho thấy rất khả quan. Cho đến thời điểm này, Việt Nam có tới 7 doanh nghiệp (DN) được cấp phép thử nghiệm LTE (công nghệ tiền 4G) là: VNPT, Viettel, FPT Telecom, CMC, VTC, EVN Telecom và Gtel. Hiện mới chỉ có Viettel, VNPT và FPT đủ tiềm lực “ra quân” thử nghiệm.

Đầu tiên phải kể đến VNPT đã thử nghiệm 4G theo chuẩn LTE đầu tiên vào 10/10/2010. Viettel thử nghiệm chậm hơn, bắt đầu từ ngày 1/5/2011 đến hết 31/8/2011 với chương trình “trải nghiệm công nghệ tương lai 4G" dành cho 240 khách hàng đầu tiên. Viettel cho biết, việc thử nghiệm LTE của họ thời điểm này nhằm mục đích khẳng định việc làm chủ công nghệ, còn để thương mại hóa công nghệ này dự kiến phải đến năm 2015 mới trình làng. 

Tuy nhiên, việc triển khai thử nghiệm 4G liệu có tạo ra một cuộc đua mới phục vụ cuộc sống số thiết thực hơn hay không? Ông Đoàn Quang Hoan, Cục trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện (Bộ TT&TT) cho biết, theo Luật Viễn thông, các DN sẽ phải đấu giá tần số (nhằm tránh tình trạng xin giấy phép “giữ chỗ”) để lấy giấy phép 4G. Sau đó, các DN có thể chuyển nhượng tần số nếu muốn. Cách làm này buộc các DN cân nhắc nghiêm túc đến tiềm năng thị trường, khả năng triển khai cung cấp dịch vụ… Như vậy, sẽ tạo ra một cuộc đua chỉ giữa các DN có tiềm lực cũng như… tham vọng triển khai 4G. “Không phải là không có băng tần để triển khai cấp phép chính thức mà vấn đề là cấp phép như thế nào để DN sử dụng băng tần đó một cách phù hợp và hiệu quả, đây là bài toán không mấy dễ dàng”, ông Hoan băn khoăn.

Đúng vậy, việc cung cấp mạng 4G ở thời điểm này trong điều kiện của Việt Nam, theo các DN, nên phát triển dịch vụ càng sớm càng tốt. Bởi vì, nếu triển khai muộn người tiêu dùng phải chịu thiệt thòi do không được hưởng sớm lợi ích từ 4G đem lại, chỉ “cái khó bó cái khôn” mà thôi. Song, chi phí cho thiết bị đầu cuối 4G đang rất đắt, hơn 400 USD, trong khi máy đầu cuối 3G khoảng từ 50 USD trở lên và 2G chỉ còn khoảng từ 10 USD trở lên. Vì vậy, giá thiết bị đầu cuối 4G đang là yếu tố rào cản của công nghệ này.

Việc Bộ TT&TT đồng ý cho 5 DN là: VNPT, Viettel, FPT Telecom, CMC và VTC được thử nghiệm xây dựng và ứng dụng mạng 4G trong vòng 1 năm nhằm đánh giá công nghệ và nhu cầu của người sử dụng tại Việt Nam, đã mở ra cuộc chạy đua triển khai công nghệ này giữa các nhà mạng. Sau 1 năm, nếu DN nào thực sự muốn phát triển lên 4G phải tham gia đấu giá tần số để được nhận giấy phép. Đây không phải là câu chuyện công nghệ quá sớm mà cần triển khai đồng bộ cho phù hợp với sự phát triển như vũ bão của ngành công nghệ thông tin trên thế giới. Các DN phải đánh giá, nghiên cứu kỹ thị trường, Bộ TT&TT sẽ lựa chọn thời điểm tổ chức thi tuyển cấp phép 4G phù hợp nhất.

Đối với xu hướng triển khai 4G, ông Phạm Anh Chiến, Phó Tổng Giám đốc Cty Đông Dương Telecom cho rằng: “4G - một công nghệ mới có thể hỗ trợ những giải pháp kết nối Internet băng rộng không dây một cách kinh tế, hiệu quả như một lựa chọn tất yếu. Các DN nên có các kế hoạch nghiêm túc, lộ trình hợp lý để việc triển khai đem lại hiệu quả cho lợi ích quốc gia, người tiêu dùng cũng như bản thân các nhà cung cấp dịch vụ. Bên cạnh đó, các chính sách quản lý của Nhà nước đóng vai trò rất quan trọng, bởi để phát triển 4G cần phải có những mục tiêu dài hạn và tránh gây ra mâu thuẫn giữa mối quan hệ của mạng 4G với công nghệ hiện có như 3G, 2G... đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, thúc đẩy sự phát triển chung. Ngoài ra, Nhà nước nên tạo điều kiện cho các DN được tham gia và hợp tác với các tổ chức quốc tế; có những chính sách, sự điều tiết hợp lý để khai thác hiệu quả tài nguyên mạng 4G…”.


Mai Châu

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Công ty cổ phần Rạng Đông Holding bị xử phạt 242,5 triệu đồng

Công ty cổ phần Rạng Đông Holding bị xử phạt 242,5 triệu đồng

(Thanh tra) - Ngày 10/12/2024, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành Quyết định số 1383/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty cổ phần Rạng Đông Holding (Mã chứng khoán RDP) số tiền 242,5 triệu đồng.

Trần Quý

19:12 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm