Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 03/05/2011 - 09:58
(Thanh tra) - Nạn hàng giả lan tràn trên thị trường đang gây tổn thất lớn cho doanh nghiệp nói riêng, nền kinh tế nói chung. Tương lai vấn nạn này có thể còn tăng thêm do cơ quan chức năng chưa thể lập lại được trật tự thị trường.
Công an TP. Hồ Chí Minh kiểm tra rượu nhập khẩu_Ảnh-Thái Mỹ
Biến tướng
Năm 2010, các cơ quan chức năng của TP. Hồ Chí Minh đã phát hiện và xử lý 577 vụ vi phạm về sản xuất, kinh doanh hàng giả. Trong đó mỹ phẩm chiếm 30.970 đơn vị, 5.360 chiếc áo quần, 3.400kg đường cát, 14.200 mắt kính, 1.250 cuộn giấy vệ sinh và đặc biệt có 135.560 con tem, nhãn giả. Quý I/2011 cơ quan chức năng xử lý 153 vụ vi phạm giả nhãn hiệu hàng hóa, tăng 74 vụ so với thời gian cùng kỳ năm trước.
Hàng giả trên thị trường không chỉ có phân bón, mỹ phẩm, quần áo, giầy dép, mắt kính mà còn có cả thực phẩm như: Bột ngọt, bột nêm, chất tạo mùi và màu dùng trong chế biến thực phẩm. Đặc biệt “đáng nể” hơn khi những con tem dùng để chống hàng giả cũng bị làm giả. Số lượng tem chống hàng giả bị làm giả gần đây thu được là không ít, có những con tem giả làm được cả phản quang (dấu hiệu chứng minh tem thật). Tem giả thường dán trên rượu, gas, hàng điện tử và cơ quan chức năng đang nghi vấn chúng được in từ nước ngoài.
Theo Hiệp hội Phân bón Việt Nam, cả nước hiện có hơn 60 cơ sở sản xuất phân bón giả, phân bón kém chất lượng, mỗi năm gây thiệt hại cho nông dân hàng nghìn tỷ đồng. Tại các tỉnh miền Tây Nam bộ, hàng năm ước tính phân bón giả trực tiếp gây thiệt hại cho nông dân khoảng 230 tỷ đồng. Theo ông Nguyễn Tiến Toát, Phó TGĐ Công ty phân bón Việt Nhật, trong tổng số hơn 8 triệu tấn phân bón Việt Nam sử dụng mỗi năm, chỉ có hai triệu tấn u rê là ít có khả năng làm giả, 6 triệu tấn còn lại trong tình trạng thật giả lẫn lộn. Với giá từ 2-10 triệu đồng/tấn phân bón, theo giới kinh doanh, chỉ cần làm giảm 10% chất lượng, thì 6 triệu tấn phân bón có thể làm giả, kẻ gian đã thu về mỗi năm một khoản tiền tương đương 2.400 tỷ đồng!
Trong thị trường phân bón, có một thực tế đang diễn ra là khá nhiều cơ sở sản xuất trên giấy phép đưa sản phẩm ra thị trường không đúng với hàm lượng đã được cấp phép, tổng hàm lượng dinh dưỡng đăng ký là 53%, nhưng khi kiểm tra chỉ là 2,99%. Phân bón giả ngày càng xuất hiện nhiều trên thị trường, một số doanh nghiệp sản xuất phân bón tại TP. Hồ Chí Minh cho biết, nếu sản xuất phân bón chỉ đạt 10% so với tiêu chuẩn cũng quy vào là phân kém chất lượng như khi đạt 90% với mức xử phạt như nhau thì chẳng ai dại gì mà sản xuất phân 90%, đây là một nguyên nhân để phân bón giả gia tăng.
Bó tay?
Những năm gần đây, tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có nhiều diễn biến phức tạp với thủ đoạn ngày càng tinh vi. Đối tượng làm và bán hàng giả bao gồm các cá nhân nhỏ lẻ phân tán, thiếu hiểu biết về pháp luật, hoạt động lén, rất ít nơi có đăng ký kinh doanh, thường thuê nhà ở vùng ngoại thành để sản xuất hàng giả. Kể cả đối tượng có hiểu biết pháp luật, chuyên môn cao, hoạt động có tổ chức như các doanh nghiệp cũng sản xuất và buôn bán hàng giả. Nhiều năm trước, hàng giả thường được làm trong nước, vài năm gần đây thì hàng giả nguyên chiếc và dạng linh kiện, bao bì rời được sản xuất từ các nước chung quanh Việt Nam, sau đó tuồn vào thị trường Việt Nam, giả đủ loại từ các nhãn hiệu phổ biến được ưa chuộng của Việt Nam cho đến các nhãn hiệu nổi tiếng của nước ngoài.
Ông Lê Thế Bảo, Chủ tịch Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam nói, do kinh phí eo hẹp, không có kinh phí ngoài lương, khiến hoạt động chống hàng giả, hàng nhái chưa thật sự hiệu quả.
Ông Nguyễn Văn Thủy, Đội trưởng kiểm soát bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (Cục Điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan) cho biết hàng giả tại các cửa khẩu rất phong phú, lực lượng hải quan xử lý không xuể. Để chặn dòng chảy hàng giả vào thị trường trong nước, ông Thủy nói rằng nếu doanh nghiệp đã đăng ký bản quyền sản phẩm thì nên cung cấp thông tin bản quyền cho cơ quan Hải quan. Cơ quan Hải quan hiện đã tiếp nhận và xử lý gần 300 yêu cầu đến kiểm soát hàng hóa xuất nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ của một số doanh nghiệp như Gucci, Chanel, Nokia, Nike. Khi có thông tin bản quyền từ doanh nghiệp, Hải quan dễ so sánh và xử lý kịp thời hàng giả.
Ông Nguyễn Cẩm Tú, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết, các lực lượng chống buôn lậu gian lận thương mại thuộc Ban chỉ đạo 127 Trung uơng đã có phối hợp với Hiệp hội Thuốc lá để chống hàng giả vào thị trường Việt Nam, sắp tới cũng sẽ phối hợp với Hiệp hội Gas, Hiệp hội Bia rượu để chống hàng giả. Tuy nhiên theo ông Tú để chống hàng giả ngoài nỗ lực của các cơ quan chức năng giới doanh nghiệp cần tích cực hơn trong việc hợp tác, tuyên truyền về hàng giả với các cơ quan chức năng và giới truyền thông nhiều hơn nữa.
Thái Bảo
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam vừa vinh dự được xướng tên trong danh sách 50 Doanh nghiệp niêm yết tiên phong và cam kết nâng cao quản trị công ty Việt Nam – VNCG50 tại Diễn đàn thường niên Quản trị công ty (AF7).
Theo VietinBank
21:28 11/12/2024(Thanh tra) - Oxy rất cần thiết cho mọi hoạt động sống của con người. Khi cơ thể không được nhận oxy đầy đủ, có thể để lại những hệ quả nghiêm trọng. Sự khan hiếm oxy đang diễn ra trên thế giới bởi những tác động của biến đổi khí hậu và nhiều yếu tố liên quan đến con người.
Liên Hương
21:27 11/12/2024Trần Quý
19:12 11/12/2024TC
16:39 11/12/2024ĐT
14:46 11/12/2024T.Vân
12:50 11/12/2024Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trung Hà