Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Bất động sản đang kỳ vọng vào dòng vốn mới

Chủ nhật, 11/12/2011 - 13:40

(Thanh tra) - Sau nhiều tháng chính thức bị siết vốn và chịu ảnh hưởng của hàng loạt khó khăn như lạm phát, khủng hoảng, thị trường đóng băng… các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đang kỳ vọng vào một dòng vốn mới để bước ra khỏi cảnh ảm đạm hiện nay.

Japan Asia Vietnam đã mua lại tòa nhà Centre Point tại TP. Hồ Chí Minh

Gần một năm nay, việc siết tín dụng khiến các chủ đầu tư không vay được vốn để triển khai dự án BĐS, khách hàng thì không vay được tiền để mua sản phẩm, nên hầu hết các giao dịch đều chững lại. Để bán được hàng nhiều chủ đầu tư đã chấp nhận đưa ra các chiêu thức khuyến mại, giảm giá để thu hút khách hàng, đáp ứng kịp thời nhu cầu của DN trước sức ép đáo hạn ngân hàng…

Công ty TNHH Savills Việt Nam cho biết, chỉ tính từ đầu năm đến nay, số thương vụ chuyển nhượng DA BĐS mà công ty tham gia tư vấn đã tăng 20-30% so với năm ngoái. Giới đầu tư BĐS cho rằng, đa số chủ đầu tư các DA BĐS muốn chuyển nhượng là những DN mới bước vào lĩnh vực này, không chịu được áp lực khi thị trường đóng băng.

Ngoài ra, một số công ty đã nhảy vào lĩnh vực BĐS nhưng một hoạt động kinh doanh “trái tay”, trong bối cảnh thị trường đang gặp khó khăn, nay buộc phải cơ cấu lại danh mục đầu tư để tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính. Thậm chí ngay cả Vinacapital, một quỹ đầu tư lớn tại Việt Nam cũng cho biết sẽ không đầu tư vào lĩnh vực văn phòng cho thuê hay căn hộ dịch vụ trong năm sau.

Báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ KH & ÐT cho hay, trong 11 tháng qua, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký vào BĐS đạt 464,13 triệu USD. BĐS ở Việt Nam cũng hấp dẫn hơn với các nhà đầu tư nước ngoài, khi mà mới đây Hiệp hội các Nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực BĐS (AFIRE) đã xếp Việt Nam vào hàng thứ Tư trong số những thị trường mới nổi.”

Hiện số lượng DA bị thu hồi, cảnh báo thu hồi đã tăng theo cấp số nhân. Chỉ tính riêng tháng 11/2011, Lâm Đồng có đến 43 DA bị kiến nghị thu hồi, Bình Dương với 38 DA, và nhiều địa phương khác như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Định… cũng có động thái này.

Trên thực tế, những biện pháp “giải cứu” thị trường BĐS đã được đưa ra vẫn chưa có một kết quả khả quan, nên các chủ đầu tư phải tự tìm nguồn vốn, và đối tượng họ hướng tới đang là nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài
Báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay, trong 11 tháng qua, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký vào BĐS đạt 464,13 triệu USD. BĐS ở Việt Nam cũng hấp dẫn hơn với các nhà đầu tư nước ngoài, khi mà mới đây Hiệp hội các Nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực BĐS (AFIRE) đã xếp Việt Nam vào hàng thứ Tư trong số những thị trường mới nổi

Thống kê của Cục quản lý cạnh tranh Việt Nam, từ đầu năm đến nay, cả nước đã có 73 thương vụ sáp nhập và mua lại được tuyên bố công khai. Trong đó, có 22 giao dịch thuộc lĩnh vực BĐS, chủ yếu là đối tác trong nước chuyển nhượng DA cho các nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị khoảng 250 triệu USD.

Nhận diện được bối cảnh thị trường, khó khăn của người này có thể là cơ hội tốt cho những nhà đầu tư khác, gần đây một số đơn vị kinh doanh lĩnh vực BĐS đã bắt đầu hướng hoạt động của mình sang thị trường nước ngoài, xem đây như một hướng đi mới nhằm giải thoát khỏi tình trạng đóng băng. Công ty Savills Việt Nam đã khởi động chương trình giới thiệu cơ hội đầu tư vào thị trường BĐS Việt Nam qua Hội thảo tại Tokyo, thu hút hơn 100 nhà đầu tư Nhật Bản quan tâm.

Theo Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO), riêng trong 6 tháng đầu năm nay tổng vốn đầu tư trực tiếp của các DN Nhật Bản vào Việt Nam đã đạt 1,169 tỉ USD, tăng 8,3 lần so với cùng kỳ. Là một thị trường mới nổi với cơ cấu dân số trẻ, chi phí nhân công thấp, và một vị trí chiến lược trong khu vực, Việt Nam còn rất nhiều yếu tố hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài và vẫn đang được dự báo rằng số các thương vụ đầu tư sẽ tăng lên nhanh chóng trong một vài năm tới.

Việc tìm kiếm vốn từ các nguồn đầu tư nước ngoài có thể sẽ tạo nên một cuộc đua mới giữa các nhà đầu tư trong nước để tìm kiếm nguồn vốn sinh tồn trong thời kỳ BĐS đóng băng, và nếu thành công thì lượng vốn mới này sẽ giúp thị trường bước ra khỏi cảnh ảm đạm hiện nay.

Thái Thảo

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hoà Bình: Giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu, tỉnh đốn đốc các chủ đầu tư

Hoà Bình: Giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu, tỉnh đốn đốc các chủ đầu tư

(Thanh tra) - Tính đến ngày 30/11/2024, toàn tỉnh Hoà Bình đã giải ngân vốn đầu tư công 2.191,4 tỷ đồng, đạt 64% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 58% kế hoạch vốn UBND tỉnh giao chi tiết đến từng dự án. Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân không đạt theo yêu cầu của Tỉnh ủy giao là 90%.

Trần Kiên

20:25 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm