Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 06/05/2011 - 08:22
(Thanh tra)- Dù được đánh giá có nhiều ưu việt, nhưng mô hình bảo hiểm (BH) hạn hán cho cây cà phê mà Bảo Minh mới tung ra ở Tây Nguyên vẫn được xem là cần nhưng chưa đủ. Bên cạnh đó, Quyết định 315/QĐ-TTg ngày 1/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện thí điểm BH nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2013 cũng cần được xem xét lại xung quanh việc loại cây cà phê ra khỏi diện hỗ trợ phí BH.
Cây cà phê thường chịu ảnh hưởng từ nhiều phía
Đầu năm 2011, Tổng Cty BH Bảo Minh đã cho ra mắt sản phẩm BH gián đoạn kinh doanh nông nghiệp theo chỉ số (gọi tắt là BH hạn hán). Hiện có 56 hộ tham gia loại hình BH này trên diện tích 56 ha. Tổng giá trị hợp đồng là 68 triệu đồng và không có hộ nào tham gia mức phí BH tối đa. Theo hợp đồng triển khai, 2 bên thống nhất với nhau một “ngưỡng hạn” là lượng mưa nhất định đo được tại vùng BH. Trong suốt thời hạn BH (31/3 - 10/5) mà lượng mưa bằng hoặc thấp hơn ngưỡng hạn, nông dân sẽ được bồi thường. Giá trị bồi thường sẽ cao hơn 10 lần so với mức phí tham gia BH.
Ông Trần Quốc Phúc, Phó Giám đốc Bảo Minh Đắk Lắk, cho biết: Mức phí BH tối đa cho 1ha đất từ 4,5 - 5,5 triệu đồng (tuỳ theo từng vùng). Tuy nhiên, người mua BH vẫn có thể lựa chọn mức phí thấp hơn. Số tiền bồi thường tỉ lệ nghịch với lượng mưa (thấp nhất 10% so với mức tối đa), được tính theo một công thức chuẩn. Để bảo đảm tính pháp lý, khách quan khi tiến hành bồi thường, các trạm khí tượng thuỷ văn (KTTV) trong khu vực BH sẽ làm “trọng tài”. Trong suốt quá trình BH, 2 bên có thể dễ dàng cập nhật được lượng mưa (được công bố chính thức) từ các trạm này.
Có thể nhận thấy, ưu việt nhất của sản phẩm BH này là việc xác định bồi thường rất đơn giản. Chỉ cần lấy số liệu đo mưa của các trạm KTTV cung cấp ráp vào công thức có sẵn để tính mức bồi thường mà không cần bất cứ một động tác giám định hay chứng minh sự thiệt hại trên cây cà phê. Sau ngày 10/5 hàng năm, người nông dân theo từng khu vực có xảy ra hạn hán (bằng hoặc thấp hơn ngưỡng mưa từng khu vực) chỉ cần đưa hợp đồng BH, chứng minh nhân dân, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay giấy tờ có xác nhận của chính quyền địa phương về quyền sở hữu hợp pháp đối với diện tích cây cà phê để nhận bồi thường. Việc nhận bồi thường cũng diễn ra rất nhanh chóng, chỉ trong tháng 5.
Trong điều kiện khí hậu phức tạp như hiện nay thì BH hạn hán là cần thiết để nông dân bù vào những chi phí thiệt hại. Tuy nhiên, điều này chưa đủ để người dân mặn mà, một phần vì mức phí BH cao. Nhưng, khó nhất vẫn là do tính đặc thù của sản xuất nông nghiệp chịu tác động mạnh của yếu tố thiên nhiên, trong khi đối tượng BH là những cơ thể sống nên việc quản lý rủi ro BH rất khó, nếu không quản lý được thì nguy cơ không bảo đảm thu chi sẽ rất cao.
Anh Hà Khắc Thủy, một người trồng cà phê ở Đắk Sông, Đắk Nông cho biết, qua tìm hiểu anh chưa thấy được tính ưu việt của loại hình này. Theo anh Thủy, nếu áp dụng cả BH sâu bệnh, BH năng suất… thì mức phí BH 4,5 triệu đồng/ha là không cao, nhưng chỉ BH hạn hán thì lại quá cao. Vì Tây Nguyên là địa bàn rừng núi, sông suối khá nhiều. Nếu tưới đủ 3 lần cả vụ cũng chỉ hết khoảng 4,5 triệu đồng/ha. Đối với những hộ đã trang bị được điện tưới thì chi phí này chỉ còn khoảng 1/3. Mặt khác, nếu hạn hán, nhưng dân khai thác được nước ngầm để tưới thì thường có năng suất cao, vì chủ động được đúng thời điểm cà phê cần nước nhất.
Anh Thủy cũng phân tích thêm, mưa là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến năng suất cà phê. Nếu mưa vào thời điểm hoa đang thì bung trắng, hoa sẽ bị thối hoặc mưa vào mùa thu hoạch sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất. Vì vậy, mưa cần được BH hơn. Thêm vào đó, sâu bệnh cũng là vấn đề rất đáng lo ngại. Nếu bị sâu bệnh nặng có thể sẽ ảnh hưởng đến năng suất cả vụ sau.
Một người trồng cà phê khác là anh Phạm Công Hùng cùng địa chỉ trên cho rằng, cần xem xét lại thời gian BH, vì Tây Nguyên thường có mưa cục bộ và nhiều địa điểm cà phê phải tưới trước ngày 31/3. Còn sau thời gian này thường đã có mưa, thậm chí mưa nhiều nên việc chốt ngưỡng hạn để BH trong thời gian này là chưa hợp lý.
Về phía nhà cung cấp BH, ông Trần Quốc Phúc cũng thừa nhận, mức phí trên còn khá cao với nông dân, nhưng rất khó giảm. Bởi khi hạn hán xảy ra, nhà cung cấp BH phải bồi thường trên diện rộng. Theo đó, Phó Giám đốc Bảo Minh Đắk Lắk cho rằng, việc bỏ cây cà phê khỏi diện được hỗ trợ phí BH tại Quyết định 315/QĐ-TTg ngày 1/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện thí điểm BH nông nghiệp giai đoạn 2011 – 2013 là điều đáng tiếc. Vì cao su, lúa, tôm, cá… đều được hỗ trợ phí, riêng cà phê là cây chủ lực của Tây Nguyên nói riêng và cả nước nói chung lại không được hỗ trợ là không hợp lý. Trong lúc đó, chính sách hỗ trợ thu mua tạm trữ chủ yếu được lợi cho các nhà buôn, vì người dân thường bán rất sớm.
Cũng theo ông Phúc, mức phí hỗ trợ chỉ cần trong 5 năm đầu. Khi loại hình BH này đã trở thành truyền thống, phí đóng BH của bà con nông dân trở thành chi phí thường xuyên thì Nhà nước sẽ rút dần hỗ trợ. Lúc đó, việc còn lại là của doanh nghiệp với nông dân. Vì mục đích cuối cùng của chính sách là sự chung tay giữa Nhà nước, doanh nghiệp và nhà nông.
Trần Quý - Hà Minh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2025 của Ngân hàng Nhà nước diễn ra sáng ngày 14/13.
Lê Phương
16:31 14/12/2024(Thanh tra) - Theo Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), doanh số toàn thị trường ô tô của các đơn vị thành viên trong tháng 11/2024 đạt 44.200 xe, tăng 14% so với tháng 10/2024 (38.761 xe) và tăng 58% so với tháng 11/2023 (27.953 xe). Đây là mức doanh số cao nhất kể từ đầu năm.
Uyên Uyên
16:28 14/12/2024Trần Quý
14:00 14/12/2024Liên Hương
10:25 14/12/2024Ngọc Tuấn
08:00 14/12/2024Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền
Uyên Uyên
Hương Giang
Nam Dũng
Trần Quý
Lê Hữu Chính
Trần Quý