Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 14/01/2012 - 18:10
(Thanh tra) - Nguyên nhân của sự xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng (NTD) là nhiều doanh nghiệp quá chú trọng vào những lợi ích tài chính trong ngắn hạn mà lờ đi việc thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của NTD. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp đã gây tổn hại nghiêm trọng cho NTD bằng những sản phẩm khiếm khuyết và sự cạnh tranh không lành mạnh.
Người tiêu dùng ngày càng kỹ tính hơn trong việc chọn lựa sản phẩm. Nguồn: Internet
Người tiêu dùng Việt Nam ít bị xâm hại hơn?
Theo thống kê của Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương), năm 2010, Việt Nam đã đưa ra xử lý 1.000 vụ kiện xâm phạm, năm 2011 con số này là 3.000 vụ, trong khi một nước ít dân như Hà Lan, mỗi năm xử 3 triệu vụ. Phải chăng NTD Việt Nam ít bị xâm hại hơn?
Ông Nguyễn Văn Thành, Phó trưởng Ban Bảo vệ NTD, Cục Quản lý cạnh tranh nhận xét: Việc bảo vệ NTD giống như một chiếc xe 4 bánh với 4 lực lượng (cơ quan quản lý Nhà nước; cộng đồng doanh nghiệp; NTD; các hiệp hội, tổ chức xã hội và các phương tiện thông tin đại chúng). Nếu như không có sự kết hợp của 4 lực lượng này, việc bảo vệ NTD sẽ không thể trơn tru.
Tuy nhiên, ông Thành cũng nhận định, việc bảo vệ NTD hiện nay còn chưa tốt do “có vấn đề” ở tất cả các lực lượng trên. Hoạt động của cơ quan quản lý Nhà nước còn hạn chế về nguồn lực, thiếu chủ động. NTD cũng chưa thực sự ý thức vấn đề này. Nhiều doanh nghiệp vì lợi nhuận trước mắt. Các tổ chức chưa phát huy được hết vai trò của mình, hiệu quả tuyên truyền của các phương tiện truyền thông đại chúng chưa toàn diện và sâu rộng…
Theo thống kê của Cục Quản lý cạnh tranh, hầu hết phản ánh, bức xúc của NTD đều liên quan đến chế độ hậu mãi, bảo hành.
Ông Nguyễn Văn Đồng, Công ty Cổ phần Thiết bị bưu điện (thuộc VNPT) nhận định: Việc quyền lợi NTD bị xâm phạm có từ lâu, có rất nhiều phản ảnh đến các doanh nghiệp. Nhưng để giải quyết trọn vẹn vấn đề này thì cần phối hợp đồng bộ từ trên xuống dưới, đặc biệt là ý thức của từng doanh nghiệp. Để hiện thực hóa chương trình bảo vệ quyền lợi NTD thì chính NTD và các doanh nghiệp cần có sự kết nối chặt chẽ với nhau. "Nhìn chung, việc bảo vệ NTD hiện nay còn chưa tốt, còn nhiều tầng trung gian để làm NTD bị thiệt thòi với các thủ tục rườm rà, mất thời gian", ông Đồng thừa nhận.
Ông Đào Ngọc Phượng, phụ trách kinh doanh của Công ty Cổ phần Cao su Hà Nội cho biết: Với nhận thức ngày càng cao hơn của NTD, công ty hướng đến bảo đảm chất lượng sản phẩm (kiểm soát nguyên vật liệu đầu vào, các nhà cung ứng, test các chất ảnh hưởng đến sức khỏe NTD…).
Theo một cuộc điều tra, 90% NTD Việt Nam tin vào quảng cáo, nhưng trên thực tế, chất lượng nhiều sản phẩm không đúng với quảng cáo là khá phổ biến. Ông Phượng nhận định, trong quá trình quảng cáo, đơn vị nào cũng tô sản phẩm của mình lên.
Trong khi đó, theo NTD, các kênh chuyển thông tin khác đến họ như tư vấn sử dụng, chế độ hậu mãi… để bảo đảm quyền lợi NTD vẫn còn hạn chế.
Cần nắm vững Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Tại diễn đàn “Bảo vệ NTD - Tăng cường đối thoại - Cải thiện kinh doanh” vừa được tổ chức cuối tuần tại Hà Nội, Phó trưởng Ban Bảo vệ NTD Nguyễn Văn Thành cho biết, Luật Bảo vệ quyền lợi NTD có một số điểm mới nhằm bảo vệ tốt hơn NTD: Bảo vệ thông tin cá nhân; quy định rõ hơn trách nhiệm của bên thứ ba trong việc cung cấp thông tin; một số điều khoản trong hợp đồng giao kết giữa nhà cung cấp sản phẩm với NTD. Bên cạnh đó, các vấn đề trách nhiệm bảo hành; trách nhiệm thu hồi hàng hóa; trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hàng hóa có khuyết tật gây ra cũng được quy định chặt chẽ hơn. Việc yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước bảo vệ quyền lợi NTD, khởi kiện vụ án dân sự của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi NTD, danh sách công khai đối với tổ chức, cá nhân vi phạm cũng là những điểm mới nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi NTD của Luật.
Các quy định của Luật đã ràng buộc trách nhiệm của các tổ chức, doanh nghiệp cung cấp hàng hóa với cộng đồng NTD. Luật có nhiều quy định mới để bảo vệ sự “yếu thế” của NTD, đặc biệt là liên quan đến chế độ hậu mãi: Doanh nghiệp phải có trách nhiệm với sản phẩm và trách nhiệm bảo hành sản phẩm đó, kể cả trong trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh không có lỗi. Khi sản phẩm có khuyết tật, doanh nghiệp phải thu hồi sản phẩm và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng. Trong quá trình bảo hành, doanh nghiệp cần cung cấp 1 sản phẩm thay thế, trả toàn bộ mọi chi phí cho NTD kể cả bảo hiểm, thuê dịch vụ khác, chi phí vận chuyển... Ông Thành nhấn mạnh: “Rủi ro không thể đẩy về cho NTD”.
Ông Nguyễn Phương Nam, Phó Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh nhận định: Nhiều NTD hiện nay chưa có kiến thức, ý thức trong việc sử dụng hàng hóa cũng như còn khá “dễ dãi”. Chính vì thế, NTD cần trang bị kiến thức, trước hết là Luật Bảo vệ quyền lợi NTD và phải mạnh dạn tố cáo để bảo vệ quyền lợi cho mình.
Về phía doanh nghiệp, ông Florian Beranek, Cố vấn trưởng Dự án Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp khuyến cáo: Hiện có nhiều thương hiệu bán lẻ đang chờ “đổ bộ” vào Việt Nam. Doanh nghiệp Việt rất khó để cung cấp được dịch vụ tốt ngay lập tức như họ. Vì thế, trước mắt phải tạo thương hiệu và danh tiếng ngay tại thị trường nội địa với hơn 90 triệu dân này, con đường ngắn nhất là đặt quyền lợi NTD lên trên hết. Có như vậy doanh nghiệp mới nắm được cơ hội để tăng cường, mở rộng thị trường, từ đó tạo ra một nền tảng vững chắc để phát triển nền kinh tế bền vững.
Đại Dương
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sáng 11/12/2024, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) chính thức khai trương Công viên Logistics Viettel. Đây là công viên logistics đầu tiên ở Việt Nam, có quy mô hạ tầng lớn nhất và hiện đại nhất Việt Nam.
ĐT
14:46 11/12/2024(Thanh tra) - Còn khoảng 7 tuần nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Đây cũng là lúc các doanh nghiệp và nhiều hệ thống phấn phối đã lên phương án dự trữ hàng để phục vụ nhu cầu mua sắm Tết của người dân.
T.Vân
12:50 11/12/2024Uyên Uyên
12:45 11/12/2024Nam Dũng
12:43 11/12/2024Trần Quý
10:05 11/12/2024Trung Hà
Trung Hà
PV
Hải Hà
ĐT
Văn Thanh
PV
Hải Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trọng Tài
Nam Dũng