Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Bàn cách khoan sức dân

Thứ năm, 14/04/2011 - 13:45

(Thanh tra) - Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì nguồn vốn và cơ chế chính sách phải ổn định. Nhưng hiện nay hai yếu tố cần thiết này đều đang có vấn đề. Hôm 04/04/2011, đã có nhiều giải pháp được nhắm tới nhằm tháo gỡ khó khăn này...

Đồng cảm và chia sẻ

Nói về khó khăn của DN trong tình hình hiện nay, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh Huỳnh Văn Minh nói: “Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì nguồn vốn và cơ chế chính sách phải ổn định nhưng hiện nay hai yếu tố cần thiết này đều đang có vấn đề”.

Theo ông Minh, lãi suất cho vay lên đến 20-21%/năm, do vậy nhiều DN phải thu hẹp sản xuất. “Sức khỏe của DN đang không ổn, nếu không có liều thuốc đặc trị, nhiều DN sẽ không qua khỏi giai đoạn này”.

Việc giảm thuế đối với những chủ nhà trọ cam kết không tăng giá được cho là biện pháp thiết thực hỗ trợ trong thời điểm này.

Thứ trưởng Bộ tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết, những chủ nhà có phòng trọ cho thuê cam kết không tăng giá thì nên có biện pháp giảm thuế, tương ứng giảm khoảng 2% so với mức thuế của năm 2010. Tính toán sơ bộ, mỗi người thuê phòng trọ không phải đóng thêm 650.000 đồng/năm vì giá tăng.

Đến thời điểm này TP. Hồ Chí Minh có trên 750.000 người thuê nhà (chủ yếu là công nhân, học sinh, sinh viên...) đang được ở trong những phòng trọ chủ nhà cam kết không tăng giá.

Ông Đỗ Phước Tống, Công ty cơ khí Duy Khanh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cơ khí TP. Hồ Chí Minh, cũng cho biết các yếu tố lãi suất cao, ngoại tệ mua theo giá thỏa thuận đã đẩy chi phí dự án của công ty tăng cao. Công ty có dự án đang đầu tư, ban đầu tính toán khoảng 15 tỉ đồng nhưng nay triển khai đã đội giá thêm khoảng 4 tỉ đồng.

Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Hồng cho biết, trên thực tế có những NH thương mại áp dụng mức lãi suất huy động cao hơn 14%. Với mức lãi suất này, lãi  suất cho vay phải vào khoảng 18-22%, điều này cực kỳ khó khăn cho hoạt động của DN. Ông Nguyễn Văn Lai, Giám đốc Sở Công thương TP. Hồ Chí Minh cũng cho biết, có đến 80% DN nói rằng lãi suất vay vốn đang quá cao, dao động trong khoảng 18-20%/năm.

Theo bà Nguyễn Thị Hồng, NH Nhà nước cần sớm thực hiện việc xác định và điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn tín dụng của các NH thương mại theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, đảm bảo phát triển sản xuất kinh doanh và chuyển đổi cơ cấu hợp lý trên địa bàn.

Ông Lê Tùng, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (Satra) cho biết, hệ thống Satra có nhiều công ty mang về ngoại tệ nhưng lại có công ty cần ngoại tệ để nhập khẩu nguyên phụ liệu cho sản xuất, nhưng do hạch toán độc lập nên không thể chuyển đổi ngoại tệ với nhau. Giám đốc tài chính Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn Thân Nam Y, cho rằng cần ưu tiên vốn cho những DN sản xuất để góp phần giảm áp lực lạm phát. Hiện nay, nguồn nguyên liệu để sản xuất hầu như đều nhập khẩu, nhưng các DN này lại gặp khó khăn lớn trong việc mua ngoại tệ, không thể mua với tỷ giá ngân hàng công bố.

Theo ông Trần Phương Bình, Tổng Giám đốc NH Đông Á, nên đề xuất DN có nguồn ngoại tệ nên bán cho NH, khi DN có nhu cầu thì NH sẽ bán lại. Nếu yêu cầu NH thương mại dự trữ sẵn ngoại tệ để chờ DN mua thì không khả thi.

Thống đốc NH Nhà nước Nguyễn Văn Giàu, cho biết đã có chỉ đạo kiểm tra để phát hiện NH huy động vượt trần trong vài ngày tới. NH Nhà nước cũng rà soát lại cơ cấu tín dụng, nắn nguồn vốn vào sản xuất kinh doanh. Hiện những NH quốc doanh có lãi suất cho vay khá mềm. Những đơn vị này sẽ là động lực nhằm giảm dần mặt bằng lãi suất cho vay. Ông cũng chỉ đạo 16 NH có trụ sở tại TP. Hồ Chí Minh, tính toán thu xếp giảm lãi suất cho doanh nghiệp và báo cáo UBND TP.
 
Giãn và giảm thuế...

Để giảm bớt khó khăn cho cộng đồng DN, Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Hồng kiến nghị Bộ Tài chính chấp thuận cho các DN

“Khoảng 70.000 DN tại TP. Hồ Chí Minh/210.000 DN cả nước sẽ được thụ hưởng chính sách giãn thuế này, với số tiền thuế khoảng 7.000 tỉ đồng, riêng TP. Hồ Chí Minh khoảng 2.000 tỉ đồng”

vừa và nhỏ được giãn thời gian nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) năm 2011.

Cũng theo Phó chủ tịch Nguyễn Thị Hồng, do giá cả tăng, đời sống người lao động gặp nhiều khó khăn; trong khi mức giảm trừ thuế thu nhập cá nhân (TNCN) thấp nên kiến nghị Bộ Tài chính trình Chính phủ nâng mức giảm trừ thuế TNCN phù hợp với tình hình hiện nay, chú trọng đến khu vực có thời giá sinh hoạt cao được giảm trừ mức cao hơn.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết sẽ thực hiện việc giãn thuế để hỗ trợ DN vừa và nhỏ trong thời hạn một năm. Theo đó, khoảng 70.000 DN tại TP. Hồ Chí Minh /210.000 DN cả nước sẽ được thụ hưởng chính sách giãn thuế này, với số tiền thuế khoảng 7.000 tỉ đồng, riêng TP. Hồ Chí Minh  khoảng 2.000 tỉ đồng. Ông Tuấn cũng cho biết song song đó Chính phủ đang chuẩn bị trình Quốc hội đề xuất giảm 50% số tiền thuế giãn nêu trên, tức xin giảm 3.500 tỉ đồng. Đối với những DN lỗ, nợ thuế trong hai năm 2009, 2010 sẽ cho phép phân kỳ nộp thuế nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp có điều kiện vượt qua khó khăn.

Về thuế TNCN, Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết Bộ Tài chính sẽ tham mưu Chính phủ trình Quốc hội trong kỳ họp tới để có những sửa đổi kịp thời.

Thụy Vy

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bài 4: Đa dạng hoá phương tiện VTHKCC để người dân có nhiều lựa chọn

Bài 4: Đa dạng hoá phương tiện VTHKCC để người dân có nhiều lựa chọn

(Thanh tra) - Hiện nay, Hà Nội đã có các loạt hình phương tiện vận tải công cộng như: đường sắt đô thị, xe buýt, xe đạp công cộng. Nhưng năng lực các loại hình này vẫn chưa đáp ứng đủ so với nhu cầu của người dân. Để nâng cao năng lực VTHKCC, Hà Nội cần đầu tư mạnh mẽ hơn nữa, trong đó ưu tiên lớn nhất là hoàn thiện hệ thống đường sắt đô thị; mở rộng và điều chỉnh hợp lý hoá mạng lưới xe buýt.. càng đa dạng loại hình, sẽ càng trở nên hấp dẫn.

Cao Sơn

08:06 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm