Tạm dừng giải quyết theo Điều 34 Luật Tố cáo

Thông báo số 47 cho biết, UBND TP Hà Nội nhận được Văn bản số 6292/TTTP-P2 ngày 29/12/2020, Văn bảnsố 18/TTTP-P2 ngày 04/1/2022 của Thanh tra TP báo cáo về nội dung đơn tố cáo của công dân, tố cáo ông Nguyễn Chí Tuân - nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện Từ Liêm trước đây, vi phạm khi ký Quyết định số 600/QĐ-UBND ngày 29/3/2007 của UBND huyện Từ Liêm về phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng (GPMB) (đợt 5) tại Dự án Đề pô xe điện.

Cũng theo thông báo này, nội dung tố cáo của công dân liên quan đến việc UBND TP Hà Nội đang xem xét giải quyết việc giao đất dịch vụ khi bị thu hồi trên 30% đất nông nghiệp tại Dự án Đề pô xe điện thuộc Dự án Tuyến đường sắt đô thị thí điểm TP Hà Nội (đoạn Nhổn - ga Hà Nội).

leftcenterrightdel
 Quy định tại Điều 34 Luật Tố cáo năm 2018

Căn cứ quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 34 Luật Tố cáo năm 2018, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 162/QĐ-UBND ngày 13/1/2022 về việc tạm đình chỉ giải quyết nội dung tố cáo của công dân.

Ròng rã 15 năm đi tìm câu trả lời của cấp có thẩm quyền

Sau nhiều lần đi lại yêu cầu các cấp tại xã/phường và quận/huyện làm rõ quyền lợi theo quy định pháp luật nhưng không được thực hiện, ngày 20/8/2020, ông N.K.K ở phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm đã có đơn tố cáo ông Nguyễn Chí Tuân, nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện Từ Liêm, đã ban hành Quyết định số 600/QĐ-UBND ngày 29/3/2007 là vi phạm pháp luật được quy định tại Điều 42, Luật Đất đai năm 2003 và Nghị định số 17/2006/NĐ-CP của Chính phủ.

Điều 42, Luật Đất đai năm 2003 có quy định: Người bị thu hồi đất được bồi thường giá trị quyền sử dụng đất tại “thời điểm có quyết định thu hồi”.

Ngày 21/9/2006 UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 4168/QĐ- UBND về việc thu hồi 161.892 m2 đất tại các xã: Tây Tựu và Minh Khai, huyện Từ Liêm, giao Trung tâm Phát triển quỹ đất để GPMB, tạo quỹ đất xây dựng Đề pô xe điện thuộc Dự án Tuyến đường sắt đô thị thí điểm TP Hà Nội (đoạn Nhổn - ga Hà Nội). Quyết định số 4168 đã có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ký, ngày 21/9/2006.

Theo lập luận của người tố cáo, tại Điều 2 của Quyết định số 4168 nêu trên chỉ quy định: “Căn cứ Điều 1 của quyết định này, UBND huyện Từ Liêm quyết định thu hồi diện tích đất cụ thể đối với từng hộ gia đình, cá nhân... ”, và “... liên hệ với UBND huyện Từ Liêm để phối hợp thực hiện công tác tổ chức điều tra số liệu phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người đang sử dụng đất bị thu hồi theo quy định ” chứ không hề cho phép UBND huyện Từ Liêm, trước khi ra quyết định thu hồi các diện tích đất cụ thể của từng hộ gia đình, cá nhân, lại dùng Quyết định số 4168 để làm căn cứ ban hành quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ GPMB như đã được ghi trong phần căn cứ của Quyết định số 600/QĐ-UBND ngày 29/3/2007 của UBND huyện Từ Liêm.

Hơn nữa, theo quy định tại Khoản 5, Khoản 6 Điều 130 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004, và được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 của Chính phủ, thì trình tự, thủ tục thu hồi đất được quy định như sau: Trong thời hạn không quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được tờ trình, UBND tỉnh, TP trực thuộc Trung ương có trách nhiệm xem xét, ký và gửi cho Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện, quận, thị xã, TP thuộc tỉnh quyết định thu hồi đất.

Quyết định thu hồi đất phải bao gồm nội dung thu hồi diện tích đất cụ thể đổi với từng thửa đất do tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài sử dụng và nội dung thu hồi đất chung cho tất cả các diện tích đất do hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư sử dụng.

Trường hợp trên khu đất thu hồi có diên tích đất do hô gia đình, cá nhân đang sử dung thì trong thời han không quá mười (10) ngày làm viêc kể từ ngày nhận được quyết định về thu hồi đất của UBND tỉnh, TP trực thuộc Trung ương, UBND huyên, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết đinh thu hồi diên tích đất cụ thể đối với hô gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư sử dụng. Sau khi có quyết định thu hồi đất của UBND tỉnh, TP trực thuộc Trung ương, tổ chức phát triển quỹ đất hoặc UBND huyện, quận, thị xã, TP thuộc tỉnh có trách nhiệm lập và trình phương án bồi thường, hỗ trợ GPMB.

Trong thời hạn không quá mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận được tờ trình, UBND tỉnh, TP trực thuộc Trung ương có trách nhiệm xem xét, ký và gửi cho tổ chức phát triển quỹ đất hoặc UBND huyện, quận, thị xã, TP thuộc tỉnh quyết định xét duyệt phương án bồi thường, GPMB.

Trên thực tế, mãi đến ngày 31/12/2007, UBND huyện Từ Liêm mới ban hành quyết định  về  việc thu hồi đất thực hiện dự án xây dựng Đề pô xe điện tại xã Tây Tựu, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Trong quyết định  quy định rõ: “Hộ gia đình ông Nguyễn Khắc Lượng chịu trách nhiệm thi hành quyết định này”. Quyết định thu hồi đất ngày 31/12/2007 này đương nhiên chỉ có hiệu lực thi hành kể từ ngày được ban hành, tức là từ ngày 31/12/2007. Do đó, theo người dân thì gia đình họ cũng chỉ được thi hành quyết định này kể từ ngày 31/12/2007, và tại thời điểm thu hồi đất của gia đình họ thì Nghị định số 84/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ có hiệu lực thi hành ngày 01/07/2007.

leftcenterrightdel
 Quyết định bồi thường ngày 29/3/2007 nhưng đến ngày 31/12/2007 mới có quyết định thu hồi đất

Như vậy, từ ngày 29/3/2007, trong khi chưa ban hành quyết định thu hồi đất theo quy định của pháp luật, thì UBND huyện Từ Liêm đã căn cứ vào Quyết định số 4168 để ban hành Quyết định số 600/QĐ-UBND vlv phương án bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng (đợt 5) tại xã Tây Tựu Dự án xây dựng Đề pô xe điện thuộc tuyến đường sắt đô thị thí điểm TP Hà Nội là không đúng pháp luật, không phù hợp với Quyết định số 4168 nêu trên của UBND TP Hà Nội, cũng như không đúng với quy định tại Khoản 5, Khoản 6 Điều 130 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004, đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 của Chính phủ.

Theo công dân tố cáo, việc UBND huyện Từ Liêm ban hành Quyết định số 600 đã gây thiệt hại quyền lợi của gia đình công dân khi Điều 48 của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ, có hiệu lực từ ngày 1/7/2007 đã quy định: Bồi thường bằng đất ở khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp, như sau: “Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nồng nghiệp bị thu hồi trên 30% diện tích đất nông nghiệp trong trường hợp không được Nhà nước bồi thường bằng đất nông nghiệp tương ứng mà không có nguyện vọng nhận bồi thường bằng đất làm mặt bằng sản xuất hoặc kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định số 17/2006/NĐ-CP thì được bồi thường bằng giao đất ở có thu tiền sử dụng đất tại khu tái định cư hoặc tại vị trí trong khu dân cư phù hợp với quy hoạch ”.

Công dân đã có đơn và phản ánh tại nhiều cuộc tiếp xúc cử tri với đại biểu các cấp về quyền lợi của gia đình suốt 15 năm qua.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc trong những bài viết sau.

CTV Công Luận