Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 11/10/2012 - 16:10
(Thanh tra) - Theo Trung tâm Lý lịch tư pháp Quốc gia, việc xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Lý lịch tư pháp còn chậm, chưa giải quyết dứt điểm tình trạng Luật chờ Nghị định, Thông tư hướng dẫn. Công tác xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp vẫn khó khăn, lúng túng từ định hướng, khái quát về quy mô, cấu trúc cơ sở dữ liệu cho tới việc tổ chức thực hiện.
Các đại biểu tham dự tọa đàm đã chỉ ra những bất cập trong xây dựng dữ liệu lý lịch tư pháp
Thông tin lý lịch tư pháp thiếu cả lượng và thời gian
Tại tọa đàm hai năm thi hành Luật Lý lịch tư pháp ngày 11/10, bà Đỗ Thị Thúy Lan, Phó Giám đốc Trung tâm Lý lịch tư pháp Quốc gia cho biết, mặc dù Luật Lý lịch tư pháp, Luật Thi hành án hình sự đã quy định rất cụ thể nhiệm vụ của các cơ quan liên quan trong việc cung cấp thông tin lý lịch tư pháp cho cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp để xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp nhưng lại thiếu quy định cơ chế bảo đảm thực hiện nhiệm vụ. Điều này dẫn đến một thức tế, nhiều địa phương, cơ quan tòa án, cơ quan có liên quan chưa gửi thông tin lý lịch tư pháp cho Sở Tư pháp.
Vấn đề trên cũng được các Sở Tư pháp của các tỉnh, TP đặt ra. Theo đại diện Sở Tư pháp Hà Nội, thông tin lý lịch tư pháp nhận được không đều cả về lượng thông tin và thời gian của thông tin. Sở Tư pháp Hà Nội tiếp nhận chủ yếu là các văn bản hoặc trích lục bản án, không có những thông tin khác như quyết định thi hành hình sự, án phạt tịch thu tài sản, án phí... Thông tin của người bị kết án cũng ở tình trạng không đầy đủ. Nhất là, còn không có sự thống nhất về nội dung của nguồn thông tin, thậm chí còn thiếu về thông tin.
Đối với những thông tin hộ tịch hiện nay hầu như chưa có sự phối hợp từ phía các cơ quan hộ tịch để cập nhật thông tin về hộ tịch liên quan trong việc thực hiện giải quyết, sắp xếp hồ sơ lý lịch tư pháp.
Ông Nguyễn Quốc Thắng, đại diện Sở Tư pháp TP Hồ Chí Minh chia sẻ, việc quản lý, sử dụng, khai thác, lưu trữ cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp còn mới mẻ, phức tạp nhưng lại thiếu văn bản hướng dẫn chi tiết làm cho các Sở Tư pháp lúng túng, mỗi nơi làm theo một cách riêng, không thống nhất mà tùy thuộc vào điều kiện thực tiễn địa phương. “Tại TP Hồ Chí Minh đã và đang thực hiện có hiệu quả chủ yếu là học tập kinh nghiệm từ cơ quan công an, nhưng so với Dự thảo Thông tư của Bộ Tư pháp thì cũng có những điểm khác nhau, nếu phải áp dụng thực hiện thì bước đầu cũng gặp khá nhiều khó khăn”.
Chồng chéo, chưa phù hợp
Hơn nữa, do lý lịch tư pháp là lĩnh vực pháp luật còn mới nên nhiều quy định trong các văn bản pháp luật về lý lịch tư pháp thiếu tính đồng bộ, chưa phù hợp với thực tiễn, chưa phù hợp với các văn bản pháp luật có liên quan, đặc biệt là mối quan hệ giữa Luật Lý lịch tư pháp với pháp luật hình sự, tố tụng hình sự, thi hành án hình sự.
Theo bà Đỗ Thị Thúy Lan, các quy định của pháp luật hình sự, tố tụng hình sự, thi hành án hình sự có khá nhiều quy định liên quan đến án tích và xóa án tích, tái phạm, tái phạm nguy hiểm nhưng lại chưa có quy định nào về lý lịch tư pháp.
Đại diện Sở Tư pháp TP Hồ Chí Minh cũng đưa ra nhiều ví dụ thực tiễn đang vướng mắc do sự chồng chéo, chưa thống nhất giữa các văn bản luật. Ông Nguyễn Quốc Thắng phân tích, vấn đề “đương nhiên được xóa án tích”, Điều 33 Luật Lý lịch tư pháp quy định “khi xác định người bị kết án có đủ điều kiện đương nhiên được xóa án tích theo quy định của Bộ luật Hình sự thì ghi đã được xóa án tích vào lý lịch tư pháp của người đó. Trong khi Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định thẩm quyền xóa án tích thuộc về tòa án. Cùng một việc mà có 2 cơ quan thực hiện, một cơ quan xét xử và một cơ quan hành chính".
Cũng theo ông Thắng, khoản 1 Điều 17 Nghị định số 111/2010/NĐ-CP quy định chi tiết hướng dẫn Luật Lý lịch tư pháp quy định “trong trường hợp người bị kết án đã có đủ thời gian để đương nhiên được xóa án tích theo quy định của Bộ luật Hình sự, nhưng chưa nhận được giấy chứng nhận xóa án tích của tòa án thì Sở Tư pháp tiến hành xác minh về việc người đó có bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử trong thời hạn đang có án tích hay không…” đang làm khó các Sở Tư pháp vì điều kiện nhân sự, nguồn lực của ngành chưa đáp ứng yêu cầu.
Bên cạnh đó, việc triển khai thực hiện Luật Lý lịch tư pháp tại các bộ, ngành có liên quan cũng gặp những khó khăn, bất cập. Khâu lưu trữ bản án của tòa án các địa phương được thực hiện chủ yếu theo phương pháp thủ công. Đội ngũ cán bộ tòa án làm nhiệm vụ cung cấp thông tin lý lịch tư pháp vừa thiếu về số lượng, vừa không chuyên nghiệp làm ảnh hưởng đến kết quả cung cấp thông tin. Tổ chức bộ máy, biên chế nhân sự phục vụ công tác lý lịch tư pháp cũng chưa tương xứng, mới đáp ứng được 1/3 so với số lượng biên chế tối thiểu mà Thủ tướng Chính phủ đã quy định.
Ngày 1/7/2010, Luật Lý lịch tư pháp có hiệu lực thi hành. |
Hồng Hà
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều ngày 12/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Nam đã tổ chức hội nghị thảo luận và cho ý kiến về dự thảo Đề án sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Hà Nam. Đây là một trong những nội dung quan trọng nhằm tinh gọn, nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị, theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW.
Chính Bình
21:26 12/12/2024(Thanh tra) - Chiều 12/12, tại buổi làm việc với Bộ Ngoại giao, Chủ tịch nước Lương Cường đã yêu cầu ngành Ngoại giao làm tốt hơn nữa công tác tổ chức, sắp xếp bộ máy, đào tạo, đánh giá cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18 về “một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.
T.T
21:06 12/12/2024Hương Giang
20:49 12/12/2024Thu Huyền
20:30 12/12/2024Trọng Tài
20:27 12/12/2024Trần Kiên
19:26 12/12/2024N. Phê
N. Phó
Trung Hà
CB
Đông Hà
Đông Hà
Hoàng Nam
Kim Thành
Cao Sơn
Trần Kiên
Bùi Bình
Hải Hà