Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 19/05/2011 - 08:47
(Thanh tra)- Với một niềm tin mãnh liệt vào Đảng, vào Bác Hồ kính yêu và tâm niệm "Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta", người nữ thanh niên xung phong năm xưa đã dựng khu nhà sàn thờ Bác tại quê lúa Thái Bình. Căn nhà nhỏ của bà Đỗ Thị Mến (thôn Lục Bắc, xã Thái Xuyên, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình) đã trở thành nơi để đông đảo người dân, du khách thập phương tới thăm và tưởng niệm về Người.
Sinh năm 1944 trong một gia đình bần cố nông có 5 anh chị em, cha mẹ đều đi ở đợ, làm thuê, tuổi thơ của bà Đỗ Thị Mến trải dài theo những tháng ngày cơ cực. Hai người anh trai của bà Mến chết trong nạn đói năm Ất Dậu 1945. Cách mạng tháng Tám thành công, cô thôn nữ Mến hăng hái tham gia công tác thông tin tuyên truyền, công tác đoàn tại địa phương, rồi tình nguyện lên đường đi thanh niên xung phong bảo vệ Tổ quốc.
Năm 1967, bà vinh dự được đứng trong hàng ngũ của Đảng.
Năm 1972, bà nên nghĩa vợ chồng với người chiến sĩ cách mạng Nguyễn Quang Dòng. Hai vợ chồng, người chiến đấu ngoài mặt trận, người hăm hở tham gia các hoạt động sản xuất ở quê hương. Hòa bình lập lại, ông Dòng trở về mang trong mình chất độc da cam đioxin. Ba lần mang thai là cả ba lần bà đau đớn khi những đứa con chưa thành hình hài đã phải đột tử. Nỗi đau nối tiếp nỗi đau khi năm 1999 ông Dòng mất đi, bà Mến sống một mình trong căn nhà vắng.
Bao nhiêu bất hạnh, khổ đau là thế, nhưng niềm tin yêu vô bờ bến đối với vị Cha già của dân tộc - Chủ tịch Hồ Chí Minh đã soi sáng, tiếp thêm sức mạnh để bà vượt qua. Trên khoảng đất rộng 501m2, bà Mến đã cho xây dựng ngôi nhà sàn khang trang với 16 cột trụ vững chãi, được thiết kế theo kiểu mẫu khu nhà sàn ở Phủ Chủ tịch - nơi ngày trước Bác vẫn ngồi làm việc hàng ngày. Đứng từ sân nhìn lên, chính giữa ngôi nhà nối từ phần mái xuống ban công là tấm ảnh Bác đang vẫy tay chào được treo trang trọng. Hai bên là cờ Đảng và cờ Tổ quốc, phía dưới là tấm băng rôn đỏ với hàng chữ “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Khi được hỏi về lý do lập bàn thờ Bác, bà Mến xúc động kể: “Cuối năm 1972, vợ chồng tôi bắt đầu lập bàn thờ Bác ở gian giữa nhà mình để tưởng nhớ, tỏ lòng biết ơn đối với công lao trời biển mà Bác dành cho dân tộc mình”. Bà Mến kể tiếp, nhà thờ Bác trước đây không được khang trang như thế này. Có được ngôi nhà sàn thờ Bác như hiện nay là nhờ sự đóng góp công sức, tiền bạc của những tấm lòng hảo tâm trên khắp đất nước. Đây là “công lao của tất cả người dân trên mọi miền Tổ quốc”, bà Mến nói.
Bên cạnh gian thờ Bác, bà Mến còn mở thêm hai gian thờ những Anh hùng Liệt sĩ đã hi sinh trong chiến tranh và thờ 1.064 dòng họ của dân tộc Việt Nam để thể hiện đạo lý "uống nước nhớ nguồn".
Ngay dưới gian thờ Bác, bà Mến đặt một mâm gỗ nhỏ bày đủ loại hạt giống và hoa màu như thóc, ngô, đỗ… Đây là những hạt giống mà bà cất công lấy về từ các tỉnh từ Quảng Ninh tới Nghệ An hay vùng Đồng Tháp Mười xa xôi… Trong đó, có những hạt giống bà cất công vào quê Bác tại Nghệ An để tự tay thắp hương lên bàn thờ Bác và xin về từ năm 1985. Theo bà Mến, việc đưa những hạt giống về để dưới chân bàn thờ Bác như một sự đền đáp công ơn trời biển của Bác đối với sự no ấm mà nhân dân có được ngày hôm nay.
Ngoài ra, bà Mến đã cất công sưu tầm hàng trăm quyển sách viết về chân dung, cuộc đời và sự nghiệp của chủ tịch Hồ Chí Minh để nâng niu, trân trọng và xếp đặt trang trọng trên một tủ sách. Bà cũng sưu tầm nhiều bức ảnh về Bác với những khoảnh khắc đời thường và bình dị của Người.
Hàng năm, cứ đến Ngày Sinh nhật Bác (19/5) hay Ngày Quốc khánh (2/9), có rất nhiều du khách thập phương về đây để thắp nén hương thành kính dâng Bác và tưởng niệm các Anh hùng đã ngã xuống. Chính vì vậy, ngôi nhà sàn thờ Bác của bà Mến đã được nhiều người gọi bằng tên thân thương là nhà sàn 19/5.
Mạnh Hùng - Thùy Trang
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều ngày 12/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Nam đã tổ chức hội nghị thảo luận và cho ý kiến về dự thảo Đề án sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Hà Nam. Đây là một trong những nội dung quan trọng nhằm tinh gọn, nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị, theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW.
Chính Bình
21:26 12/12/2024(Thanh tra) - Chiều 12/12, tại buổi làm việc với Bộ Ngoại giao, Chủ tịch nước Lương Cường đã yêu cầu ngành Ngoại giao làm tốt hơn nữa công tác tổ chức, sắp xếp bộ máy, đào tạo, đánh giá cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18 về “một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.
T.T
21:06 12/12/2024Hương Giang
20:49 12/12/2024Thu Huyền
20:30 12/12/2024Trọng Tài
20:27 12/12/2024Trần Kiên
19:26 12/12/2024CB
Đông Hà
Đông Hà
Hoàng Nam
Kim Thành
Cao Sơn
Trần Kiên
Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh