Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường lấy ý kiến đóng góp Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp

Thứ hai, 04/03/2013 - 21:22

(Thanh tra) - Ngày 4/3, tại Hà Nội, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đã tổ chức hội nghị toàn thể lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Tại hội nghị, các đại biểu đã dành thời gian thảo luận về toàn bộ Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp năm 1992, đặc biệt là các điều liên quan đến lĩnh vực khoa học, công nghệ và môi trường được quy định tại Chương II- Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân (Điều 43, Điều 46) và Chương III- Kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường (Điều 65, Điều 67 và Điều 68).

Theo ông Nguyễn Nam Vang, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Khoá XI), Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp lần này đã được quy định ngắn gọn hơn so với trước (từ 147 Điều xuống còn 124 Điều), bổ sung khá nhiều nội dung mới. Quyền con người, công dân được khẳng định khá rõ ràng về quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc... Với 11 chương, trong đó có chương mới là Chương 10 và các Chương 5, 6, 7, 8 gồm nhiều điều quy định quyền lực của nhân dân là cao nhất đã được ghi nhận trong Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp 1992.

Góp ý vào nội dung Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp 1992, ông Nguyễn Nam Vang cho rằng nên bổ sung cụm từ: “Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong thời gian hạn định” vào khoản 3, Điều 67. Như vậy mới khuyến khích lao động, sáng tạo, động lực quan trọng để phát triển kinh tế, xã hội.   
 

Ông Nguyễn Quốc Bình, Đại biểu Quốc hội Hà Nội cho rằng, quy định tại Điều 65 “phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu” là chưa đủ, vì thực tiễn cho thấy các chính sách của Nhà nước, chế tài pháp luật quy định vấn đề này chưa mạnh, dẫn đến quy định này chưa thực sự có hiệu quả. Ông Nguyễn Quốc Bình đề nghị nên bổ sung thêm quy định “Nhà nước thể chế hóa bằng các cơ chế chính sách và hệ thống pháp luật, tạo điều kiện để bảo đảm phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu” để khắc phục những bất cập, tạo điều kiện cho hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ được vận hành tốt hơn. 
 

Ngoài ra, các đại biểu cũng dành nhiều thời gian góp ý kiến về các nội dung: Hiến pháp khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng, Điều 40: Quyền của trẻ em được gia đình, nhà trường, Nhà nước và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; nghiêm cấm hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em; Điều 27: Công dân nam, nữ bình đằng và quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình…
 

Khánh Linh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hà Giang: Tỷ lệ tinh giảm biên chế giai đoạn 2016-2021 giảm 10%

Hà Giang: Tỷ lệ tinh giảm biên chế giai đoạn 2016-2021 giảm 10%

(Thanh tra) - Chiều 13/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 tổ chức Hội nghị lần thứ 28 để tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII về “Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

Bùi Bình

19:37 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm