Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 12/03/2015 - 18:56
(Thanh tra) - Cho ý kiến lần đầu Dự án Luật Tố tụng hành chính (TTHC) sửa đổi tại phiên họp thứ 36 Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) hôm nay (12/3), nhiều ý kiến cho rằng, cần quy định xử khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của UBND cấp huyện, cấp tỉnh phải do TAND trên một cấp giải quyết để tránh “nể nang”, bảo đảm khách quan. Nhưng điều này lại “vướng” yêu cầu cải cách tư pháp, thậm chí trái Hiến pháp…
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện nhấn mạnh, việc phân định thẩm quyền TA không thể đi ngược yêu cầu cải cách tư pháp, càng không được trái Hiến pháp. Ảnh: Thảo Nguyên
Lo ngại “đi ngược” Hiến pháp
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, tạo điều kiện để Tòa án nâng cao chất lượng giải quyết các khiếu kiện hành chính, TAND Tối cao đề xuất, Dự thảo Luật quy định giao TAND cấp tỉnh giải quyết theo trình tự sơ thẩm khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của UBND cấp huyện, chủ tịch UBND cấp huyện.
Bày tỏ đồng tình, Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương Nguyễn Doãn Khánh, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Kiều Đình Thụ đều cho rằng, trong tình hình hiện nay, huyện xét xử huyện là không khả thi. “Tôi đồng tình quy định như dự thảo. Và, để bảo đảm tính thống nhất, đối với cấp tỉnh cũng cần giao TAND cấp cao giải quyết”, ông Khánh nói.
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước phân tích thêm, thiết chế của Nhà nước ta có cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp nhưng đặt dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng. Cho nên việc xét xử phải trên một cấp đối với các quyết định hành chính cấp dưới để không bị ràng buộc, nể nang và bảo đảm tính khách quan.
Thế nhưng, “đa số ý kiến Ủy ban Tư pháp không tán thành quy định mở rộng thẩm quyền cho TAND tỉnh, TP trực thuộc Trung ương xét xử sơ thẩm các khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp huyện như Dự thảo Luật”, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện cho biết.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp, quy định này vừa không phù hợp với yêu cầu cải cách tư pháp về mở rộng thẩm quyền cho TAND cấp huyện, vừa không đề cao được vai trò, bản lĩnh của đội ngũ thẩm phán TAND huyện trong giải quyết sơ thẩm án hành chính. Còn nếu quy định TAND cấp cao giải quyết sở thẩm vụ án hành chính thì lại trái Hiến pháp. Vì vậy, nên quy định “trong trường hợp cần thiết, Tóa án cấp tỉnh có thể lấy lên để giải quyết khiếu kiện thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện”.
Không thể để dân cứ mãi “kiện củ khoai”
Cơ bản đồng tình với dự thảo, nhưng Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Đức Hiền bày tỏ băn khoăn khi quyền, nghĩa vụ của người dân khi tiến hành khởi kiện vụ án hành chính chưa được quy định rõ. “Trong tư tưởng chỉ đạo chúng ta xác định phải tạo điều kiện để mọi người dân có thể khởi kiện các vụ án hành chính. Vấn đề tạo điều kiện ở đâu? Dự thảo Luật quy định chưa rõ. Tôi cho rằng, cần phải khắc phục tình trạng pháp luật thì có nhưng người dân rất ít tham gia khởi kiện hành chính ra tòa, trong khi khiếu nại tồn đọng lại nhiều”.
Hơn nữa, một điều được cử tri rất quan tâm đó là hiệu lực của các bản án hành chính như thế nào? Đây là nguyên nhân khiến vụ khiếu kiện ít khởi kiện ra tòa mà tập trung gây áp lực đối với các cơ quan hành chính. Theo Trưởng ban Dân nguyện, cần phải có cơ chế quy định chế tài để xử lý, bảo đảm bản án hành chính tuyên rồi phải có hiệu lực pháp luật thi hành nghiêm minh, không để thể người dân cứ mãi “kiện củ khoai”, làm mất lòng tin đối với tòa án, cơ quan công quyền.
Giải trình thêm vấn đề này, Chánh án TAND Tối cao Trương Hòa Bình cho biết, thực tiến thi hành án hiện nay không hiệu quả. Vì vậy, TAND Tối cao đề nghị giao tòa án có thẩm quyền ra quyết định thi hành án hành chính (tương tự như đối với việc ra quyết định thi hành án hình sự) và có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc thi hành án hành chính. Đối với phần dân sự trong bản án hành chính thì thi hành theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự. Cùng với đó, thực hiện cơ chế công khai với báo chí, đưa ra HĐND giám sát, theo dõi thi hành án.
Chốt lại phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nhấn mạnh, trước đây chúng ta không cho “dân kiện quan” thì nay quy định “dân có quyền kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính” của cán bộ, cơ quan Nhà nước là một bước tiến rất quan trọng. Cho nên, Dự thảo Luật cần phải tạo điều kiện để người dân thực hiện quyền của mình theo quy định của Hiến pháp. Những vấn đề có còn có ý kiến khác nhau cần tiếp tục nghiên cứ, tổng kết.
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sau 2 ngày 13-14/12, Đại hội lần thứ VIII Hội Nhà báo thành phố bầu ra Ban Chấp hành gồm 9 đồng chí và bầu Nhà báo Nguyễn Anh Tú là Chủ tịch Hội Nhà báo thành phố Hải Phòng nhiệm kỳ 2024-2029.
Kim Thành
19:37 14/12/2024(Thanh tra) - Ngày 14/12, bà Tráng Thị Xuân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sơn La chủ trì cuộc họp cùng lãnh đạo các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ và Ban Dân tộc nhằm thống nhất phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của một số cơ quan, đơn vị của tỉnh.
Trần Kiên
19:34 14/12/2024Hương Giang
16:17 14/12/2024Trần Quý
14:00 14/12/2024Bùi Bình
19:37 13/12/2024Trung Hà
16:40 13/12/2024Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền