Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kết thúc tốt đẹp chuyến thăm CHDCND Lào

Chủ nhật, 11/09/2011 - 22:17

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và các nhà lãnh đạo của Lào đều khẳng định quan điểm luôn coi trọng và dành ưu tiên cao trong việc củng cố và tăng cường mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào, coi đây là tài sản vô giá cần gìn giữ và truyền lại cho các thế hệ mai sau.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước CHDCND Lào Chumaly Saynhason - Ảnh: Chinhphu.vn

Chiều 10/9, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm hữu nghị chính thức CHDCND Lào.Trong thời gian thăm hữu nghị chính thức CHDCND Lào trong hai ngày 9-10/9, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hội đàm với Thủ tướng Thongsing Thammavong; hội kiến với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Chumaly Saynhason và Chủ tịch Quốc hội Pany Yathotu; đồng chủ trì Hội nghị hợp tác đầu tư Việt Nam – Lào; thăm cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam và nói chuyện thân mật với kiều bào ta tại Lào; tới đặt vòng hoa tại Đài Liệt sỹ vô danh; dự lễ khai trương Văn phòng ngân hàng BIDV tại Viêng Chăn…Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Lào Thongsing Thammavong - Ảnh Chinhphu.vnThủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các nhà lãnh đạo Lào đều cho rằng, Việt Nam và Lào là hai nước láng giềng anh em, có mối quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt, hợp tác toàn diện, được các thế hệ lãnh đạo Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước dày công vun đắp, trong đó, hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư phát triển đã mang lại những kết quả thiết thực, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ tổ quốc của mỗi nước.Hai bên đã ký kết nhiều văn bản pháp lý về hợp tác song phương, đồng thời thiết lập những cơ chế phối hợp cần thiết, phù hợp với quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa hai nước.Tổng kim ngạch thương mại hai chiều 5 năm qua tăng khá cao, trung bình trên 25%/năm. Năm 2011, mặc dù có nhiều khó khăn nhưng kim ngạch thương mại 7 tháng đầu năm tăng khoảng 60% so với cùng kỳ năm 2010. Đến nay, Việt Nam đã có 203 dự án đầu tư vào Lào với tổng số vốn 3,3 tỷ USD, cao nhất trong số 55 quốc gia và vùng lãnh thổ mà các doanh nghiệp Việt Nam có hoạt động đầu tư. Lào đã có 8 dự án đầu tư vào Việt Nam với tổng số vốn trên 66 triệu USD.

Chiều 10/9, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm hữu nghị chính thức CHDCND Lào.Trong thời gian thăm hữu nghị chính thức CHDCND Lào trong hai ngày 9-10/9, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hội đàm với Thủ tướng Thongsing Thammavong; hội kiến với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Chumaly Saynhason và Chủ tịch Quốc hội Pany Yathotu; đồng chủ trì Hội nghị hợp tác đầu tư Việt Nam – Lào; thăm cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam và nói chuyện thân mật với kiều bào ta tại Lào; tới đặt vòng hoa tại Đài Liệt sỹ vô danh; dự lễ khai trương Văn phòng ngân hàng BIDV tại Viêng Chăn…Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Lào Thongsing Thammavong - Ảnh Chinhphu.vnThủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các nhà lãnh đạo Lào đều cho rằng, Việt Nam và Lào là hai nước láng giềng anh em, có mối quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt, hợp tác toàn diện, được các thế hệ lãnh đạo Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước dày công vun đắp, trong đó, hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư phát triển đã mang lại những kết quả thiết thực, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ tổ quốc của mỗi nước.Hai bên đã ký kết nhiều văn bản pháp lý về hợp tác song phương, đồng thời thiết lập những cơ chế phối hợp cần thiết, phù hợp với quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa hai nước.Tổng kim ngạch thương mại hai chiều 5 năm qua tăng khá cao, trung bình trên 25%/năm. Năm 2011, mặc dù có nhiều khó khăn nhưng kim ngạch thương mại 7 tháng đầu năm tăng khoảng 60% so với cùng kỳ năm 2010. Đến nay, Việt Nam đã có 203 dự án đầu tư vào Lào với tổng số vốn 3,3 tỷ USD, cao nhất trong số 55 quốc gia và vùng lãnh thổ mà các doanh nghiệp Việt Nam có hoạt động đầu tư. Lào đã có 8 dự án đầu tư vào Việt Nam với tổng số vốn trên 66 triệu USD.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội kiến Chủ tịch Quốc hội Lào Pany Yathotu - Ảnh: Chinhphu.vn


Hai bên nhất trí cần tiếp tục hợp tác chặt chẽ  hơn nữa trong các lĩnh vực an ninh, quốc phòng, văn hóa, giáo dục, giao thông vận tải, năng lượng...; đẩy nhanh tiến độ triển khai Dự án tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam - Lào; tích cực triển khai đề án “Nâng cao chất lượng và hiệu quả hợp tác Việt-Lào”; tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực lao động, y tế, nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và  Thủ tướng Thongsing Thammavong bày tỏ hài lòng và nhất trí tiếp tục hợp tác chặt chẽ và hiệu quả hơn nữa trong việc trao đổi thông tin và phối hợp hoạt động trên các diễn đàn Liên Hợp Quốc, ASEAN, ASEM và các diễn đàn quốc tế và khu vực khác, trong đó chủ trương giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng khẳng định, Việt Nam tiếp tục ủng hộ Lào sớm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và hỗ trợ Lào tổ chức thành công Hội nghị cấp cao Á - Âu lần thứ 9 vào cuối năm 2012.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và các nhà lãnh đạo của Lào cũng cho rằng, những thành công đạt được dù hết sức quan trọng nhưng vẫn chưa tương xứng với quan hệ đặc biệt, tiềm năng và mong muốn của mỗi bên nhất là trên lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư.

Hai bên cần cần tiếp tục quan tâm, tạo dựng môi trường pháp lý thuận lợi nhằm giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh tiến độ thực hiện các dự án đã được cấp phép, đồng thời, tăng cường định hướng cho địa phương và doanh nghiệp về các hình thức và lĩnh vực hợp tác. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định cá nhân Thủ tướng sẽ theo dõi sát sao và sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư hai nước, phù hợp với pháp luật và lợi ích của hai nước.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng lưu ý các doanh nghiệp, nhà đầu tư hai nước cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, nâng cao hiệu quả hợp tác, phát huy tinh thần sáng tạo, tìm ra những cách làm mới, bảo đảm tuân thủ pháp luật và chú trọng trách nhiệm xã hội.

Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, quan hệ hữu nghị, hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào là tài sản vô giá của Đảng, Chính phủ và nhân dân hai nước. Mỗi người trong chúng ta đều có trách nhiệm vun đắp cho mối quan hệ này; mỗi dự án, công trình không chỉ thể hiện sự hợp tác đơn thuần trên cơ sở lợi ích của doanh nghiệp mà còn cần phải đóng góp tích cực cho tình hữu nghị, đoàn kết keo sơn đặc biệt Việt Nam - Lào.

Sự  ổn định và gắn bó của mối quan hệ hữu nghị đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào, sự chia sẻ những giá trị chung vì lợi ích trước mắt và lâu dài giữa Chính phủ và nhân dân hai nước chính là một điểm sáng, là nguồn cảm hứng, là một động lực để mang lại cho chúng ta niềm tin, hy vọng và sự phát triển, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh.

(Chinhphu.vn)

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hà Nam tổ chức hội nghị về sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị

Hà Nam tổ chức hội nghị về sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị

(Thanh tra) - Chiều ngày 12/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Nam đã tổ chức hội nghị thảo luận và cho ý kiến về dự thảo Đề án sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Hà Nam. Đây là một trong những nội dung quan trọng nhằm tinh gọn, nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị, theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW.

Chính Bình

21:26 12/12/2024
Chủ tịch nước: Ngành Ngoại giao cần làm tốt công tác tổ chức, cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18

Chủ tịch nước: Ngành Ngoại giao cần làm tốt công tác tổ chức, cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18

(Thanh tra) - Chiều 12/12, tại buổi làm việc với Bộ Ngoại giao, Chủ tịch nước Lương Cường đã yêu cầu ngành Ngoại giao làm tốt hơn nữa công tác tổ chức, sắp xếp bộ máy, đào tạo, đánh giá cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18 về “một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

T.T

21:06 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm