Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 19/03/2014 - 15:47
(Thanh tra) - Sáng 19/3, tại Hà Nội, đồng chí Nguyễn Tấn Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã làm việc với Ban Kinh tế Trung ương. Cùng dự buổi làm việc có đại diện lãnh đạo Văn phòng Chính phủ, các bộ, ban, ngành Trung ương.
Thủ tướng khẳng định việc tái lập Ban Kinh tế Trung ương là cần thiết
Kết luận buổi làm việc, Thủ tướng khẳng định việc tái lập Ban Kinh tế Trung ương là cần thiết, phù hợp; đánh giá cao và biểu dương nỗ lực của Ban Kinh tế Trung ương năm qua. Trong điều kiện tái lập, nhiều khó khăn, thử thách, cán bộ của Ban còn thiếu, song Ban Kinh tế Trung ương đã chú trọng triển khai đồng thời hai nhiệm vụ cơ bản: vừa xây dựng, phát triển tổ chức bộ máy, nhân sự, quy chế làm việc, vừa triển khai thực hiện các nhiệm vụ thẩm định, nghiên cứu đề xuất theo chức năng, nhiệm vụ được giao, bước đầu đáp ứng được yêu cầu tham mưu về kinh tế - xã hội cho Trung ương mà trực tiếp là Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Nhấn mạnh mục tiêu chung, nhiệm vụ chiến lược phát triển đất nước, Thủ tướng nêu rõ: Để đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, xây dựng đất nước xã hội chủ nghĩa thì kinh tế là trung tâm. Kinh tế là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là vấn đề mới, chưa có con đường sẵn, chưa mô hình sẵn, đòi hỏi phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm, vừa thiết kế, vừa thi công, vừa căn chỉnh… Việc tổng kết là hết sức quan trọng bởi muốn công nghiệp hóa, hiện đại hóa, muốn phát triển nhanh bền vững, chúng ta cần phải làm nhiều việc, trong đó phải thực hiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì việc tổng kết lần này làm rõ thêm sâu sắc thêm nhận thức, nội hàm, phạm trù của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa… Kinh tế thị trường trước hết là phải thực hiện các quy luật của kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa là mục tiêu. Việt Nam thực hiện dùng các chính sách, công cụ điều tiết đảm bảo tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước phát triển, để xóa đói, giảm nghèo, để khoảng cách giầu nghèo không quá cách xa, bảo đảm đảm phúc lợi xã hội và an sinh xã hội. Việc tổng kết nhằm tiếp tục hoàn thiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo động lực phát triển đất nước. Thủ tướng nhấn mạnh: Ban Kinh tế Trung ương có vai trò quan trong việc triển việc sơ kết này.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường phối hợp chặt chẽ với Ban Kinh tế Trung ương trong công tác xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các Đề án trình Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Thủ tướng khẳng định Chính phủ luôn ủng hộ và phối hợp chặt chẽ để ban Kinh tế làm tốt chức năng nhiệm vụ được giao, đóng góp có hiệu quả vào phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Thanh Liêm
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hợp nhất Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ để tối ưu hóa nguồn lực, tránh chồng chéo, trùng lắp nhiệm vụ… theo Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc.
Hương Giang
23:28 11/12/2024(Thanh tra) - Sau khi hợp nhất Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành Bộ Kinh tế, Tài chính dự kiến sẽ giảm được 22 đầu mối, không còn tổng cục.
Hương Giang
23:23 11/12/2024Trung Hà
21:14 11/12/2024Bùi Bình
21:07 11/12/2024Bùi Bình
20:49 11/12/2024Thu Huyền
Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình