Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 23/08/2011 - 05:10
(Thanh tra)- Ở tuyến trước, quân và dân Việt Nam luôn tấn công địch mạnh mẽ với phương châm “2 chân, 3 mũi” (2 chân quân sự - chính trị song song, 3 mũi giáp công đấu tranh vũ trang - đấu tranh chính trị của quần chúng - công tác binh địch vận), liên tục tấn công địch ở khắp 3 vùng chiến lược: Rừng núi, đồng bằng, đô thị; tiêu diệt địch ở trước mặt và đánh mạnh cả vào cơ quan đầu não, căn cứ trọng yếu nằm sâu tận hang ổ, sào huyệt cuối cùng của chúng.
>>Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp: Thiên tài quân sự, nhà văn hóa lớn
(Tiếp theo kỳ trước)
Còn ở tuyến sau, các căn cứ địa cách mạng, các cơ sở hậu phương quân đội luôn được xây dựng, củng cố vững chắc, làm chỗ dựa tin cậy và chi viện đắc lực cho tiền tuyến đánh thắng kẻ thù.
Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Bộ Chính trị, đứng đầu là vị chỉ huy tối cao Hồ Chí Minh, cùng với quân và dân, anh hùng của mình, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp đã điều hành cuộc chiến tranh toàn dân thần kỳ của Việt Nam đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật quân sự. Đường lối chiến lược kháng chiến trường kỳ, toàn dân toàn diện đã đánh bại và làm phá sản hoàn toàn đường lối chiến lược tốc chiến tốc thắng và các chiến lược khác của những tên đế quốc hùng mạnh nhất thế kỷ 20. Đây là sự kiện có một không hai của lịch sử quân sự thế giới.
Ông Peter Macdonald, người Anh, một nhà quân sự và là nhà nghiên cứu, đã sang Việt Nam và được Đại tướng Võ Nguyên Giáp tiếp chuyện. Trong cuốn sách “Võ Nguyên Giáp - Một sự đánh giá” (Giap, an assessment) của Peter Macdonald, xuất bản năm 1992 bằng tiếng Anh (Bản dịch ra tiếng Pháp là: Giáp - Hai cuộc chiến tranh Đông Dương), đã có những đánh giá: “Võ Nguyên Giáp là vị tướng duy nhất trong lịch sử hiện đại tiến hành cuộc chiến chống kẻ thù từ thế vô cùng yếu, thiếu trang bị, thiếu nguồn tài chính. Mặc dù thời kỳ đầu trong tay chưa có quân, nhưng vẫn liên tiếp đánh bại tàn quân của đế quốc Nhật, quân đội Pháp (đế quốc thực dân số 2) và Mỹ (một trong hai siêu cường thế giới) mặc dầu Mỹ đã ném vào cuộc chiến tranh những nguồn sức người, sức của và kỹ thuật to lớn trong một thời gian dài”.
Cũng theo đánh giá của Peter Macdonald: “Ông đã chuẩn bị một cuộc chiến tranh lâu dài, đã chiến đấu phòng ngự cho đến khi đạt được thế cân bằng nhiều mặt và điều chỉnh cách giải quyết của mình theo nhu cầu để rồi đánh thắng các đội quân lớn của địch”. “Trên lĩnh vực phép biện chứng, Võ Nguyên Giáp đã tỏ ra xuất chúng trong suốt cả cuộc chiến tranh Đông Dương. Nếu không ở tầm cỡ làm chủ được cách suy nghĩ biện chứng thì Võ Nguyên Giáp không thể thắng nổi trận Điện Biên Phủ”. “Ông trở thành một trong những vị tướng tài năng nhất của thế kỷ XX và chuyên gia vĩ đại nhất về chiến tranh nhân dân hiện đang còn sống”. “Ông là một động lực đằng sau mọi thắng lợi. Thành tích của ông là có một không hai và kết quả ông thu được là phi thường. Đó chính là thiên tài quân sự”… (Sách “Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp với sử học Việt Nam”, NXB Chính trị Quốc gia, tháng 8/2010, trang 324 - 329).
2. Tư duy khoa học của Võ Nguyên Giáp về xây dựng lực lượng quân sự rất độc đáo, sáng tạo và toàn diện
Được T.Ư Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh tin tưởng giao trọng trách Tổng Tư lệnh kiêm Bí thư Quân uỷ T.Ư, Đại tướng Võ Nguyên Giáp hiểu rõ hơn ai hết vai trò của tổ chức thực hiện có ý nghĩa hết sức quan trọng, nhằm bảo đảm đường lối đúng đắn, sáng suốt của Đảng thành công. Ông đặc biệt gia tâm nghiên cứu xây dựng, phát triển các lực lượng quân sự thích ứng với tình thế từng thời kỳ của chiến tranh.
Bắt đầu từ con số 0, ông đã có và có tất cả những đơn vị chiến đấu thiện chiến, những đơn vị phục vụ chiến đấu tinh thông nghiệp vụ, đáp ứng được nhu cầu của các giai đoạn chiến tranh trong hoàn cảnh đất nước nghèo nàn, lạc hậu, khốn khó trăm bề.
Trước hết, ông cùng với Đảng uỷ Quân sự T.Ư hội tụ được một đội ngũ đông đảo cán bộ ở các cấp, các ngành có đầy đủ khả năng độc lập, tự chủ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ở những địa bàn chiến đấu ở cách xa trung tâm chỉ huy, cực kỳ gian khổ khó khăn, trải rộng trên khắp các mặt trận, chiến trường 3 nước Đông Dương.
Bộ đội chủ lực đã có những trung đoàn, sư đoàn, quân đoàn, binh đoàn trở thành những “quả đấm thép”, những đơn vị anh hùng có năng lực và hiệu suất chiến đấu rất cao.
Bộ đội đặc công đặc biệt tinh nhuệ, từng giáng cho địch những đòn sấm sét kinh hoàng được xây dựng thành một binh chủng chính quy là một điều lạ thường và hiếm thấy trong quân đội các nước trên thế giới.
Dân quân du kích, tự vệ chiến đấu, bộ đội địa phương phát triển lớn mạnh vượt bậc, có khả năng bắn rơi máy bay, bắn chìm tàu chiến, tiêu hao, tiêu diệt sinh lực các đơn vị chính quy của địch.
Ngành tình báo quân sự và tình báo chiến lược Việt Nam cực kỳ mưu trí, tài giỏi.
Các chiến sỹ ngành quân y, văn công, phóng viên ra tận tuyến lửa, trận địa phục vụ chiến đấu. Các “anh nuôi” với cái bếp mang tên người anh hùng Hoàng Cầm, đưa cơm nước đến tận chiến hào. Các thanh niên xung phong, dân công hoả tuyến, các chiến sỹ bộ binh… mang vác nặng hành quân bộ hàng trăm, hàng ngàn cây số ra mặt trận, vượt qua biết bao sông suối, núi rừng, đói rét, bệnh tật, thú dữ, đạn bom mà lòng vẫn vui phơi phới, tràn đầy niềm tin tất thắng.
Từ yêu cầu của nhiệm vụ chiến đấu và ý kiến trao đổi của một số cán bộ lãnh đạo, chỉ huy cấp dưới, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người đã đề xuất và trực tiếp chỉ đạo, tổ chức mở sớm đường Trường Sơn, một con đường mòn về sau tiến lên đường cơ giới hoá và mang tên huyền thoại “đường Hồ Chí Minh”. Đồng thời, còn phát triển thêm con đường mòn trên biển. Tác dụng của những con đường này vô cùng to lớn với công cuộc giải phóng miền Nam; thống nhất nước nhà.
Phương Tây hết sức khâm phục Việt Nam với mạng lưới thông tin liên lạc và giao thông vận tải quá thô sơ không hơn thế kỷ 18, bảo đảm hậu cần chiến tranh bằng gồng gánh, xe đạp thồ, mang vác trên vai người không dưới 50kg, một nền hậu cần thời trung cổ đã đánh bại nền hậu cần hiện đại khổng lồ của quân đội Mỹ. Sự vận dụng độc đáo, sáng tạo đó, chính là bắt nguồn từ thiên tài quân sự.
Trong cuốn sách “Trận Điện Biên Phủ dưới con mắt người Pháp” của Nhà xuất bản Tổng hợp TP Hồ Chí Minh (tên nguyên văn cuốn sách là La bataille de Dien Bien Phu, xuất bản ở Paris năm 1963), tác giả Jules Roy đã nhận xét khá tinh tế và thú vị rằng: “Không phải viện trợ bên ngoài đã đánh bại Tướng Navarre, mà chính là những chiếc xe đạp peugeot thồ 200, 300kg hàng và đẩy bằng sức người, những con người ăn chưa đủ no và ngủ thì nằm ngay dưới đất trải tấm nilon. Cái đã đánh bại Tướng Navarre không phải là phương tiện, mà là sự thông minh và ý chí của đối phương”.
(Còn nữa)
Đại tá Hồ Ngọc Sơn
Nguyên Trưởng phòng Thông tấn Quân sự
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 13/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 tổ chức Hội nghị lần thứ 28 để tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII về “Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.
Bùi Bình
19:37 13/12/2024(Thanh tra) - Ngày 13/12/2024, UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức hội nghị tổng kết công tác quốc phòng địa phương, giáo dục quốc phòng và an ninh năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Trung Hà
16:40 13/12/2024T.Thanh
16:36 13/12/2024PV
16:33 13/12/2024Thu Huyền
16:03 13/12/2024Chính Bình
15:56 13/12/2024Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải
Bùi Bình