Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Thanh tra Chính phủ quán triệt nội dung cơ bản Luật Thanh tra 2010

Thứ ba, 22/03/2011 - 10:08

(Thanh tra) – Sáng 22/3, tại Hà Nội, Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã tổ chức Hội nghị quán triệt những nội dung cơ bản của Luật Thanh tra năm 2010.

Quang cảnh hội nghị

Tăng tính tập trung, thống nhất
 
Theo Phó Tổng Thanh tra Trần Đức Lượng, Luật Thanh tra năm 2010 có rất nhiều điểm mới so với Luật năm 2004, Luật Thanh tra năm 2010 đã tập trung làm rõ địa vị pháp lý của các cơ quan Thanh tra, một mặt tăng tính tập trung, tính thống nhất trong chỉ đạo điều hành chung, mặt khác tăng tính chủ động, tính tự chịu trách nhiệm của các cơ quan Thanh tra; bổ sung các qui định về việc theo dõi, đôn đốc thực hiện kết luận thanh tra; bổ sung những chế tài đối với người đi thanh tra, người chỉ đạo, người ra quyết định thanh tra, đối tượng thanh tra và các cơ quan liên quan.

Nếu trước kia Luật Thanh tra 2004 chỉ qui định đến cơ quan Thanh tra Nhà nước và tổ chức Thanh tra nhân dân, thì nay Luật Thanh tra 2010 đã qui định rất cụ thể về cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành. Chức năng thanh tra chuyên ngành cho cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước theo ngành, lĩnh vực do Chính phủ qui định, theo đề nghị của Tổng TTCP sau khi đã thống nhất với Bộ trưởng. Khi tiến hành thanh tra, thanh tra chuyên ngành được xử phạt vi phạm hành chính và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn khác theo qui định của pháp luật.

Luật Thanh tra năm 2010, gồm 7 chương và 78 điều, trong đó 2 chương mới và 9 điều mới liên quan đến thanh tra viên, đơn vị thanh tra, người được giao nhiệm vụ thanh tra và các điều kiện bảo đảm hoạt động của thanh tra Nhà nước.

Trước đây, luật chưa đề cập cụ thể chức năng quản lý Nhà nước của cơ quan Thanh tra, thì nay Luật Thanh tra năm 2010 đã qui định rất rõ, trên 3 lĩnh vực. Cơ quan Thanh tra Nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện và giúp cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền thực hiện quản lý Nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.

So với Luật 2004, Luật Thanh tra 2010 cũng qui định rõ hơn, minh bạch hơn, hoạt động thanh tra không được trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra. Nghĩa là, không trùng cả với thanh tra chuyên ngành.

Luật Thanh tra 2010 đã giao quyền cho người đứng đầu các cơ quan Thanh tra Nhà nước quyền được ra quyết định thanh tra khi phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật. Khi đã giao quyền, nếu người đứng đầu cơ quan Thanh tra lại cố tình không ra quyết định thanh tra khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì phải chịu trách nhiệm. Luật Thanh tra 2010 cũng quy định cấm hành vi “cố ý không ra quyết định thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật”.

Chủ động thanh tra, tự chịu trách nhiệm

Phó Tổng Thanh tra Trần Đức Lượng phát biểu tại Hội nghị

Hương Giang - Bích Ngọc

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Xem thêm