Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 29/03/2011 - 14:01
(Thanh tra) - Thế giới đang hoang mang vì trận động đất lịch sử vừa qua tại Nhật Bản. Có một cán bộ Thanh tra Chính phủ đang tham gia học tập tại “đất nước mặt trời mọc”, đó là anh Dương Hồng Thành. Dưới đây là lời kể của anh về một ngày bình thường tại Nhật Bản trong những ngày này.
Sau cơn động đất và trận sóng thần lịch sử xảy ra ở tỉnh Fukushima làm hàng ngàn người chết và cơ sở hạ tầng của thành phố ven biển chịu ảnh hưởng của cơn sóng thần đã bị phá hủy hoàn toàn. Các ngày tiếp theo, 4 lò phản ứng hạt nhân có nguy cơ phát nổ…Công ty điện lực Tokyo (TEPCO) ngập ngừng tuyên bố sẽ cắt điện luân phiên vì nguồn năng lượng cung cấp cho Tokyo có thể bị ảnh hưởng. Người dân thành phố vốn phụ thuộc hoàn toàn vào điện này trở nên xáo trộn, từ việc đi lại, ăn uống và làm việc…Cô bạn người Nhật gửi thư cho tôi thổn thức: “Tôi không tài nào rời khỏi màn hình tivi khi người đại diện của TEPCO thông báo sẽ cắt điện luân phiên ở thành phố!”. Anh bạn ra đón người thân sang chơi (chả hiểu sao lại sang đi chơi vào thời điểm nước sôi lửa bỏng này) không biết làm thế nào để ra được sân bay mà ngày bình thường đi chỉ mất khoảng hơn 40 phút. Hôm nay, phải mất 8 tiếng để đưa gia đình anh về nhà trọ bởi các chuyến tàu đã bị cắt và tạm dừng hoạt động. Có lẽ động thái để cắt điện được thể hiện trước hết bằng việc tạm dừng hoạt động một số chuyến tàu và giảm tần suất của các chuyến tàu thông dụng như Yamanote line & Chuo. Người dân Tokyo tìm bản đồ để xác định đường về nhà.
3 giờ sáng, thầy giáo dạy môn Quản lý rủi ro trong chính sách gửi mail cho mọi người về lịch cắt điện ở các quận của Tokyo (Ku) và các tỉnh lân cận (Ken) và gửi một danh sách dài về các hiện tượng có thể xảy ra khi cắt điện như việc đi tàu trở nên khó khăn hơn, các đèn giao thông có thể không hoạt động, thang máy, siêu thị và các cây ATM sẽ dừng hoạt động. Kèm theo các khu vực có thể bị cắt điện là “hướng dẫn sử dụng” khi mất điện như việc trữ nước trong bồn tắm, nơi gần nhất để bạn có thể sạc được điện thoại, máy tính, việc mất liên lạc khi không có internet, làm sao để thoát khỏi cửa tự động khi mất điện cũng như việc điều hòa và máy sưởi dừng hoạt động...
Sáng sớm bà chủ nhà bấm chuông thông báo có thể khu nhà sẽ mất điện và kêu gọi mọi người thông cảm với TEPCO và cố gắng đối phó với tình trạng này. Hàng hóa thiết yếu như gạo và nước uống trong các siêu thị được mua hết, sáng sớm, xe ô tô của TEPCO đi dọc các phố thông báo sẽ cắt điện và hướng dẫn người dân đối phó với tình hình khó khăn.
Buổi trưa đến trường, cả một dãy hành lang dài bên ngoài của khu dành cho sinh tự học tối om om mặc dù chẳng có thông báo cắt điện ở khu này, vẫn thấy phòng dành cho SV quốc tế sáng đèn, hóa ra trường đã cắt các bóng điện không cần thiết và điều hòa, máy sưởi để tiết kiệm điện, anh quản lý sinh viên cho biết mặc dù không có sự yêu cầu từ chính phủ nhưng không ai bảo ai, không chỉ mình tokyo mà cả các vùng khác trên cả nước Nhật đều hạn chế dùng điều hòa máy sưởi để tiết kiệm điện, vì đấy là nghĩa vụ công dân. Anh tròn xoe mắt khi thấy mình bảo mình có thể đối phó với tình trạng mất điện trong vài giờ vì thực ra ở nhà em cũng quen với tình trạng này rồi, thậm chí còn không được báo trước.
Chiều rẽ qua siêu thị, hàng hóa cũng vơi đi khá nhiều so với hàng ngày vì mọi người đều lo tích trữ, nhưng chị bán hàng nói xin lỗi và cho biết mai lại có hàng về. Chợt thấy có gì khác ở trong siêu thị, hóa ra một số kệ hàng đã được tắt bớt điện, điều hòa cũng hạ nhiệt độ... các cửa hàng chơi điện tử Pakchiko đóng cửa vì cho rằng quá tốn điện...
Tokyo một chiều mất điện, vẫn dáng vội vàng những người đi trên phố, những hàng dài người xếp hàng vào siêu thị mua như thời bao cấp, nhẫn nại và nhẫn nhịn làm cho mình không thể nghĩ đất nước này chỉ 2 năm thay vài vị Thủ tướng! Thế mới biết, chính phủ mạnh thì sự đồng lòng của người dân là điều vô cùng quan trọng, không cần những khẩu hiệu cao siêu, không cần lý giải...
Nhiều người vẫn đang tự hỏi câu hỏi mà rất phổ biến ở nơi khác sau thảm họa kể cả các quốc gia phát triển như Anh, Mỹ: tại sao không có cảnh xô lấn, chen đẩy và cướp bóc ở vùng sau thiên tai? Câu trả lời đơn giản nhất có lẽ là tại sao phải thế khi cả nước Nhật đang hướng về họ, đang lo cho họ, họ có một cộng đồng tốt trong đó có những công dân tuyệt vời thế cơ mà!
Hôm nay Tokyo lại không mất điện, thực phẩm và gạo đã ngập tràn các ngăn trong siêu thị, chỉ khác là đóng cửa sớm hơn và điện được bật ít hơn....
Việt Hưng (ghi)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sau 2 ngày 13-14/12, Đại hội lần thứ VIII Hội Nhà báo thành phố bầu ra Ban Chấp hành gồm 9 đồng chí và bầu Nhà báo Nguyễn Anh Tú là Chủ tịch Hội Nhà báo thành phố Hải Phòng nhiệm kỳ 2024-2029.
Kim Thành
19:37 14/12/2024(Thanh tra) - Ngày 14/12, bà Tráng Thị Xuân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sơn La chủ trì cuộc họp cùng lãnh đạo các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ và Ban Dân tộc nhằm thống nhất phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của một số cơ quan, đơn vị của tỉnh.
Trần Kiên
19:34 14/12/2024Hương Giang
16:17 14/12/2024Trần Quý
14:00 14/12/2024Bùi Bình
19:37 13/12/2024Trung Hà
16:40 13/12/2024Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền