Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 11/07/2013 - 14:48
(Thanh tra) - Những mâu thuẫn, chồng chéo trong các quy định của pháp luật chưa được bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung, thay thế kịp thời đang tạo ra “khoảng trống” làm cho hệ thống pháp luật thiếu thống nhất, minh bạch, khó khả thi, tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế - xã hội.
Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Thảo Nguyên
Thời gian qua, cùng với hoạt động kiểm tra, xử lý văn bản, hoạt động rà soát, hệ thống hóa văn bản đã được các bộ, ngành, chính quyền địa phương quan tâm thực hiện và đạt được những kết quả tích cực.
Tuy nhiên, việc rà soát để xử lý văn bản khi có văn bản pháp luật cấp trên mới được ban hành hoặc khi tình hình kinh tế - xã hội thay đổi còn chưa thực sự đạt hiệu quả. Nhiều bộ, ngành và địa phương thực hiện chưa đúng yêu cầu rà soát thường xuyên, thậm chí còn nhầm lẫn giữa rà soát thường xuyên với định kỳ hệ thống hóa văn bản.
Thực tế cũng cho thấy, vẫn còn tình trạng thiếu sự liên thông, kết nối chặt chẽ giữa các hoạt động rà soát, hệ thống hóa văn bản với xây dựng và theo dõi thi hành pháp luật… dẫn đến nhiều văn bản, quy định không còn phù hợp hoặc mâu thuẫn, chồng chéo với các văn bản pháp luật cấp trên mới được ban hành nhưng không được bãi bỏ hoặc sửa đổi, bổ sung, thay thế kịp thời, tạo ra “khoảng trống” pháp luật, làm cho hệ thống pháp luật thiếu thống nhất, minh bạch, khó khả thi, tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế - xã hội.
Tại hội nghị triển khai thực hiện Nghị định số 16/2013/NĐ-CP do Bộ Tư pháp tổ chức ngày 11/7, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Hoàng Thế Liên cho biết, một trong những nguyên nhân dẫn đến việc rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật còn nhiều hạn chế, bất cập là do trước đây “chúng ta thiếu căn cứ pháp lý tiến hành”.
Thứ trưởng Hoàng Thế Liên khẳng định, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật là một trong những công cụ hữu hiệu trong xây dựng và thực thi pháp luật để kịp thời kiến nghị sửa đổi, loại bỏ các quy định mâu thuẫn, chồng chéo. Đồng thời, phát hiện những vấn đề chưa đáp ứng hơi thở cuộc sống. Nghị định số 16 ra đời tạo ra hành lang pháp lý quan trọng và là văn bản đầu tiên quy định hoạt đồng này được tiến hành một cách bài bản, thống nhất trên toàn quốc.
Ngày 6/2/2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 16 quy định rõ trách nhiệm của bộ trưởng, thủ tưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chủ tịch UBND các cấp trong việc rà soát, hệ thống hóa văn bản; các hình thức xử lý văn bản được rà soát; căn cứ, nội dung, trình tự, thủ tục và các điều kiện bảo đảm cho công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản.
Theo đó, hoạt động rà soát, hệ thống hóa văn bản pháp luật sẽ được thực hiện thường xuyên, định kỳ, đồng bộ đối với tất cả các cơ quan có trách nhiệm, kịp thời công bố tập hệ thống hóa văn bản có hiệu lực và các danh mục văn bản.
Các đại biểu tham dự hội nghị thuộc khối các cơ quan Trung ương sẽ trung tập thảo luận, tập huấn về quy trình rà soát văn bản quy phạm pháp luật theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn; các hình thức xử lý văn bản rà soát và các điều kiện bảo đảm thực hiện công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật….
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 13/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 tổ chức Hội nghị lần thứ 28 để tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII về “Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.
Bùi Bình
19:37 13/12/2024(Thanh tra) - Ngày 13/12/2024, UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức hội nghị tổng kết công tác quốc phòng địa phương, giáo dục quốc phòng và an ninh năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Trung Hà
16:40 13/12/2024T.Thanh
16:36 13/12/2024PV
16:33 13/12/2024Thu Huyền
16:03 13/12/2024Chính Bình
15:56 13/12/2024Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải
Bùi Bình