Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Quy trách nhiệm người đứng đầu khi “phình” cấp phó

Thứ ba, 18/11/2014 - 09:23

(Thanh tra) - Đó là nhấn mạnh của Đại biểu Bùi Thị An (TP Hà Nội) bên hành lang Quốc hội. Trong sáng nay (18/11), Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình sẽ trả lời chất vấn về cải cách hành chính, thực hiện tinh giản biên chế đội ngũ cán bộ, công chức, khắc phục tình trạng cấp phó quá nhiều ở các cơ quan Trung ương…

Đại biểu Quốc hội Bùi Thị An (TP Hà Nội). Ảnh: Thảo Nguyên

+ Thời gian qua, Chính phủ đã nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp cải cách hành chính và đã giảm được nhiều thủ tục, phiền hà. Quan điểm của bà về công tác này như thế nào?

- Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo về cải cách thủ tục hành chính từ Trung ương đến địa phương và đã có những kết quả nhất định. Các thủ tục hành chính liên quan đến người dân đã bớt rườm rà và có tiến bộ hơn. 

Tuy nhiên, công cuộc này vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Mà nguyên nhân thì có nhiều. Ở đây, trước hết phải kể đến là bộ máy chưa gọn nhẹ, tinh giảm, hiệu quả. 

Tôi biết, hiện có bộ có tới 80 trường học, nhiều đơn vị sự nghiệp có thu, tức là vừa làm kinh doanh vừa quản lý Nhà nước. Đúng ra mỗi bộ, ngành chỉ cần một viện nghiên cứu về chính sách, còn lại các vụ làm tham mưu chính sách. Với bộ máy Nhà nước làm lan man không đúng chức năng nên cải cách hành chính mới không hiệu quả được. 

Tiếp đó là biên chế. Ai cũng kêu nhiều công chức sáng “vác ô đi, tối vác ô về” hay hiện tượng 4.000 người nộp đơn thi vào công chức. Đấy là một biểu hiện thích vào cơ quan Nhà nước để yên vị một chỗ, cứ thế túc tắc đi lên, không cần cố gắng.

Tôi cho rằng, việc đầu tiên là phải rà soát lại bộ máy Nhà nước để xem trong từng bộ, ngành cần bao nhiêu đơn vị, tổ chức và phải tách bạch chức năng quản lý Nhà nước với chức năng kinh doanh. 

+ Có ý kiến cho rằng, bộ máy Nhà nước dường như ngày càng “phình ra”, cấp phó quá nhiều. Có nơi một phòng 3 người cũng có 1 trưởng 1 phó. Theo bà, cần phải làm gì để khắc phục tình trạng có quá nhiều cấp phó ở các cơ quan Trung ương?

- Tới đây phải chấm dứt tình trạng này, phải quy rõ trách nhiệm người đứng đầu khi có vấn đề “phình” cấp phó. Cấp phó dù là Thứ trưởng nhưng cũng là giúp việc cho Bộ trưởng thôi, có thể hiểu như cấp chuyên viên cao cấp giúp việc cho Bộ trưởng chứ không phải là cấp lãnh đạo.

Tôi đang nghĩ tới đây, đồng chí nào nhậm chức Bộ trưởng thì đề nghị với đồng chí ấy luôn rằng, với bằng ấy nhiệm vụ, với 3 hoặc 4 Thứ trưởng có đảm nhiệm được không hay lên lại xin thêm cấp phó. 

Ở đây vấn đề là tính minh bạch. Theo tôi, minh bạch phải là tiêu chí rất cao trong hệ thống Nhà nước từ Trung ương đến địa phương vì có minh bạch mới đánh giá được hiệu quả trong tuyển dụng công chức, viên chức. Từ đó sẽ triệt tiêu được nạn xin - cho. Làm được điều này mới làm trong sạch xã hội, lấy được lòng tin của dân.

+ Vậy theo đề xuất của bà, hình thức thi tuyển cán bộ cần được nhân rộng?

- Đúng vậy. Thi tuyển cán bộ nên nhân rộng bởi nó đã thể hiện tính minh bạch từ đầu đến cuối, công khai danh sách, công khai tiêu chí và được dư luận cử tri ủng hộ. 

Tôi cho rằng, không chỉ trong thi tuyển cán bộ công chức mà tới đây tính minh bạch phải được thể hiện ở tất cả các khâu, các lĩnh vực trong quản lý Nhà nước. Ví dụ như trong một cơ quan có lộ trình cấp vốn thì không ai phải xin nữa...

+ Xin cảm ơn bà!

Thảo Nguyên (Ghi)

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hà Giang: Tỷ lệ tinh giảm biên chế giai đoạn 2016-2021 giảm 10%

Hà Giang: Tỷ lệ tinh giảm biên chế giai đoạn 2016-2021 giảm 10%

(Thanh tra) - Chiều 13/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 tổ chức Hội nghị lần thứ 28 để tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII về “Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

Bùi Bình

19:37 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm