Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Phó Thủ tướng: Phải nhận diện cán bộ “hư hỏng” trong thi hành án

Thứ năm, 04/12/2014 - 16:29

(Thanh tra) - Ngành Thi hành án phải tập trung chỉ đạo giải quyết dứt điểm các vụ việc có khiếu nại, tố cáo gay gắt, kéo dài gây bức xúc trong xã hội, trên cơ sở bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước và người dân; tăng cường kiểm tra, thanh tra, kiên quyết xử lý nghiêm những cán bộ, công chức có sai phạm...

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Thảo Nguyên

Đó là ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại hội nghị triển khai công tác thi hành án dân sự năm 2015 chiều ngày 4/12.

Theo Tổng cục Thi hành án dân sự, năm 2014, dù tình hình kinh tế - xã hội trong nước vẫn còn khó khăn, thị trường bất động sản chưa thực sự khởi sắc, số thụ lý mới về thi hành án dân sự tăng, đặc biệt về tiền, song các cơ quan Thi hành án dân sự đã thi hành xong số việc và số tiền cao hơn năm 2013. 

Những thiếu sót, vi phạm trong thi hành án dân sự được tập trung chấn chỉnh, khắc phục. Bộ máy, tổ chức hệ thống thi hành án dân sự tiếp tục được tăng cường, củng cố; kỷ cương, kỷ luật được siết chặt, đặc biệt là việc tập trung chấn chính, xử lý đối với các địa phương còn hạn chế, yếu kém. 

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác Thi hành án dân sự vẫn còn không ít những hạn chế và bất cập. “Số việc, số tiền chưa thi hành được chuyển sang năm 2015 vẫn còn ở mức cao; tình trạng Chấp hành viên, cán bộ Thi hành án dân sự vi phạm kỷ luật, đạo đức nghề nghiệp, vi phạm pháp luật, thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự có xu hướng tăng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của ngành”, Phó Thủ tướng chỉ rõ.

Năm 2015 là năm thứ ba công tác thi hành án dân sự thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ theo Nghị quyết số 37 của Quốc hội, cũng là năm đầu tiên triển khai thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi hành án dân sự vừa được Quốc hội thông qua, Phó Thủ tướng yêu cầu, kịp thời ban hành hoặc phối hợp với các bộ, ngành ban hành các văn bản hướng dẫn trên tình thần không được chậm trễ.

Phó Thủ tướng lưu ý, công tác thi hành án dân sự liên quan trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp, nên không thể để tình trạng nợ đọng văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Năm 2015, ngành Thi hành án phải tập trung chỉ đạo giải quyết dứt điểm các vụ việc có điều kiện thi hành, đặc biệt là các vụ án lớn, phức tạp, các vụ việc có khiếu nại, tố cáo gay gắt, kéo dài gây bức xúc trong xã hội, trên cơ sở bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước và người dân. Tăng cường kiểm tra, thanh tra, kịp thời phát hiện các vi phạm đạo đức nghề nghiệp, vi phạm pháp luật trong thi hành án dân sự; giữ kỹ cương phép nước trong thi hành án dân sự, kiên quyết xử lý nghiêm những cán bộ, công chức có sai phạm.

“Những cán bộ, công chức có nhiều dư luận không tốt thì phải có biện pháp luân chuyển, thay đổi vị trí công tác. Chúng ta phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ nhưng không phải chạy theo thành tích. Cán bộ thi hành án phải gương mẫu, trong sạch”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Theo Phó Thủ tướng, ngành thi hành án cần huy động mọi nguồn lực, phát huy tính sáng tạo, tinh thần đoàn kết, hợp tác trong toàn bộ hệ thống các cơ quan Thi hành án dân sự, đảm bảo hoàn thành ở mức cao nhất các chỉ tiêu, nhiệm vụ về thi hành án dân sự, thi hành án hành chính theo Nghị quyết của Quốc hội trong năm 2015

Bên cạnh đó, tăng cường phối hợp chặt chẽ với TAND, Viện KSND, UBND các tỉnh, TP đã thực hiện thí điểm Thừa phát lại; chỉ đạo, hướng dẫn việc thực hiện, bảo đảm thí điểm thắng lợi, tiến tới tổng kết thực hiện thí điểm vào cuối năm 2015. Các cơ quan Thi hành án dân sự có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ các Văn phòng Thừa phát lại trong quá trình triển khai các hoạt động liên quan đến thi hành án dân sự, coi đó là một nhiệm vụ chính trị chung của Bộ, ngành Tư pháp và hệ thống Thi hành án dân sự…

Vẫn còn biểu hiện chạy theo thành tích Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự Hoàng Sỹ Thành cho biết, công tác kiểm tra, thanh tra trong thi hành án dân sự tiếp tục được quan tâm chỉ đạo, thực hiện ngày càng bài bản, chặt chẽ và đạt chất lượng hơn trước. Qua đó, đã phát hiện và xử lý nghiêm đối với các trường hợp sai phạm, giúp cho việc chấn chỉnh kỷ cương, lỷ luật và quản lý ngành có hiệu quả hơn nữa. Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu phải giải quyết dứt điểm các vụ khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài trên cơ sở bảo vệ quyền lợi ích của nhà nước và người dân. Ảnh: Thảo Nguyên Bộ Tư pháp đã tổ chức 6 cuộc thanh tra toàn diện tại các tỉnh Gia Lai, Đồng Nai, Đồng Tháp, Quảng Nam, Long An, Phú Thọ; phối hợp với Bộ Công an tổ chức 3 cuộc kiểm tra liên quan đến việc thực hiện Thông tư liên tịch số 07 hướng dẫn trình tự, thủ tục thu, nộp, quản lý tiền, giấy tờ của người phải thi hành án và trả tiền, giấy tờ cho người được thi hành án dân sự là phạm nhân; 19 cuộc thanh tra, kiểm tra công tác thi hành án dân sự.; Kết quả thanh tra, kiểm tra cho thấy, các đơn vị được thanh tra vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, thậm chí yếu kém, nhất là trong công tác chỉ đạo, điều hành, chuyên môn nghiệp vụ, báo cáo thống kê….; vẫn còn biểu hiện chạy theo thành tích trong thời điểm cuối năm như phân loại án có điều kiện; số hoãn, trả đơn, ủy thác thi hành án còn nhiều. Công tác tiếp dân cũng tiếp tục được quan tâm chú trọng thực hiện đúng quy định, cơ bản không để xảy khiếu nại, tố cáo đông người. Năm 2014, Bộ Tư pháp đã tiếp 750 lượt công dân, tiếp nhận 9.956 đơn thư khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự tập tủng chủ yếu tại TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Nai, Tiền Giang.... Đến nay đã giải quyết 3.559/3681 việc thuộc thẩm quyền, đạt tỷ lệ 96,68% “Bộ Tư pháp cũng đã chỉ đạo tổ chức rà soát, thống kê tổng hợp chính xác các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài để có biện pháp chỉ đạo giải quyết dứt điểm, bảo đảm đúng quy định của pháp luật”, ông Hoàng Sỹ Thành nhấn mạnh. Ngoài ra, lãnh đạo Bộ, lãnh đạo Tổng cục Thi hành án đã nghiêm túc thực hiện Luật Tiếp công dân, thiết lập, công khai số điện thoại “đường dây nóng” để kịp thời tiếp nhận, xử lý thông tin. Theo ông Hoàng Sỹ Thành, hiện Bộ Tư pháp đang chỉ đạo xây dựng “Thông tư hướng dẫn công tác tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại các cơ quan thi hành án dân sự và quy trình xử lý đơn đã tiếp nhận” để thống nhất cách hiểu, áp dụng các quy định mới của Luật Tiếp công dân trong lĩnh vực thi hành án dân sự.

Vượt số vụ, thiếu về tiền so với chỉ tiêu Quốc hội giao

Từ ngày 1/20/2013 đến ngày 30/9/2014, toàn ngành thi hành án thu lý 779.298 việc, tăng 47.119 (6,43%) so với năm 2013, trong đó có 600.297 việc có điều kiện giải quyết (chiếm tỷ lệ 77,03%), tăng 30.604 việc và 179.001 việc chưa có điều kiện giải quyết. Kết quả, đã giải quyết xong 531.095 việc, đạt tỷ lệ 88,47% (vượt 0,47% so với chỉ tiêu được Quốc hội giao).

Tổng số tiền thụ lý trên 95.109 tỷ đồng, tăng 24.547 tỷ đồng (34,78%) so với năm 2013, trong đó có 50.808 tỷ đồng có điệu kiện giải quyết và 44.307 tỷ đồng chưa có điều kiện giải quyết. Trong số có điều kiện, đã giải quyết xong 38.982 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 76,72% (so với chỉ tiêu Quốc hội giao, còn thiếu 0,28%).

Về thi hành đối với các khoản thu cho Ngân sách Nhà nước đã giải quyết được 354.454 việc, tương ướng với số tiền 2.242 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 68,4% về việc và 33,04% về tiền so với số phải giải quyết).

Các cơ quan Thi hành án dân sự và các trại giam, trại tạm giam tiếp tục thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT ngày 6/2/2013 liên quan đến việc thi hành án đối với phần trách nhiệm dân sự của người phải thi hành án đang chấp hành án tại các trại giam, trại tạm giam. Theo đó, đã giải quyết xong 39.2012 việc và trên 1.506 tỷ đồng.

Ngành thi hành án cũng phối hợp rà soát, lập hồ sơ, đề nghị TANSD có thẩm quyền xét miễn, giảm được 7.470 việc, tương ứng với số tiền trên 44 tỷ đồng. Thi hành án dân sự trên cả nước đã ra quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án đối với 13.495 trường hợp.


Thảo Nguyên

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hà Giang: Tỷ lệ tinh giảm biên chế giai đoạn 2016-2021 giảm 10%

Hà Giang: Tỷ lệ tinh giảm biên chế giai đoạn 2016-2021 giảm 10%

(Thanh tra) - Chiều 13/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 tổ chức Hội nghị lần thứ 28 để tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII về “Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

Bùi Bình

19:37 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm