Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân làm việc với Học viện CN Bưu chính Viễn thông

Thứ tư, 06/03/2013 - 17:32

Phát biểu tại buổi làm việc với Học việc Bưu chính Viễn thông ngày 6/3, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đánh giá cao những nỗ lực từ việc nâng cao quy mô, chất lượng đào tạo cho tới khả năng tự chủ về tài chính của Học viện và cho rằng nhà trường đã triển khai đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đánh giá cao mô hình của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông. Ảnh: VGP/Từ Lương

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông là mô hình cụ thể hóa Nghị quyết TW2 khóa VIII, thí điểm nhà trường nằm trong doanh nghiệp, có khả năng gắn với nghiên cứu, đào tạo chất lượng cao, tự chủ và phi lợi nhuận.

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông hiện có gần 28.000 sinh viên, học viên thuộc các hệ đào tạo, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ra trường có việc làm là 90%. Với 917 cán bộ, trong đó có 14 giáo sư và phó giáo sư, 64 tiến sỹ, 293 thạc sỹ, 70% cán bộ Học viện trực tiếp tham gia giảng dạy, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ. Thu nhập bình quân của giảng viên, giáo viên của Học viện là 9,3 triệu đồng/người/tháng.

Học viện hiện đào tạo các trình độ cao đẳng, đại học, sau đại học trong các ngành bưu chính, điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin, kế toán và quản trị kinh doanh. Ngoài ra, Học viện cung cấp các khóa đào tạo ngắn hạn các ngành bưu chính, điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin và quản trị kinh doanh.

TS. Hoàng Minh, Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu Chính Viễn thông cho biết, hoạt động nghiên cứu được thực hiện với 100% đề tài theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp và kết quả nghiên cứu đều được áp dụng trực tiếp vào thực tế. Do đó, hoạt động nghiên cứu của Học viện vừa có tính khoa học, vừa có tính thực tiễn và luôn theo kịp thay đổi của công nghệ.

Năng lực khoa học của Học viện còn thể hiện ở chỗ phần lớn thiết bị viễn thông, công nghệ thông tin của các nhà cung cấp trên thế giới đều được Học viện kiểm tra, đánh giá trước khi đưa vào khai thác. Hiện Học viện là đơn vị chủ lực của Tập đoàn VNPT có đủ trình độ kỹ thuật, kinh nghiệm và đội ngũ nhân lực trong việc thực hiện tối ưu mạng vô tuyến của các hệ thống di động 2G và 3G.  

Học viện đã tích cực khai thác hiệu quả mạng lưới viễn thông, CNTT rộng khắp của Tập đoàn VNPT để phục vụ cho công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, khắc phục được tình trạng “dạy chay, học chay, nghiên cứu chay”.

Là đơn vị nghiên cứu, đào tạo công lập nhưng ngay từ ngày đầu thành lập, Học viện không hưởng kinh phí từ ngân sách Nhà nước. Vượt qua những khó khăn ban đầu của mô hình thí điểm với hệ thống cơ chế chính sách chưa đồng bộ, Học viện đã chủ động, quyết tâm, sáng tạo chuyển đổi từ đơn vị sự nghiệp do Tập đoàn VNPT bao cấp 100% sang đơn vị tự chủ, tự chịu trách nhiệm, nâng cao uy tín, năng lực cạnh tranh của Học viện.

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đánh giá cao những nỗ lực của Học viện từ việc nâng quy mô, chất lượng đào tạo đến khả năng tự chủ về tài chính và cho rằng, nhà trường đã đáp ứng tốt nhu cầu xã hội.

Phó Thủ tướng cho rằng, sự chủ động về tài chính là đòn bẩy để đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu khoa học, cụ thể hóa sản phẩm nghiên cứu từ phòng thí nghiệm đến các sản phẩm thương mại có tính ứng dụng cao.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân thăm một lớp học thực hành thiết kế phần mềm ĐTDĐ của Học viện. Ảnh: VGP/Từ Lương


Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng đề nghị nhà trường tiếp tục đẩy mạnh quá trình giảng dạy và học tập theo phương pháp mới, ứng dụng mạnh CNTT. Đồng thời, nhà trường cần sớm có lộ trình nâng tỷ lệ giảng viên có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ và phát huy mô hình sinh viên đánh giá giảng viên.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã cho ý kiến về một số kiến nghị cụ thể của nhà trường liên quan tới cơ chế chính sách trong đào tạo và nghiên cứu khoa học.

 Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông đã chuyển đổi trở thành đơn vị hoàn toàn tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tự cân đối được toàn bộ chi phí hoạt động (bao gồm cả kinh phí khấu hao, sửa chữa tài sản), hoàn toàn không còn nguồn kinh phí bao cấp, nhưng vẫn là tổ chức công lập, phi lợi nhuận. Việc chuyển nhanh sang tự chủ chính là điểm đột phá cơ bản mang tính chất quyết định để Học viện thực hiện chiến lược đào tạo và nghiên cứu phải thật sự đáp ứng theo tạo đạt 96,8%... là các kết quả bước đầu của Học viện từ khi thành lập năm 1997 đến nay.


(Theo Chinhphu.vn)

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Phương án sắp xếp bộ máy của Hà Nội

Phương án sắp xếp bộ máy của Hà Nội

(Thanh tra) - Hà Nội thống nhất phương án hợp nhất 2 ban Đảng thuộc Thành ủy, chấm dứt hoạt động 2 Đảng ủy khối, hợp nhất 10 sở để giảm 5 sở; sáp nhập 4 cơ quan báo chí…

Hải Hà

15:12 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm