Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Phải bảo đảm Thẩm phán xét xử độc lập

Thứ ba, 22/04/2014 - 17:26

(Thanh tra) - Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (TAND) được sửa đổi lần này nhằm bảo đảm tốt hơn nguyên tắc độc lập trong hoạt động của Tòa án theo qui định của Hiến pháp "Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm".

Ngày 22/4, báo cáo trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội, TAND Tối cao cho rằng, nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại, bất cập trong hoạt động Tòa án xuất phát từ các quy định của pháp luật hiện hành về mô hình tổ chức Tòa án, vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, bộ máy của Tòa án từng cấp còn chưa hợp lý, chưa phù hợp với các nguyên tắc về tổ chức và hoạt động của cơ quan thực hiện quyền tư pháp, chưa đáp ứng được các nguyên tắc cơ bản về tổ chức và hoạt động của TAND theo tinh thần cải cách tư pháp. 

Do vậy, trong Dự thảo Luật, TAND Tối cao đề xuất mô hình các TAND "tổ chức và hoạt động theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính" (gồm: Toà án sơ thẩm khu vực; Toà án phúc thẩm; Toà thượng thẩm; TAND Tối cao).

Trong đó, TAND sơ thẩm khu vực sẽ góp phần khắc phục những hạn chế, bất cập do mô hình tổ chức "song trùng quyền lực" của TAND, làm ảnh hưởng đến việc thực hiện nguyên tắc độc lập xét xử của Tòa án, nhất là trong việc giải quyết các vụ án hành chính, khi một bên trong vụ án là cơ quan Nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà Nước tại địa phương.

Bên cạnh đó, sau nhiều tranh cãi, Dự thảo Luật đã quy định nhiệm vụ xây dựng và phát triển án lệ của TAND Tối cao. Chánh án TAND Tối cao Trương Hòa Bình khẳng định, phát triển án lệ và ràng buộc trách nhiệm tham khảo án lệ khi xét xử "chắc chắn sẽ hạn chế đến mức thấp nhất các vụ việc xét xử oan, sai, hạn chế việc “lách luật” do tiêu cực trong quá trình giải quyết vụ án", đồng thời cụ thể hóa quy định tại Điều 104 của Hiến pháp về việc TAND Tối cao “bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử”. 

Việc công bố án lệ sẽ "nhất cử lưỡng tiện" khi vừa giúp người dân nắm rõ đường lối xét xử, dự báo được kết quả những vụ việc có liên quan đến quyền và lợi ích của họ, vừa là căn cứ để Tòa án (Thẩm phán) tham khảo, phân tích thiếu sót trong những vụ án xét xử trước đó, rút kinh nghiệm, hạn chế việc kết án oan, sai.

Cho ý kiến, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý chỉ ra rằng, không chỉ ở Luật hiện hành mà cả Dự thảo, tính độc lập của Thẩm phán vẫn là vấn đề cần phải xem lại để nâng cao chất lượng xét xử. Cũng bày tỏ băn khoăn về vấn đề này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị Dự thảo phải thể hiện rõ hơn quyền độc lập của Thẩm phán cùng việc bảo đảm nguyên tắc tranh tụng tại Tòa. 

Còn ông Nguyễn Văn Hiện, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp thấy rằng, cần quy định Thẩm phán có nhiệm vụ, quyền hạn xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo quy định của pháp luật tố tụng, chứ không cần qui định và "sự phân công của Chánh án Tòa án nơi mình công tác hoặc nơi mình được luân chuyển, biệt phái, điều động” như trong Dự thảo để thể hiện rõ nguyên tắc độc lập của Thẩm phán.

Ủy ban Tư pháp đề nghị TAND Tối cao tiếp tục nghiên cứu, làm rõ mối quan hệ lãnh đạo, quản lý của Chánh án TAND đối với Thẩm phán, Hội đồng xét xử để thực hiện đúng nguyên tắc “Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”. Đồng thời, "hạn chế các tác động tiêu cực của việc Chánh án Tòa án tổ chức duyệt án, chỉ đạo xét xử các vụ án cụ thể xâm phạm đến quyền độc lập xét xử, chỉ tuân theo pháp luật của của Thẩm phán và Hội đồng xét xử như trong thực tế hoạt động xét xử hiện nay", ông Nguyễn Văn Hiện lưu ý.

Nhận định "án lệ là hình thức rất có hiệu quả, được thực tiễn kiểm nghiệm, cần tiếp tục phát huy", Ủy ban Tư pháp tán thành với quan điểm TAND Tối cao và cho rằng, ở Việt Nam, án lệ cần phải xác định là các quyết định giám đốc thẩm của TAND Tối cao và không phải là văn bản quy phạm pháp luật để các Tòa án khác nghiên cứu tham khảo và làm theo...

TAND Tối cao đề nghị kéo dài tuổi làm việc của Thẩm phán TAND Tối cao đến 65 tuổi (không phân biệt nam, nữ); Thẩm phán khác đến 62 tuổi đối với nam, 60 tuổi đối với nữ vì Thẩm phán là một nghề đặc biệt, rất cần những người có kinh nghiệm trong công tác xét xử. 

Đa số thành viên Ủy ban Tư pháp tán thành với việc kéo dài tuổi làm việc của Thẩm phán TAND Tối cao. Nhưng các Thẩm phán khác, vẫn áp dụng độ tuổi làm việc nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và đề nghị, quy định rõ Thẩm phán được kéo dài tuổi nghỉ hưu không đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo.

Thảo Nguyên

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hà Nam tổ chức hội nghị về sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị

Hà Nam tổ chức hội nghị về sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị

(Thanh tra) - Chiều ngày 12/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Nam đã tổ chức hội nghị thảo luận và cho ý kiến về dự thảo Đề án sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Hà Nam. Đây là một trong những nội dung quan trọng nhằm tinh gọn, nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị, theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW.

Chính Bình

21:26 12/12/2024
Chủ tịch nước: Ngành Ngoại giao cần làm tốt công tác tổ chức, cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18

Chủ tịch nước: Ngành Ngoại giao cần làm tốt công tác tổ chức, cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18

(Thanh tra) - Chiều 12/12, tại buổi làm việc với Bộ Ngoại giao, Chủ tịch nước Lương Cường đã yêu cầu ngành Ngoại giao làm tốt hơn nữa công tác tổ chức, sắp xếp bộ máy, đào tạo, đánh giá cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18 về “một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

T.T

21:06 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm