Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 12/06/2015 - 06:41
(Thanh tra) - Quốc hội (QH) dành hơn 2 ngày (11 - 13/6) để chất vấn và trả lời chất vấn những vấn đề “nóng” được cử tri cả nước quan tâm. Bên hành lang QH trao đổi với PV Báo Thanh tra, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục, thanh thiếu niên và nhi đồng Lê Như Tiến nhấn mạnh: chất vấn là xem xét trách nhiệm người đứng đầu, nhưng quan trọng là hậu chất vấn, rất nhiều bộ trưởng, trưởng ngành đã “xắn tay” hành động...
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục, thanh thiếu niên và nhi đồng Lê Như Tiến
- QH đang sôi động với hoạt động chất vấn - nội dung được cử tri trông chờ nhất Kỳ họp 9. Theo ông, làm thế nào để giữ “lửa” hoạt động này?
+ Cứ mỗi phiên chất vấn, cử tri cả nước và dư luận xã hội rất quan tâm. Nghị trường QH nóng lên, cả xã hội cũng nóng lên theo. Tác dụng tốt của chất vấn là làm cho người chất vấn, cũng như người được chất vấn thấy rõ trách nhiệm, vị trí của mình làm sao phải chất vấn cho đúng, trúng vấn đề.
Tôi thấy, người được chất vấn là các thành viên Chính phủ hay các thành viên khác bao giờ cũng rất lo lắng, đầy trách nhiệm, tâm huyết và cũng thổn thức nhiều ngày đêm. Có vị nói rằng, đứng trước hàng vạn người của bộ vẫn đâu vào đấy, lưu loát nhưng khi trả lời chất vấn trước QH, trước diễn đàn của cả nước, lại thấy lo lắng, hồi hộp, như lâu nay mình làm nhiệm vụ coi thi, chấm thi nay lại là một thí sinh thì tâm trạng.
- Báo cáo về hoạt động chất vấn gửi đến QH vừa qua, Ủy ban Thường vụ QH đề nghị các vị bộ trưởng, trưởng ngành trả lời gắn với trách nhiệm của người đứng đầu?
+ Chúng tôi rất chia sẻ với các thành viên Chính phủ. Tuy nhiên, theo tôi, chất vấn chính là xem xét đến trách nhiệm cá nhân chứ chất vấn không phải như một số vị hiểu là tìm hiểu tình hình xem bộ đó, hay cơ quan đó thế nào. Chất vấn càng không phải là báo cáo thành tích của bộ mình, ngành mình. Chất vấn chính là xem nếu có vấn đề của bộ, ngành nào đó thì trách nhiệm người đứng đầu như thế nào.
- Đó có phải vấn đề cốt lõi để giải quyết những tồn tại, thưa ông?
+ Đó là đích đến, mục tiêu và hiệu quả của chất vấn. Quá trình chất vấn là để xác định trách nhiệm cá nhân, để nhận thấy, nhận thức được các vấn đề đặt ra của bộ, ngành đó. Có nhận thức, nhận thấy được vấn đề thì mới sửa được. Điều quan trọng không phải chỉ ở sự tương tác giữa các ĐBQH với các bộ trưởng, trưởng ngành trong quá trình chất vấn, mà cái chính là hậu chất vấn. Việc chuyển tải từ nhận thức đến hành động và chuyển động là cả một vấn đề.
- Theo ông, thời gian qua QH đã thực hiện được mục tiêu đó chưa?
+ Rất nhiều bộ trưởng, trưởng ngành thời gian qua sau khi trả lời chất vấn QH, đã chuyển động rất nhanh. Như đầu nhiệm kỳ, các vấn đề như giao thông, ngân hàng có rất nhiều vấn đề, nhưng sau chất vấn của ĐBQH, các vị bộ trưởng, trưởng ngành đó đã tạo sự chuyển động rất mạnh. Tôi thấy, nhiều vị bộ trưởng, trưởng ngành đã đã xắn tay vào hành động, tạo nên sự chuyển động.
- Có khi nào ông chưa hài lòng với trả lời của bộ trưởng, trưởng ngành nào và làm thế nào để theo sát được việc thực hiện lời hứa của các vị này?
+ Thực ra, nếu chưa hài lòng về trả lời chất vấn của bộ trưởng, trưởng ngành nào đó, tôi vẫn tiếp tục chất vấn bằng các hình thức khác như gặp gỡ, tiếp xúc, gửi văn bản để các vị đó trả lời. Sau khi có câu trả lời, tôi cởi mở cung cấp cho báo chí để cử tri biết, tiếp tục theo dõi việc thực hiện lời hứa của bộ trưởng.
- Cử tri cho rằng, nên đổi mới hoạt động chất vấn của QH theo nhóm vấn đề “nóng” để các vị bộ trưởng, trưởng ngành có liên quan cùng giải đáp?
+ Vấn đề này, tôi cũng đã đề cập nhiều lần. Qua chất vấn, tùy từng nhóm vấn đề tôi đều đề nghị cụ thể Bộ A, Bộ B cùng chia sẻ giải đáp cho tôi và cử tri được biết. Có nghĩa chất vấn 1 bộ trưởng nhưng nhiều bộ phải chia sẻ. Theo tôi là nên thực hiện theo hình thức này.
- Vậy có nên rút ngắn thời gian xây dựng pháp luật để tăng thời gian chất vấn tại QH thay vì chỉ 2,5 ngày?
+ Theo tôi, nên kéo dài thời gian cho chất vấn. Như tôi đã phân tích ở trên, thông qua chất vấn, ở nhiều bộ, ngành, hiệu quả từ lời nói đến hành động là không thể phủ nhận được.
- Xin cảm ơn ông!
ĐBQH phải theo đuổi đến cùng vấn đề chất vấn
Tại kỳ này, nhiều vấn đề “nóng” sẽ được đặt lên bàn QH. Những vấn đề “nóng” này một ngành không thể giải quyết được hết mà cần phải có sự phối hợp của nhiều ngành. Ví dụ như chất vấn Bộ Giáo dục và Đào tạo thì có các bộ phối hợp liên quan đến lĩnh vực giáo dục như Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính. Khi được Chính phủ giao, với vai trò chủ đạo và trách nhiệm của mình, đơn vị đó cần phải tích cực trong tạo mối liên hệ và phối kết hợp các ngành liên quan để giải quyết.
Điều mà tôi và các ĐB khác rất quan tâm đó là việc hậu chất vấn. Không phải vấn đề gì cũng giải đáp được ngay vì có những vấn đề nằm trong phạm vi liên ngành như tôi phân tích. Bởi vậy, ĐBQH khi đưa ra vấn đề chất vấn cũng phải hết sức quan tâm theo đuổi đến cùng thì mới đạt kết quả.
Về 4 vị bộ trưởng “đăng đàn”, tôi rất quan tâm đến vấn đề giáo dục và nông nghiệp. Có thể nói, chưa một kỳ họp nào thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội lại có nhiều ý kiến quan tâm đến lĩnh vực nông nghiệp nhiều như kỳ họp này. Không phải chỉ vì vấn đề “được mùa, mất giá”, mà nhiều câu hỏi đã chất chứa từ lâu vẫn chưa được giải đáp chưa rõ.
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Khẳng định phát triển ngành công nghiệp bán dẫn là đòi hỏi tất yếu, là đột phá chiến lược, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ quyết tâm phát triển bằng được ngành này.
Hương Giang
16:17 14/12/2024(Thanh tra) - Con số trên được công bố tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ, kế hoạch năm 2025 của ngành Xây dựng được Bộ Xây dựng tổ chức sáng nay (14/12).
Trần Quý
14:00 14/12/2024Bùi Bình
19:37 13/12/2024Trung Hà
16:40 13/12/2024T.Thanh
16:36 13/12/2024PV
16:33 13/12/2024Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền
Uyên Uyên
Hương Giang
Nam Dũng
Trần Quý
Lê Hữu Chính
Trần Quý