Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 12/09/2011 - 15:58
(Thanh tra) - Đa số người dân cho biết, họ biết đến vai trò của cơ quan thanh tra chủ yếu qua các vụ việc điều tra tham nhũng được thông tin qua báo chí, với số lượng ngày càng nhiều trong thời gian gần đây. Trong đó, các thanh tra viên đã phát hiện được nhiều vụ việc nghiêm trọng. Đó là thông tin được đưa ra trong Dự thảo Báo cáo về tiếp cận công lý từ quan điểm người dân.
Thanh tra xây dựng phối hợp cùng thanh tra đô thị kiểm tra công trình xây dựng. Nguồn: Báo điện tử Đất Mũi
Thông tin này được đưa ra tại Hà Nội, ngày 12/9, trong khuôn khổ Hội thảo Báo cáo khảo sát 2010 về tiếp cận công lý tại Việt Nam từ quan điểm của người dân.
Đây là khảo sát trong khuôn khổ dự án do Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tài trợ. Văn phòng Luật sư NHQuang và Cộng sự đã khảo sát 1.000 đối tượng dân cư thuộc các nhóm xã hội khác nhau, tại nhiều địa bàn trong Nam, ngoài Bắc để tìm hiểu về khả năng tiếp cận công lý cũng như mức độ được pháp luật bảo vệ khi xảy ra tranh chấp.
Thanh tra viên đã phát hiện được nhiều vụ việc nghiêm trọng
Có đến 48,5% số người được phỏng vấn tin rằng, thanh tra đóng vai trò “quan trọng” hoặc “rất quan trọng” trong việc bảo vệ các quyền của người dân. Con số này đã tăng đáng kể so với con số 23,7% của khảo sát năm 2003.
49,5% người được phỏng vấn đưa ra sự đánh giá về những thay đổi của lực lượng thanh tra trong 5 năm qua. Trong 49,5% đó, có tới 38,9% tin rằng cơ quan thanh tra có “thay đổi tích cực”.
Tại các buổi tọa đàm đươc tiến hành sâu sau khảo sát, một bộ phận người dân cho rằng, hầu như không có sự tuyên truyền hay giới thiệu công khai về tổ chức và chức năng của các cơ quan thanh tra. Họ đánh đồng lực lượng thanh tra với UBND do trong nhiều trường hợp, khi có vi phạm pháp luật bị xử lý. Chẳng hạn, khi một công trình xây dựng không phép bị đình chỉ hay một tranh chấp đất đai bị điều tra, các thanh tra viên thường đi cùng cán bộ UBND địa phương.
Theo TS Nguyễn Tiến Lập, trưởng nhóm thực hiện khảo sát, đa số người dân tham gia các buổi tọa đàm sau khảo sát cho biết: Họ biết đến vai trò của cơ quan thanh tra chủ yếu qua các vụ việc điều tra tham nhũng được thông tin qua báo chí, với số lượng ngày càng nhiều trong thời gian gần đây. Trong đó, các thanh tra viên đã phát hiện được nhiều vụ việc nghiêm trọng. Tuy nhiên, cũng theo ý kiến của nhiều người dân, các vụ việc này sau đó lại không được thông tin tiếp về kết quả xử lý cuối cùng, khiến người dân có phần thất vọng.
Theo ý kiến của đại diện các cơ quan chức năng được phản ánh trong báo cáo, trong 5 năm trở lại đây, khối lượng các đơn khiếu nại, tố cáo của người dân về các vi phạm pháp luật của công chức Nhà nước do cơ quan thanh tra xử lý nhiều lên. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật, “kết luận” của cơ quan thanh tra sau đó được chuyển đến các cơ quan chức năng khác để giải quyết tiếp.
Đáng lưu ý, tỷ lệ những người được phỏng vấn ở khu vực miền núi đánh giá sự thay đổi tích cực của cơ quan thanh tra trong 5 năm qua cao hơn so với khu vực nông thôn đồng bằng và thành thị. Nhiều ý kiến tại các tọa đàm ở Hòa Bình và Đắk Lắk giải thích, đó là do mối quan hệ giữa các UBND địa phương với người dân miền núi đã được cải thiện rất nhiều trong thời gian qua. Như một hiệu ứng tâm lý, nhận thức của người dân đối với cơ quan thanh tra cũng trở nên tích cực theo.
Báo chí đóng vai trò ngày càng cao trong bảo vệ công lý
Theo kết quả khảo sát, “điểm nhấn” trong khảo sát chính là báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng, các tổ chức xã hội dân sự. Trong đó, báo chí đạt “con số kỷ lục”, có tới 91,3% số người dân được phỏng vấn đánh giá vai trò của báo chí là quan trọng; 88,8% nhận xét báo chí đã có thay đổi tích cực trong 5 năm qua. Đây là tỷ lệ đánh giá tích cực cao nhất so với các thiết chế khác.
82,9% người được hỏi khẳng định báo chí và truyền thông có khả năng tác động vào các việc giải quyết khiếu nại, tranh chấp. Năm 2003, tỷ lệ này là 64%.
Ông Nguyễn Tiến Lập nhận xét, sở dĩ báo chí và truyền thông được coi là phương tiện hỗ trợ bảo vệ quyền của dân là bởi báo chí có thể tác động đến thái độ ứng xử của các cơ quan chính quyền một khi các vụ khiếu nại của dân được phổ biến công khai.
Tuy nhiên, nhiều đại diện phía các cơ quan pháp luật cho rằng, trong nhiều trường hợp, các phóng viên do thiếu thông tin nên thường phản ánh không trung thực, không khách quan, hoặc lạm dụng nghiệp vụ báo chí để tạo sự giật gân, gây sức ép không tích cực đến quá trình giải quyết vụ việc theo pháp luật của cơ quan chính quyền.
Ngoài vai trò của báo chí, người dân mỗi khi vướng tranh chấp còn tìm đến cơ quan công quyền, hội đoàn hoặc tổ chức xã hội dân sự, nhưng với thái độ không mấy tin tưởng.
Chỉ có 8,5% người được hỏi tìm đến luật sư. Hơn 2% chia sẻ rằng họ tìm đến các hội đoàn như Mặt trận Tổ quốc, hội phụ nữ... để giải quyết tranh chấp. 5,6% nói họ nhờ đến trung tâm trợ giúp pháp lý.
Theo kết quả khảo sát, người dân cũng công nhận có sự cải thiện từ các thiết chế tư pháp. Tuy nhiên, những cải thiện đó dường như còn kém khá xa so với cải cách hành chính. Theo ý kiến của những người được phỏng vấn về sự “thay đổi tích cực” ở 4 cơ quan, UBND được đánh giá cao nhất với 74,6%; tiếp đến là công an (63,7%); toà án (50,8%) và cuối cùng là viện kiểm sát (36,7%).
Đại Dương
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sau 2 ngày 13-14/12, Đại hội lần thứ VIII Hội Nhà báo thành phố bầu ra Ban Chấp hành gồm 9 đồng chí và bầu Nhà báo Nguyễn Anh Tú là Chủ tịch Hội Nhà báo thành phố Hải Phòng nhiệm kỳ 2024-2029.
Kim Thành
19:37 14/12/2024(Thanh tra) - Ngày 14/12, bà Tráng Thị Xuân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sơn La chủ trì cuộc họp cùng lãnh đạo các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ và Ban Dân tộc nhằm thống nhất phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của một số cơ quan, đơn vị của tỉnh.
Trần Kiên
19:34 14/12/2024Hương Giang
16:17 14/12/2024Trần Quý
14:00 14/12/2024Bùi Bình
19:37 13/12/2024Trung Hà
16:40 13/12/2024Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền