Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Ngành Thanh tra đóng góp quan trọng vào sự phát triển đất nước

Thứ sáu, 13/01/2012 - 10:48

(Thanh tra)- Đây là một trong nhiều ý kiến kết luận của đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ về hiệu quả của công tác thanh tra tại Hội nghị Toàn quốc tổng kết công tác năm 2011 và triển khai nhiệm vụ năm 2012, do Thanh tra Chính phủ (TTCP) tổ chức ngày 12/1/2012 tại Lâm Đồng.

Tham gia hội nghị, về phía TTCP có đồng chí Huỳnh Phong Tranh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thanh tra; các Phó Tổng Thanh tra: Lê Tiến Hào, Nguyễn Văn Sản, Nguyễn Đức Hạnh, Nguyễn Văn Thanh, Lê Thị Thủy, Nguyễn Chiến Bình, Ngô Văn Khánh; lãnh đạo các cục, vụ, đơn vị của TTCP; đại diện Văn phòng Chính phủ; thanh tra các bộ, ngành, địa phương; lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng. Thay mặt TTCP, đồng chí Huỳnh Phong Tranh, Tổng Thanh tra, đã báo cáo những kết quả công tác của ngành năm 2011 và kế hoạch công tác năm 2012. Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh báo cáo kết quả công tác của ngành Thanh tra. Năm qua, ngành Thanh tra đã có nhiều cố gắng, khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định an ninh chính trị đất nước, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Thể hiện qua một số nội dung chủ yếu như: Ngành đã thực hiện tốt nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng thể chế, tham mưu, giúp Quốc hội, Chính phủ ban hành nhiều văn bản pháp luật trên các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo (KN,TC), phòng, chống tham nhũng (PCTN), nổi bật là Nghị định Hướng dẫn thi hành Luật Thanh tra năm 2010 và Dự thảo Luật KN, Luật TC… Qua đó, tạo điều kiện để công tác thanh tra, giải quyết KN,TC, PCTN đi vào nề nếp và đạt những kết quả tích cực. Năm 2011, ngành Thanh tra đã triển khai 75.600 cuộc thanh tra, kiểm tra, trong đó có 8.875 cuộc thanh tra hành chính, 66.725 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành. Qua đó, phát hiện sai phạm về kinh tế 8.507 tỷ đồng, hơn 286.000ha đất các loại; kiến nghị thu hồi về ngân sách Nhà nước 5.123 tỷ đồng và 11.845ha đất. Ngành cũng đã triển khai có kết quả định hướng, kế hoạch công tác thanh tra năm 2011 và thanh tra đột xuất theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước các cấp, đặc biệt đã tập trung thanh tra theo chuyên đề, có trọng tâm, trọng điểm. Qua đó, phát hiện, xử lý nhiều vi phạm pháp luật, kiến nghị chấn chỉnh, khắc phục được những vướng mắc trong quản lý, ban hành chính sách pháp luật, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước và hoạt động của các cấp, ngành, đơn vị. Công tác tiếp dân, giải quyết KN,TC được tiếp tục quan tâm thực hiện. Đặc biệt, đã tập trung rà soát và giải quyết dứt điểm nhiều vụ việc KN,TC phức tạp, tồn đọng, kéo dài; đã chú trọng sự phối hợp giữa các cấp, ngành, đơn vị và đối thoại với công dân để giải quyết KN,TC ngay tại địa phương nơi xảy ra vụ việc. Tình hình KN,TC trong năm có xu hướng giảm về số lượng, nhất là ở khu vực phía Nam có địa phương giảm đến 30%... Công tác PCTN được triển khai đạt kết quả quan trọng trên tất cả các lĩnh vực: Xây dựng thể chế, tuyên truyền phổ biến pháp luật, phòng ngừa, phát hiện và đấu tranh xử lý hành vi tham nhũng cũng như hợp tác quốc tế. Đáng chú ý là, các giải pháp phòng ngừa tham nhũng như kê khai tài sản, thu nhập, đẩy mạnh cải cách hành chính, công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị, chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức… đã được các cấp, ngành, địa phương, đơn vị trong cả nước triển khai khá đồng bộ, mang lại nhiều tác dụng tích cực. Song song với các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, ngành Thanh tra chú trọng việc phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng. Kết quả, trong năm 2011, qua thanh tra, giải quyết KN,TC, toàn ngành đã phát hiện, đồng thời chuyển cơ quan điều tra xử lý 17 vụ việc, 43 cá nhân có dấu hiệu tham nhũng. Trong năm, toàn ngành cũng đã quan tâm thực hiện tốt công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách hành chính, xây dựng lực lượng và thi đua khen thưởng, góp phần tạo sự chuyển biến đồng bộ, toàn diện trên các lĩnh vực công tác. Nhiệm vụ mới năm 2012Theo Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh, năm 2012, chương trình công tác thanh tra sẽ tập trung vào những nội dung chủ yếu: Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của các ngành, các cấp trên lĩnh vực quản lý, khai thác tài nguyên, khoáng sản, quản lý sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng, tài chính ngân sách, ngân hàng, chương trình mục tiêu quốc gia; việc thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội, việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản và hoạt động sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp Nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý. Ngành cũng sẽ đổi mới công tác thanh tra hành chính, chủ động và linh hoạt trong triển khai các cuộc thanh tra theo chương trình, kế hoạch; tăng cường việc nắm tình hình, thu thập thông tin, phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật để thanh tra đột xuất; quan tâm triển khai việc thanh tra lại đối với các vụ việc đã được cơ quan cấp dưới kết luận nhưng phát hiện vi phạm pháp luật theo quy định. Đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra chuyên ngành, tập trung thanh tra việc chấp hành pháp luật và các quy định về chuyên môn, kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc các ngành, lĩnh vực, nhất là các lĩnh vực có nhiều vi phạm và dư luận đặc biệt quan tâm. Đồng thời, thực hiện tốt công tác tiếp dân, xử lý đơn thư, giải quyết KN,TC, tập trung giải quyết kịp thời các vụ việc mới phát sinh, nhất là các vụ việc đông người, vượt cấp; giải quyết cơ bản các vụ việc tồn đọng, kéo dài, góp phần giữ ổn định an ninh trật tự, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội. Triển khai đồng bộ các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, Chiến lược Quốc gia về PCTN, kế hoạch của Chính phủ thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng; chú trọng việc phát hiện và đấu tranh làm rõ, xử lý nghiêm các vụ việc tham nhũng. Thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về thanh tra, giải quyết KN,TC, PCTN. Tăng cường thanh tra trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước trong thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao và thực hiện pháp luật về thanh tra, giải quyết KN,TC, PCTN. Chú trọng theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra, quyết định giải quyết KN, quyết định xử lý TC… Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo hội nghị  Biểu dương những kết quả mà ngành Thanh tra đạt được trên tất cả các mặt công tác, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: Nhiều cách làm hay, nhiều mô hình tốt có trọng tâm, trọng điểm được TTCP, thanh tra các bộ, ngành, địa phương thực hiện trong năm 2011 đã góp phần ổn định tình hình an ninh trật tự, góp phần vào thành công chung của đất nước. Đặc biệt, trách nhiệm trong công tác thanh tra, giải quyết KN,TC, PCTN đã được mỗi cán bộ, công chức, viên chức ngành Thanh tra thực hiện có hiệu quả, giúp người dân thêm tin tưởng vào chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, góp phần vào sự phát triển bền vững của kinh tế - xã hội trong tình hình mới. Chỉ rõ thời gian tới nhiệm vụ của ngành Thanh tra sẽ càng nặng nề khi nạn tham nhũng, lãng phí vẫn chưa được giải quyết triệt để; hiện tượng KN,TC vẫn đang là vấn đề lớn, thậm chí có thể phức tạp hơn, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các cuộc thanh tra cần nâng cao chất lượng để phù hợp với ý Đảng, lòng dân. Trong đó, cần chú ý đánh mạnh, đánh trúng các vụ việc tiêu cực để lấy lại niềm tin của nhân dân. Muốn làm được điều này, ngoài sự nỗ lực chung của mọi cán bộ, công chức, viên chức ngành Thanh tra, trách nhiệm của từng cán bộ lãnh đạo TTCP cần được cụ thể hóa theo đúng quy chế, quy định của ngành, phù hợp pháp luật. Công tác tổ chức cán bộ cũng cần được bảo đảm để ngành Thanh tra có đội ngũ nhân lực chất lượng cao để có thể thực hiện tốt kế hoạch thanh tra hàng năm, cũng như bảo đảm giải quyết nhanh những nhiệm vụ đột xuất được Đảng và Chính phủ giao.  Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và các đồng chí lãnh đạo TTCP. Nhìn nhận về một số vấn đề còn tồn tại của ngành Thanh tra, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc cho rằng: Với số lượng cán bộ, công chức, viên chức 22.000 người, tương đương với quân số của nhiều sư đoàn, ngành Thanh tra phải đi đầu trong đấu tranh bảo vệ chân lý, bảo vệ cái đúng để chứng minh hiệu quả của chế độ ưu việt mà Đảng và Chính phủ, cùng nhân dân đang xây dựng. Cần khắc phục tâm lý cả nể, sợ đụng chạm để phát huy hơn nữa hiệu quả của công tác thanh tra để bảo đảm sự công bằng. Ngành Thanh tra cần thực hiện tốt công tác tiếp công dân theo tư duy mới, phải xem việc tiếp công dân là trách nhiệm và nghĩa vụ của mình, cũng như thực hiện đúng quy định về đối thoại với nhân dân đối với các vụ việc KN,TC. Phó Thủ tướng đề nghị mỗi đồng chí chánh thanh tra các địa phương tham dự hội nghị cần tham mưu cho chính quyền về công tác tiếp công dân, tránh để xảy ra tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm trong giải quyết KN,TC. Đối với công tác PCTN cần đẩy mạnh việc tuyên truyền, minh bạch hóa, gắn với hoàn thiện thể chế để giải quyết có hiệu quả các vụ việc đang được dư luận quan tâm để người dân hiểu và ủng hộ. Muốn vậy, TTCP cần sử dụng tốt nguồn thông tin của các cơ quan nội chính, ủy ban kiểm tra các cấp nhằm xử lý nhanh các vụ tham nhũng, lãng phí theo đúng quy định của pháp luật. Những kiến nghị của TTCP về các chế độ chính sách sẽ được Thủ tướng Chính phủ xem xét và giải quyết. Trong điều kiện ngân sách đầu tư hạn chế, Phó Thủ tướng yêu cầu ngành Thanh tra cần giữ gìn và bảo vệ tốt cơ sở vật chất hiện tại. Riêng công trình xây dựng Trụ sở Tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước tại TP Hồ Chí Minh là vấn đề bức thiết sẽ được bố trí vốn sớm trên cơ sở kiến nghị của TTCP, vì hiện nay mặt bằng xây dựng tại số 35 Hồ Học Lãm đã có sẵn. Với niềm tin vào hiệu quả chương trình công tác thanh tra, nhân dịp năm mới 2012, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc chúc cán bộ, công chức, viên chức của ngành Thanh tra sẽ làm tốt mọi nhiệm vụ được Đảng và Chính phủ giao phó, xứng đáng với lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Thanh tra là tai mắt của trên, là người bạn của dưới”.  Thay mặt lãnh đạo TTCP và ngành Thanh tra, đồng chí Huỳnh Phong Tranh đã cám ơn những ý kiến đóng góp sâu sắc của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về các nội dung công tác của ngành. Tổng Thanh tra bày tỏ tin tưởng rằng, với sự quan tâm, giúp đỡ của lãnh đạo Đảng và Nhà nước, ngành Thanh tra sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ trong tình hình mới, góp phần vào thành quả phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Nhiều tập thể và cá nhân được khen thưởng tại hội nghị Tổng kết hội nghị, Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh đã phân tích những nguyên nhân khách quan và chủ quan của các kết quả hoạt động cũng như tồn tại của ngành Thanh tra năm 2011. Trên cơ sở phân tích này, đồng chí Huỳnh Phong Tranh đề nghị mỗi cán bộ, công chức, viên chức của ngành Thanh tra cần xác định rõ các nhiệm vụ trước mắt và lâu dài, có trọng tâm, trọng điểm để phát huy hơn nữa vai trò của thanh tra trong hệ thống chính trị, góp phần cùng các bộ, ngành, địa phương thực hiện tốt nội dung công tác trong năm 2012 trên tất cả các mặt. Nhân dịp năm mới, đồng chí Huỳnh Phong Tranh chúc toàn thể cán bộ, công chức, viên chức ngành Thanh tra sức khỏe, hạnh phúc, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm 2012.  Tại hội nghị, thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh đã trao Huân chương Lao động hạng Ba cho 6 đồng chí: Trần Đức Lượng, Phó Tổng Thanh tra; Nguyễn Đức Hạnh, Phó Tổng Thanh tra; Nguyễn Thanh Hải, Hiệu trưởng Trường Cán bộ Thanh tra; Hoàng Đức Vinh, Phó Cục trưởng Cục Chống tham nhũng; Từ Thị Trinh, nguyên hàm Cục trưởng Cục III; Nguyễn Trung Kiên, thanh tra viên chính Cục I. 19 tập thể được trao tặng Cờ Thi đua của TTCP; 30 tập thể, 52 cá nhân thuộc TTCP, thanh tra các bộ, ngành, địa phương được trao tặng Bằng khen Tổng Thanh tra về thành tích công tác toàn diện, thành tích các lĩnh vực năm 2011. Ngọc Giang

Tham gia hội nghị, về phía TTCP có đồng chí Huỳnh Phong Tranh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thanh tra; các Phó Tổng Thanh tra: Lê Tiến Hào, Nguyễn Văn Sản, Nguyễn Đức Hạnh, Nguyễn Văn Thanh, Lê Thị Thủy, Nguyễn Chiến Bình, Ngô Văn Khánh; lãnh đạo các cục, vụ, đơn vị của TTCP; đại diện Văn phòng Chính phủ; thanh tra các bộ, ngành, địa phương; lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng. Thay mặt TTCP, đồng chí Huỳnh Phong Tranh, Tổng Thanh tra, đã báo cáo những kết quả công tác của ngành năm 2011 và kế hoạch công tác năm 2012. Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh báo cáo kết quả công tác của ngành Thanh tra. Năm qua, ngành Thanh tra đã có nhiều cố gắng, khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định an ninh chính trị đất nước, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Thể hiện qua một số nội dung chủ yếu như: Ngành đã thực hiện tốt nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng thể chế, tham mưu, giúp Quốc hội, Chính phủ ban hành nhiều văn bản pháp luật trên các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo (KN,TC), phòng, chống tham nhũng (PCTN), nổi bật là Nghị định Hướng dẫn thi hành Luật Thanh tra năm 2010 và Dự thảo Luật KN, Luật TC… Qua đó, tạo điều kiện để công tác thanh tra, giải quyết KN,TC, PCTN đi vào nề nếp và đạt những kết quả tích cực. Năm 2011, ngành Thanh tra đã triển khai 75.600 cuộc thanh tra, kiểm tra, trong đó có 8.875 cuộc thanh tra hành chính, 66.725 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành. Qua đó, phát hiện sai phạm về kinh tế 8.507 tỷ đồng, hơn 286.000ha đất các loại; kiến nghị thu hồi về ngân sách Nhà nước 5.123 tỷ đồng và 11.845ha đất. Ngành cũng đã triển khai có kết quả định hướng, kế hoạch công tác thanh tra năm 2011 và thanh tra đột xuất theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước các cấp, đặc biệt đã tập trung thanh tra theo chuyên đề, có trọng tâm, trọng điểm. Qua đó, phát hiện, xử lý nhiều vi phạm pháp luật, kiến nghị chấn chỉnh, khắc phục được những vướng mắc trong quản lý, ban hành chính sách pháp luật, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước và hoạt động của các cấp, ngành, đơn vị. Công tác tiếp dân, giải quyết KN,TC được tiếp tục quan tâm thực hiện. Đặc biệt, đã tập trung rà soát và giải quyết dứt điểm nhiều vụ việc KN,TC phức tạp, tồn đọng, kéo dài; đã chú trọng sự phối hợp giữa các cấp, ngành, đơn vị và đối thoại với công dân để giải quyết KN,TC ngay tại địa phương nơi xảy ra vụ việc. Tình hình KN,TC trong năm có xu hướng giảm về số lượng, nhất là ở khu vực phía Nam có địa phương giảm đến 30%... Công tác PCTN được triển khai đạt kết quả quan trọng trên tất cả các lĩnh vực: Xây dựng thể chế, tuyên truyền phổ biến pháp luật, phòng ngừa, phát hiện và đấu tranh xử lý hành vi tham nhũng cũng như hợp tác quốc tế. Đáng chú ý là, các giải pháp phòng ngừa tham nhũng như kê khai tài sản, thu nhập, đẩy mạnh cải cách hành chính, công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị, chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức… đã được các cấp, ngành, địa phương, đơn vị trong cả nước triển khai khá đồng bộ, mang lại nhiều tác dụng tích cực. Song song với các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, ngành Thanh tra chú trọng việc phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng. Kết quả, trong năm 2011, qua thanh tra, giải quyết KN,TC, toàn ngành đã phát hiện, đồng thời chuyển cơ quan điều tra xử lý 17 vụ việc, 43 cá nhân có dấu hiệu tham nhũng. Trong năm, toàn ngành cũng đã quan tâm thực hiện tốt công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách hành chính, xây dựng lực lượng và thi đua khen thưởng, góp phần tạo sự chuyển biến đồng bộ, toàn diện trên các lĩnh vực công tác. Nhiệm vụ mới năm 2012Theo Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh, năm 2012, chương trình công tác thanh tra sẽ tập trung vào những nội dung chủ yếu: Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của các ngành, các cấp trên lĩnh vực quản lý, khai thác tài nguyên, khoáng sản, quản lý sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng, tài chính ngân sách, ngân hàng, chương trình mục tiêu quốc gia; việc thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội, việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản và hoạt động sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp Nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý. Ngành cũng sẽ đổi mới công tác thanh tra hành chính, chủ động và linh hoạt trong triển khai các cuộc thanh tra theo chương trình, kế hoạch; tăng cường việc nắm tình hình, thu thập thông tin, phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật để thanh tra đột xuất; quan tâm triển khai việc thanh tra lại đối với các vụ việc đã được cơ quan cấp dưới kết luận nhưng phát hiện vi phạm pháp luật theo quy định. Đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra chuyên ngành, tập trung thanh tra việc chấp hành pháp luật và các quy định về chuyên môn, kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc các ngành, lĩnh vực, nhất là các lĩnh vực có nhiều vi phạm và dư luận đặc biệt quan tâm. Đồng thời, thực hiện tốt công tác tiếp dân, xử lý đơn thư, giải quyết KN,TC, tập trung giải quyết kịp thời các vụ việc mới phát sinh, nhất là các vụ việc đông người, vượt cấp; giải quyết cơ bản các vụ việc tồn đọng, kéo dài, góp phần giữ ổn định an ninh trật tự, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội. Triển khai đồng bộ các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, Chiến lược Quốc gia về PCTN, kế hoạch của Chính phủ thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng; chú trọng việc phát hiện và đấu tranh làm rõ, xử lý nghiêm các vụ việc tham nhũng. Thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về thanh tra, giải quyết KN,TC, PCTN. Tăng cường thanh tra trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước trong thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao và thực hiện pháp luật về thanh tra, giải quyết KN,TC, PCTN. Chú trọng theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra, quyết định giải quyết KN, quyết định xử lý TC… Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo hội nghị  Biểu dương những kết quả mà ngành Thanh tra đạt được trên tất cả các mặt công tác, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: Nhiều cách làm hay, nhiều mô hình tốt có trọng tâm, trọng điểm được TTCP, thanh tra các bộ, ngành, địa phương thực hiện trong năm 2011 đã góp phần ổn định tình hình an ninh trật tự, góp phần vào thành công chung của đất nước. Đặc biệt, trách nhiệm trong công tác thanh tra, giải quyết KN,TC, PCTN đã được mỗi cán bộ, công chức, viên chức ngành Thanh tra thực hiện có hiệu quả, giúp người dân thêm tin tưởng vào chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, góp phần vào sự phát triển bền vững của kinh tế - xã hội trong tình hình mới. Chỉ rõ thời gian tới nhiệm vụ của ngành Thanh tra sẽ càng nặng nề khi nạn tham nhũng, lãng phí vẫn chưa được giải quyết triệt để; hiện tượng KN,TC vẫn đang là vấn đề lớn, thậm chí có thể phức tạp hơn, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các cuộc thanh tra cần nâng cao chất lượng để phù hợp với ý Đảng, lòng dân. Trong đó, cần chú ý đánh mạnh, đánh trúng các vụ việc tiêu cực để lấy lại niềm tin của nhân dân. Muốn làm được điều này, ngoài sự nỗ lực chung của mọi cán bộ, công chức, viên chức ngành Thanh tra, trách nhiệm của từng cán bộ lãnh đạo TTCP cần được cụ thể hóa theo đúng quy chế, quy định của ngành, phù hợp pháp luật. Công tác tổ chức cán bộ cũng cần được bảo đảm để ngành Thanh tra có đội ngũ nhân lực chất lượng cao để có thể thực hiện tốt kế hoạch thanh tra hàng năm, cũng như bảo đảm giải quyết nhanh những nhiệm vụ đột xuất được Đảng và Chính phủ giao.  Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và các đồng chí lãnh đạo TTCP. Nhìn nhận về một số vấn đề còn tồn tại của ngành Thanh tra, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc cho rằng: Với số lượng cán bộ, công chức, viên chức 22.000 người, tương đương với quân số của nhiều sư đoàn, ngành Thanh tra phải đi đầu trong đấu tranh bảo vệ chân lý, bảo vệ cái đúng để chứng minh hiệu quả của chế độ ưu việt mà Đảng và Chính phủ, cùng nhân dân đang xây dựng. Cần khắc phục tâm lý cả nể, sợ đụng chạm để phát huy hơn nữa hiệu quả của công tác thanh tra để bảo đảm sự công bằng. Ngành Thanh tra cần thực hiện tốt công tác tiếp công dân theo tư duy mới, phải xem việc tiếp công dân là trách nhiệm và nghĩa vụ của mình, cũng như thực hiện đúng quy định về đối thoại với nhân dân đối với các vụ việc KN,TC. Phó Thủ tướng đề nghị mỗi đồng chí chánh thanh tra các địa phương tham dự hội nghị cần tham mưu cho chính quyền về công tác tiếp công dân, tránh để xảy ra tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm trong giải quyết KN,TC. Đối với công tác PCTN cần đẩy mạnh việc tuyên truyền, minh bạch hóa, gắn với hoàn thiện thể chế để giải quyết có hiệu quả các vụ việc đang được dư luận quan tâm để người dân hiểu và ủng hộ. Muốn vậy, TTCP cần sử dụng tốt nguồn thông tin của các cơ quan nội chính, ủy ban kiểm tra các cấp nhằm xử lý nhanh các vụ tham nhũng, lãng phí theo đúng quy định của pháp luật. Những kiến nghị của TTCP về các chế độ chính sách sẽ được Thủ tướng Chính phủ xem xét và giải quyết. Trong điều kiện ngân sách đầu tư hạn chế, Phó Thủ tướng yêu cầu ngành Thanh tra cần giữ gìn và bảo vệ tốt cơ sở vật chất hiện tại. Riêng công trình xây dựng Trụ sở Tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước tại TP Hồ Chí Minh là vấn đề bức thiết sẽ được bố trí vốn sớm trên cơ sở kiến nghị của TTCP, vì hiện nay mặt bằng xây dựng tại số 35 Hồ Học Lãm đã có sẵn. Với niềm tin vào hiệu quả chương trình công tác thanh tra, nhân dịp năm mới 2012, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc chúc cán bộ, công chức, viên chức của ngành Thanh tra sẽ làm tốt mọi nhiệm vụ được Đảng và Chính phủ giao phó, xứng đáng với lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Thanh tra là tai mắt của trên, là người bạn của dưới”.  Thay mặt lãnh đạo TTCP và ngành Thanh tra, đồng chí Huỳnh Phong Tranh đã cám ơn những ý kiến đóng góp sâu sắc của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về các nội dung công tác của ngành. Tổng Thanh tra bày tỏ tin tưởng rằng, với sự quan tâm, giúp đỡ của lãnh đạo Đảng và Nhà nước, ngành Thanh tra sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ trong tình hình mới, góp phần vào thành quả phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Nhiều tập thể và cá nhân được khen thưởng tại hội nghị Tổng kết hội nghị, Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh đã phân tích những nguyên nhân khách quan và chủ quan của các kết quả hoạt động cũng như tồn tại của ngành Thanh tra năm 2011. Trên cơ sở phân tích này, đồng chí Huỳnh Phong Tranh đề nghị mỗi cán bộ, công chức, viên chức của ngành Thanh tra cần xác định rõ các nhiệm vụ trước mắt và lâu dài, có trọng tâm, trọng điểm để phát huy hơn nữa vai trò của thanh tra trong hệ thống chính trị, góp phần cùng các bộ, ngành, địa phương thực hiện tốt nội dung công tác trong năm 2012 trên tất cả các mặt. Nhân dịp năm mới, đồng chí Huỳnh Phong Tranh chúc toàn thể cán bộ, công chức, viên chức ngành Thanh tra sức khỏe, hạnh phúc, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm 2012.  Tại hội nghị, thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh đã trao Huân chương Lao động hạng Ba cho 6 đồng chí: Trần Đức Lượng, Phó Tổng Thanh tra; Nguyễn Đức Hạnh, Phó Tổng Thanh tra; Nguyễn Thanh Hải, Hiệu trưởng Trường Cán bộ Thanh tra; Hoàng Đức Vinh, Phó Cục trưởng Cục Chống tham nhũng; Từ Thị Trinh, nguyên hàm Cục trưởng Cục III; Nguyễn Trung Kiên, thanh tra viên chính Cục I. 19 tập thể được trao tặng Cờ Thi đua của TTCP; 30 tập thể, 52 cá nhân thuộc TTCP, thanh tra các bộ, ngành, địa phương được trao tặng Bằng khen Tổng Thanh tra về thành tích công tác toàn diện, thành tích các lĩnh vực năm 2011. Ngọc Giang

Tham gia hội nghị, về phía TTCP có đồng chí Huỳnh Phong Tranh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thanh tra; các Phó Tổng Thanh tra: Lê Tiến Hào, Nguyễn Văn Sản, Nguyễn Đức Hạnh, Nguyễn Văn Thanh, Lê Thị Thủy, Nguyễn Chiến Bình, Ngô Văn Khánh; lãnh đạo các cục, vụ, đơn vị của TTCP; đại diện Văn phòng Chính phủ; thanh tra các bộ, ngành, địa phương; lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng. Thay mặt TTCP, đồng chí Huỳnh Phong Tranh, Tổng Thanh tra, đã báo cáo những kết quả công tác của ngành năm 2011 và kế hoạch công tác năm 2012. Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh báo cáo kết quả công tác của ngành Thanh tra. Năm qua, ngành Thanh tra đã có nhiều cố gắng, khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định an ninh chính trị đất nước, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Thể hiện qua một số nội dung chủ yếu như: Ngành đã thực hiện tốt nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng thể chế, tham mưu, giúp Quốc hội, Chính phủ ban hành nhiều văn bản pháp luật trên các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo (KN,TC), phòng, chống tham nhũng (PCTN), nổi bật là Nghị định Hướng dẫn thi hành Luật Thanh tra năm 2010 và Dự thảo Luật KN, Luật TC… Qua đó, tạo điều kiện để công tác thanh tra, giải quyết KN,TC, PCTN đi vào nề nếp và đạt những kết quả tích cực. Năm 2011, ngành Thanh tra đã triển khai 75.600 cuộc thanh tra, kiểm tra, trong đó có 8.875 cuộc thanh tra hành chính, 66.725 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành. Qua đó, phát hiện sai phạm về kinh tế 8.507 tỷ đồng, hơn 286.000ha đất các loại; kiến nghị thu hồi về ngân sách Nhà nước 5.123 tỷ đồng và 11.845ha đất. Ngành cũng đã triển khai có kết quả định hướng, kế hoạch công tác thanh tra năm 2011 và thanh tra đột xuất theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước các cấp, đặc biệt đã tập trung thanh tra theo chuyên đề, có trọng tâm, trọng điểm. Qua đó, phát hiện, xử lý nhiều vi phạm pháp luật, kiến nghị chấn chỉnh, khắc phục được những vướng mắc trong quản lý, ban hành chính sách pháp luật, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước và hoạt động của các cấp, ngành, đơn vị. Công tác tiếp dân, giải quyết KN,TC được tiếp tục quan tâm thực hiện. Đặc biệt, đã tập trung rà soát và giải quyết dứt điểm nhiều vụ việc KN,TC phức tạp, tồn đọng, kéo dài; đã chú trọng sự phối hợp giữa các cấp, ngành, đơn vị và đối thoại với công dân để giải quyết KN,TC ngay tại địa phương nơi xảy ra vụ việc. Tình hình KN,TC trong năm có xu hướng giảm về số lượng, nhất là ở khu vực phía Nam có địa phương giảm đến 30%... Công tác PCTN được triển khai đạt kết quả quan trọng trên tất cả các lĩnh vực: Xây dựng thể chế, tuyên truyền phổ biến pháp luật, phòng ngừa, phát hiện và đấu tranh xử lý hành vi tham nhũng cũng như hợp tác quốc tế. Đáng chú ý là, các giải pháp phòng ngừa tham nhũng như kê khai tài sản, thu nhập, đẩy mạnh cải cách hành chính, công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị, chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức… đã được các cấp, ngành, địa phương, đơn vị trong cả nước triển khai khá đồng bộ, mang lại nhiều tác dụng tích cực. Song song với các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, ngành Thanh tra chú trọng việc phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng. Kết quả, trong năm 2011, qua thanh tra, giải quyết KN,TC, toàn ngành đã phát hiện, đồng thời chuyển cơ quan điều tra xử lý 17 vụ việc, 43 cá nhân có dấu hiệu tham nhũng. Trong năm, toàn ngành cũng đã quan tâm thực hiện tốt công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách hành chính, xây dựng lực lượng và thi đua khen thưởng, góp phần tạo sự chuyển biến đồng bộ, toàn diện trên các lĩnh vực công tác. Nhiệm vụ mới năm 2012Theo Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh, năm 2012, chương trình công tác thanh tra sẽ tập trung vào những nội dung chủ yếu: Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của các ngành, các cấp trên lĩnh vực quản lý, khai thác tài nguyên, khoáng sản, quản lý sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng, tài chính ngân sách, ngân hàng, chương trình mục tiêu quốc gia; việc thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội, việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản và hoạt động sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp Nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý. Ngành cũng sẽ đổi mới công tác thanh tra hành chính, chủ động và linh hoạt trong triển khai các cuộc thanh tra theo chương trình, kế hoạch; tăng cường việc nắm tình hình, thu thập thông tin, phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật để thanh tra đột xuất; quan tâm triển khai việc thanh tra lại đối với các vụ việc đã được cơ quan cấp dưới kết luận nhưng phát hiện vi phạm pháp luật theo quy định. Đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra chuyên ngành, tập trung thanh tra việc chấp hành pháp luật và các quy định về chuyên môn, kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc các ngành, lĩnh vực, nhất là các lĩnh vực có nhiều vi phạm và dư luận đặc biệt quan tâm. Đồng thời, thực hiện tốt công tác tiếp dân, xử lý đơn thư, giải quyết KN,TC, tập trung giải quyết kịp thời các vụ việc mới phát sinh, nhất là các vụ việc đông người, vượt cấp; giải quyết cơ bản các vụ việc tồn đọng, kéo dài, góp phần giữ ổn định an ninh trật tự, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội. Triển khai đồng bộ các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, Chiến lược Quốc gia về PCTN, kế hoạch của Chính phủ thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng; chú trọng việc phát hiện và đấu tranh làm rõ, xử lý nghiêm các vụ việc tham nhũng. Thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về thanh tra, giải quyết KN,TC, PCTN. Tăng cường thanh tra trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước trong thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao và thực hiện pháp luật về thanh tra, giải quyết KN,TC, PCTN. Chú trọng theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra, quyết định giải quyết KN, quyết định xử lý TC… Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo hội nghị  Biểu dương những kết quả mà ngành Thanh tra đạt được trên tất cả các mặt công tác, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: Nhiều cách làm hay, nhiều mô hình tốt có trọng tâm, trọng điểm được TTCP, thanh tra các bộ, ngành, địa phương thực hiện trong năm 2011 đã góp phần ổn định tình hình an ninh trật tự, góp phần vào thành công chung của đất nước. Đặc biệt, trách nhiệm trong công tác thanh tra, giải quyết KN,TC, PCTN đã được mỗi cán bộ, công chức, viên chức ngành Thanh tra thực hiện có hiệu quả, giúp người dân thêm tin tưởng vào chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, góp phần vào sự phát triển bền vững của kinh tế - xã hội trong tình hình mới. Chỉ rõ thời gian tới nhiệm vụ của ngành Thanh tra sẽ càng nặng nề khi nạn tham nhũng, lãng phí vẫn chưa được giải quyết triệt để; hiện tượng KN,TC vẫn đang là vấn đề lớn, thậm chí có thể phức tạp hơn, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các cuộc thanh tra cần nâng cao chất lượng để phù hợp với ý Đảng, lòng dân. Trong đó, cần chú ý đánh mạnh, đánh trúng các vụ việc tiêu cực để lấy lại niềm tin của nhân dân. Muốn làm được điều này, ngoài sự nỗ lực chung của mọi cán bộ, công chức, viên chức ngành Thanh tra, trách nhiệm của từng cán bộ lãnh đạo TTCP cần được cụ thể hóa theo đúng quy chế, quy định của ngành, phù hợp pháp luật. Công tác tổ chức cán bộ cũng cần được bảo đảm để ngành Thanh tra có đội ngũ nhân lực chất lượng cao để có thể thực hiện tốt kế hoạch thanh tra hàng năm, cũng như bảo đảm giải quyết nhanh những nhiệm vụ đột xuất được Đảng và Chính phủ giao.  Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và các đồng chí lãnh đạo TTCP. Nhìn nhận về một số vấn đề còn tồn tại của ngành Thanh tra, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc cho rằng: Với số lượng cán bộ, công chức, viên chức 22.000 người, tương đương với quân số của nhiều sư đoàn, ngành Thanh tra phải đi đầu trong đấu tranh bảo vệ chân lý, bảo vệ cái đúng để chứng minh hiệu quả của chế độ ưu việt mà Đảng và Chính phủ, cùng nhân dân đang xây dựng. Cần khắc phục tâm lý cả nể, sợ đụng chạm để phát huy hơn nữa hiệu quả của công tác thanh tra để bảo đảm sự công bằng. Ngành Thanh tra cần thực hiện tốt công tác tiếp công dân theo tư duy mới, phải xem việc tiếp công dân là trách nhiệm và nghĩa vụ của mình, cũng như thực hiện đúng quy định về đối thoại với nhân dân đối với các vụ việc KN,TC. Phó Thủ tướng đề nghị mỗi đồng chí chánh thanh tra các địa phương tham dự hội nghị cần tham mưu cho chính quyền về công tác tiếp công dân, tránh để xảy ra tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm trong giải quyết KN,TC. Đối với công tác PCTN cần đẩy mạnh việc tuyên truyền, minh bạch hóa, gắn với hoàn thiện thể chế để giải quyết có hiệu quả các vụ việc đang được dư luận quan tâm để người dân hiểu và ủng hộ. Muốn vậy, TTCP cần sử dụng tốt nguồn thông tin của các cơ quan nội chính, ủy ban kiểm tra các cấp nhằm xử lý nhanh các vụ tham nhũng, lãng phí theo đúng quy định của pháp luật. Những kiến nghị của TTCP về các chế độ chính sách sẽ được Thủ tướng Chính phủ xem xét và giải quyết. Trong điều kiện ngân sách đầu tư hạn chế, Phó Thủ tướng yêu cầu ngành Thanh tra cần giữ gìn và bảo vệ tốt cơ sở vật chất hiện tại. Riêng công trình xây dựng Trụ sở Tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước tại TP Hồ Chí Minh là vấn đề bức thiết sẽ được bố trí vốn sớm trên cơ sở kiến nghị của TTCP, vì hiện nay mặt bằng xây dựng tại số 35 Hồ Học Lãm đã có sẵn. Với niềm tin vào hiệu quả chương trình công tác thanh tra, nhân dịp năm mới 2012, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc chúc cán bộ, công chức, viên chức của ngành Thanh tra sẽ làm tốt mọi nhiệm vụ được Đảng và Chính phủ giao phó, xứng đáng với lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Thanh tra là tai mắt của trên, là người bạn của dưới”.  Thay mặt lãnh đạo TTCP và ngành Thanh tra, đồng chí Huỳnh Phong Tranh đã cám ơn những ý kiến đóng góp sâu sắc của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về các nội dung công tác của ngành. Tổng Thanh tra bày tỏ tin tưởng rằng, với sự quan tâm, giúp đỡ của lãnh đạo Đảng và Nhà nước, ngành Thanh tra sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ trong tình hình mới, góp phần vào thành quả phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Nhiều tập thể và cá nhân được khen thưởng tại hội nghị Tổng kết hội nghị, Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh đã phân tích những nguyên nhân khách quan và chủ quan của các kết quả hoạt động cũng như tồn tại của ngành Thanh tra năm 2011. Trên cơ sở phân tích này, đồng chí Huỳnh Phong Tranh đề nghị mỗi cán bộ, công chức, viên chức của ngành Thanh tra cần xác định rõ các nhiệm vụ trước mắt và lâu dài, có trọng tâm, trọng điểm để phát huy hơn nữa vai trò của thanh tra trong hệ thống chính trị, góp phần cùng các bộ, ngành, địa phương thực hiện tốt nội dung công tác trong năm 2012 trên tất cả các mặt. Nhân dịp năm mới, đồng chí Huỳnh Phong Tranh chúc toàn thể cán bộ, công chức, viên chức ngành Thanh tra sức khỏe, hạnh phúc, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm 2012.  Tại hội nghị, thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh đã trao Huân chương Lao động hạng Ba cho 6 đồng chí: Trần Đức Lượng, Phó Tổng Thanh tra; Nguyễn Đức Hạnh, Phó Tổng Thanh tra; Nguyễn Thanh Hải, Hiệu trưởng Trường Cán bộ Thanh tra; Hoàng Đức Vinh, Phó Cục trưởng Cục Chống tham nhũng; Từ Thị Trinh, nguyên hàm Cục trưởng Cục III; Nguyễn Trung Kiên, thanh tra viên chính Cục I. 19 tập thể được trao tặng Cờ Thi đua của TTCP; 30 tập thể, 52 cá nhân thuộc TTCP, thanh tra các bộ, ngành, địa phương được trao tặng Bằng khen Tổng Thanh tra về thành tích công tác toàn diện, thành tích các lĩnh vực năm 2011. Ngọc Giang

Tham gia hội nghị, về phía TTCP có đồng chí Huỳnh Phong Tranh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thanh tra; các Phó Tổng Thanh tra: Lê Tiến Hào, Nguyễn Văn Sản, Nguyễn Đức Hạnh, Nguyễn Văn Thanh, Lê Thị Thủy, Nguyễn Chiến Bình, Ngô Văn Khánh; lãnh đạo các cục, vụ, đơn vị của TTCP; đại diện Văn phòng Chính phủ; thanh tra các bộ, ngành, địa phương; lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng. Thay mặt TTCP, đồng chí Huỳnh Phong Tranh, Tổng Thanh tra, đã báo cáo những kết quả công tác của ngành năm 2011 và kế hoạch công tác năm 2012. Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh báo cáo kết quả công tác của ngành Thanh tra. Năm qua, ngành Thanh tra đã có nhiều cố gắng, khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định an ninh chính trị đất nước, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Thể hiện qua một số nội dung chủ yếu như: Ngành đã thực hiện tốt nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng thể chế, tham mưu, giúp Quốc hội, Chính phủ ban hành nhiều văn bản pháp luật trên các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo (KN,TC), phòng, chống tham nhũng (PCTN), nổi bật là Nghị định Hướng dẫn thi hành Luật Thanh tra năm 2010 và Dự thảo Luật KN, Luật TC… Qua đó, tạo điều kiện để công tác thanh tra, giải quyết KN,TC, PCTN đi vào nề nếp và đạt những kết quả tích cực. Năm 2011, ngành Thanh tra đã triển khai 75.600 cuộc thanh tra, kiểm tra, trong đó có 8.875 cuộc thanh tra hành chính, 66.725 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành. Qua đó, phát hiện sai phạm về kinh tế 8.507 tỷ đồng, hơn 286.000ha đất các loại; kiến nghị thu hồi về ngân sách Nhà nước 5.123 tỷ đồng và 11.845ha đất. Ngành cũng đã triển khai có kết quả định hướng, kế hoạch công tác thanh tra năm 2011 và thanh tra đột xuất theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước các cấp, đặc biệt đã tập trung thanh tra theo chuyên đề, có trọng tâm, trọng điểm. Qua đó, phát hiện, xử lý nhiều vi phạm pháp luật, kiến nghị chấn chỉnh, khắc phục được những vướng mắc trong quản lý, ban hành chính sách pháp luật, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước và hoạt động của các cấp, ngành, đơn vị. Công tác tiếp dân, giải quyết KN,TC được tiếp tục quan tâm thực hiện. Đặc biệt, đã tập trung rà soát và giải quyết dứt điểm nhiều vụ việc KN,TC phức tạp, tồn đọng, kéo dài; đã chú trọng sự phối hợp giữa các cấp, ngành, đơn vị và đối thoại với công dân để giải quyết KN,TC ngay tại địa phương nơi xảy ra vụ việc. Tình hình KN,TC trong năm có xu hướng giảm về số lượng, nhất là ở khu vực phía Nam có địa phương giảm đến 30%... Công tác PCTN được triển khai đạt kết quả quan trọng trên tất cả các lĩnh vực: Xây dựng thể chế, tuyên truyền phổ biến pháp luật, phòng ngừa, phát hiện và đấu tranh xử lý hành vi tham nhũng cũng như hợp tác quốc tế. Đáng chú ý là, các giải pháp phòng ngừa tham nhũng như kê khai tài sản, thu nhập, đẩy mạnh cải cách hành chính, công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị, chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức… đã được các cấp, ngành, địa phương, đơn vị trong cả nước triển khai khá đồng bộ, mang lại nhiều tác dụng tích cực. Song song với các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, ngành Thanh tra chú trọng việc phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng. Kết quả, trong năm 2011, qua thanh tra, giải quyết KN,TC, toàn ngành đã phát hiện, đồng thời chuyển cơ quan điều tra xử lý 17 vụ việc, 43 cá nhân có dấu hiệu tham nhũng. Trong năm, toàn ngành cũng đã quan tâm thực hiện tốt công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách hành chính, xây dựng lực lượng và thi đua khen thưởng, góp phần tạo sự chuyển biến đồng bộ, toàn diện trên các lĩnh vực công tác. Nhiệm vụ mới năm 2012Theo Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh, năm 2012, chương trình công tác thanh tra sẽ tập trung vào những nội dung chủ yếu: Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của các ngành, các cấp trên lĩnh vực quản lý, khai thác tài nguyên, khoáng sản, quản lý sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng, tài chính ngân sách, ngân hàng, chương trình mục tiêu quốc gia; việc thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội, việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản và hoạt động sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp Nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý. Ngành cũng sẽ đổi mới công tác thanh tra hành chính, chủ động và linh hoạt trong triển khai các cuộc thanh tra theo chương trình, kế hoạch; tăng cường việc nắm tình hình, thu thập thông tin, phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật để thanh tra đột xuất; quan tâm triển khai việc thanh tra lại đối với các vụ việc đã được cơ quan cấp dưới kết luận nhưng phát hiện vi phạm pháp luật theo quy định. Đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra chuyên ngành, tập trung thanh tra việc chấp hành pháp luật và các quy định về chuyên môn, kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc các ngành, lĩnh vực, nhất là các lĩnh vực có nhiều vi phạm và dư luận đặc biệt quan tâm. Đồng thời, thực hiện tốt công tác tiếp dân, xử lý đơn thư, giải quyết KN,TC, tập trung giải quyết kịp thời các vụ việc mới phát sinh, nhất là các vụ việc đông người, vượt cấp; giải quyết cơ bản các vụ việc tồn đọng, kéo dài, góp phần giữ ổn định an ninh trật tự, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội. Triển khai đồng bộ các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, Chiến lược Quốc gia về PCTN, kế hoạch của Chính phủ thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng; chú trọng việc phát hiện và đấu tranh làm rõ, xử lý nghiêm các vụ việc tham nhũng. Thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về thanh tra, giải quyết KN,TC, PCTN. Tăng cường thanh tra trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước trong thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao và thực hiện pháp luật về thanh tra, giải quyết KN,TC, PCTN. Chú trọng theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra, quyết định giải quyết KN, quyết định xử lý TC… Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo hội nghị  Biểu dương những kết quả mà ngành Thanh tra đạt được trên tất cả các mặt công tác, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: Nhiều cách làm hay, nhiều mô hình tốt có trọng tâm, trọng điểm được TTCP, thanh tra các bộ, ngành, địa phương thực hiện trong năm 2011 đã góp phần ổn định tình hình an ninh trật tự, góp phần vào thành công chung của đất nước. Đặc biệt, trách nhiệm trong công tác thanh tra, giải quyết KN,TC, PCTN đã được mỗi cán bộ, công chức, viên chức ngành Thanh tra thực hiện có hiệu quả, giúp người dân thêm tin tưởng vào chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, góp phần vào sự phát triển bền vững của kinh tế - xã hội trong tình hình mới. Chỉ rõ thời gian tới nhiệm vụ của ngành Thanh tra sẽ càng nặng nề khi nạn tham nhũng, lãng phí vẫn chưa được giải quyết triệt để; hiện tượng KN,TC vẫn đang là vấn đề lớn, thậm chí có thể phức tạp hơn, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các cuộc thanh tra cần nâng cao chất lượng để phù hợp với ý Đảng, lòng dân. Trong đó, cần chú ý đánh mạnh, đánh trúng các vụ việc tiêu cực để lấy lại niềm tin của nhân dân. Muốn làm được điều này, ngoài sự nỗ lực chung của mọi cán bộ, công chức, viên chức ngành Thanh tra, trách nhiệm của từng cán bộ lãnh đạo TTCP cần được cụ thể hóa theo đúng quy chế, quy định của ngành, phù hợp pháp luật. Công tác tổ chức cán bộ cũng cần được bảo đảm để ngành Thanh tra có đội ngũ nhân lực chất lượng cao để có thể thực hiện tốt kế hoạch thanh tra hàng năm, cũng như bảo đảm giải quyết nhanh những nhiệm vụ đột xuất được Đảng và Chính phủ giao.  Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và các đồng chí lãnh đạo TTCP. Nhìn nhận về một số vấn đề còn tồn tại của ngành Thanh tra, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc cho rằng: Với số lượng cán bộ, công chức, viên chức 22.000 người, tương đương với quân số của nhiều sư đoàn, ngành Thanh tra phải đi đầu trong đấu tranh bảo vệ chân lý, bảo vệ cái đúng để chứng minh hiệu quả của chế độ ưu việt mà Đảng và Chính phủ, cùng nhân dân đang xây dựng. Cần khắc phục tâm lý cả nể, sợ đụng chạm để phát huy hơn nữa hiệu quả của công tác thanh tra để bảo đảm sự công bằng. Ngành Thanh tra cần thực hiện tốt công tác tiếp công dân theo tư duy mới, phải xem việc tiếp công dân là trách nhiệm và nghĩa vụ của mình, cũng như thực hiện đúng quy định về đối thoại với nhân dân đối với các vụ việc KN,TC. Phó Thủ tướng đề nghị mỗi đồng chí chánh thanh tra các địa phương tham dự hội nghị cần tham mưu cho chính quyền về công tác tiếp công dân, tránh để xảy ra tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm trong giải quyết KN,TC. Đối với công tác PCTN cần đẩy mạnh việc tuyên truyền, minh bạch hóa, gắn với hoàn thiện thể chế để giải quyết có hiệu quả các vụ việc đang được dư luận quan tâm để người dân hiểu và ủng hộ. Muốn vậy, TTCP cần sử dụng tốt nguồn thông tin của các cơ quan nội chính, ủy ban kiểm tra các cấp nhằm xử lý nhanh các vụ tham nhũng, lãng phí theo đúng quy định của pháp luật. Những kiến nghị của TTCP về các chế độ chính sách sẽ được Thủ tướng Chính phủ xem xét và giải quyết. Trong điều kiện ngân sách đầu tư hạn chế, Phó Thủ tướng yêu cầu ngành Thanh tra cần giữ gìn và bảo vệ tốt cơ sở vật chất hiện tại. Riêng công trình xây dựng Trụ sở Tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước tại TP Hồ Chí Minh là vấn đề bức thiết sẽ được bố trí vốn sớm trên cơ sở kiến nghị của TTCP, vì hiện nay mặt bằng xây dựng tại số 35 Hồ Học Lãm đã có sẵn. Với niềm tin vào hiệu quả chương trình công tác thanh tra, nhân dịp năm mới 2012, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc chúc cán bộ, công chức, viên chức của ngành Thanh tra sẽ làm tốt mọi nhiệm vụ được Đảng và Chính phủ giao phó, xứng đáng với lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Thanh tra là tai mắt của trên, là người bạn của dưới”.  Thay mặt lãnh đạo TTCP và ngành Thanh tra, đồng chí Huỳnh Phong Tranh đã cám ơn những ý kiến đóng góp sâu sắc của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về các nội dung công tác của ngành. Tổng Thanh tra bày tỏ tin tưởng rằng, với sự quan tâm, giúp đỡ của lãnh đạo Đảng và Nhà nước, ngành Thanh tra sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ trong tình hình mới, góp phần vào thành quả phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Nhiều tập thể và cá nhân được khen thưởng tại hội nghị Tổng kết hội nghị, Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh đã phân tích những nguyên nhân khách quan và chủ quan của các kết quả hoạt động cũng như tồn tại của ngành Thanh tra năm 2011. Trên cơ sở phân tích này, đồng chí Huỳnh Phong Tranh đề nghị mỗi cán bộ, công chức, viên chức của ngành Thanh tra cần xác định rõ các nhiệm vụ trước mắt và lâu dài, có trọng tâm, trọng điểm để phát huy hơn nữa vai trò của thanh tra trong hệ thống chính trị, góp phần cùng các bộ, ngành, địa phương thực hiện tốt nội dung công tác trong năm 2012 trên tất cả các mặt. Nhân dịp năm mới, đồng chí Huỳnh Phong Tranh chúc toàn thể cán bộ, công chức, viên chức ngành Thanh tra sức khỏe, hạnh phúc, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm 2012.  Tại hội nghị, thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh đã trao Huân chương Lao động hạng Ba cho 6 đồng chí: Trần Đức Lượng, Phó Tổng Thanh tra; Nguyễn Đức Hạnh, Phó Tổng Thanh tra; Nguyễn Thanh Hải, Hiệu trưởng Trường Cán bộ Thanh tra; Hoàng Đức Vinh, Phó Cục trưởng Cục Chống tham nhũng; Từ Thị Trinh, nguyên hàm Cục trưởng Cục III; Nguyễn Trung Kiên, thanh tra viên chính Cục I. 19 tập thể được trao tặng Cờ Thi đua của TTCP; 30 tập thể, 52 cá nhân thuộc TTCP, thanh tra các bộ, ngành, địa phương được trao tặng Bằng khen Tổng Thanh tra về thành tích công tác toàn diện, thành tích các lĩnh vực năm 2011. Ngọc Giang

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Xem thêm