Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 17/04/2014 - 20:03
(Thanh tra) - Sáng ngày 17/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, cần làm rõ nguyên nhân, chỉ rõ địa chỉ, xử lý cụ thể, không thể để tồn tại, sai phạm, bất cập trong thu, chi ngân sách Nhà nước (NSNN) triền miên, năm sau giống năm trước, có khi trầm trọng hơn.
Chủ nhiệm Ủy ban TCNS Phùng Quốc Hiển cho biết, một số khoản thu quan trọng không đạt dự toán được giao, nguồn thu chưa ổn định, vững chắc. Ảnh: Thảo Nguyên
Trốn thuế, chuyển giá… phổ biến
Công tác quản lý thu thuế quy mô chưa đủ lớn, việc xử lý các vi phạm còn chưa đúng theo quy định của pháp luật, tính răn đe chưa đủ mạnh nên tình trạng khai man, trốn thuế nhất là việc chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và trốn thuế, gian lận thuế ở khu vực ngoài quốc doanh vẫn khá phổ biến, gây thất thu cho NSNN.
Qua kết quả kiểm toán và thanh tra cho thấy, hầu hết các tổ chức, cá nhân được kiểm toán, thanh tra đều kê khai chưa đầy đủ các khoản phải nộp NSNN ở các mức độ khác nhau.
Chi lãng phí, sai chế độ
Chi thường xuyên vẫn còn tình trạng lãng phí, chi sai chế độ quy định, không đúng mục đích; một số khoản chi quan trọng không đạt dự toán.
Hầu hết các địa phương đều chi quản lý hành chính vượt dự toán (tăng 12,5%, tương đương 9.924 tỷ đồng), trong đó có 20/34 tỉnh được kiểm toán có chi quản lý hành chính vượt trên 30%. Một số địa phương chi hỗ trợ không đúng chế độ quy định..
Chi thường xuyên vượt dự toán nhưng một số khoản chi quan trọng lại thực hiện thấp hơn dự toán được Quốc hội quyết định, ảnh hưởng đến thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và gây lãng phí nguồn lực NSNN, như: Chi giáo dục đào tạo và dạy nghề đạt 93,5% dự toán, chi sự nghiệp khoa học, công nghệ đạt 82,7% dự toán….
Đáng chú ý, chi cho chương trình mục tiêu quốc gia, hỗ trợ có mục tiêu của ngân sách trung ương hiệu quả chưa cao chỉ 17.669 tỷ đồng, đạt 88% (giảm 2.437 tỷ đồng) so với dự toán, trong đó có 7/16 chương trình không đạt dự toán được giao, đặc biệt, chương trình khắc phục hậu quả và ô nhiễm môi trường chỉ đạt 27% dự toán. Điều này dẫn đến có khá nhiều đối tượng không được thụ hưởng kịp thời, ảnh hưởng tới thực hiện mục tiêu an sinh xã hội của Nhà nước.
Cùng với đó, chi đầu tư xây dựng cơ bản còn thất thoát, lãng phí, sai phạm trong quản lý đầu tư xây dựng vẫn nhiều, nợ đọng khối lượng xây dựng cơ bản đã hoàn thành lớn, số dự án đầu tư hoàn thành chưa quyết toán tồn đọng nhiều. Trong đó, có nhiều bộ, ngành, địa phương có số nợ đọng trên 1.000 tỷ đồng, cùng khá nhiều công trình, dự án chậm tiến độ với xu hướng tăng so với các năm trước.
Các sai phạm vẫn xảy ra ở hầu hết các khâu trong quá trình đầu tư, thể hiện công tác quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản còn yếu kém, gây thất thoát, lãng phí NSNN.
Bên cạnh đó, Thường trực Ủy ban TCNS nhận thấy, mặc dù tỷ lệ bội chi NSNN tính trên GDP có giảm so với dự toán (4,8%) nhưng số bội chi NSNN lại tăng 13.926 tỷ đồng so với dự toán được Quốc hội quyết định. Chính phủ điều hành tăng bội chi NSNN trên cơ sở tăng giải ngân nguồn vốn ODA (tăng 17.143 tỷ đồng) nhưng chưa có ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước khi thực hiện.
Có ý kiến còn cho rằng, số bội chi NSNN chưa phản ánh hết tình hình bội chi như: Chưa tính đủ số hoàn thuế GTGT phát sinh trong năm, nợ đọng xây dựng cơ bản tạm ứng vốn lớn chưa thu hồi.
Chỉ rõ địa chỉ, xử lý trách nhiệm cụ thể
Cho ý kiến, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị làm rõ hơn việc thu, chi NSNN khi thu, chi NSNN còn nhiều tồn tại, hạn chế, bất cập, nhất là vấn đề thất thu, bội chi. Nhận định “tình trạng nợ đọng thuế vẫn còn lớn và tăng cao” năm nào cũng đúng, Phó Chủ tịch cho rằng, “vấn đề này không phải do chế tài thiếu, yếu mà là do thi hành” nên cần bàn kỹ, làm rõ nguyên nhân. Cùng với đó, làm rõ hơn tình trạng chi lãng phí, sai mục đích.
Bày tỏ lo ngại vì tồn tại, vi phạm năm sau giống năm trước, có khi trầm trọng hơn, trong khi chưa có giải pháp hiệu quả, ông Nguyễn Văn Giàu, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế đề nghị, làm rõ nguyên nhân ở đâu, khâu nào, do chính sách hay thực hiện.
Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội Trương Thị Mai đề nghị tiếp tục làm rõ lý do vì sao chi giáo dục đào tạo, dạy nghề, sự nghiệp khoa học, công nghệ, chương trình mục tiêu quốc gia không đạt…. “Do dự toán không hợp lý hay tổ chức thực hiện không bảo đảm”, bà Mai nói.
Đồng ý kiến, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước cho rằng, chi chương trình mục tiêu quốc gia là thể hiện cam kết, ý chí của Quốc hội, tình cảm của nhân dân cả nước với các vùng kinh tế khó khăn vì vậy đề nghị Chính phủ phải bảo đảm, không để kéo dài vấn đề này. Chủ tịch Hội đồng Dân tộc nêu, Chính phủ phải cam kết với Quốc hội giảm các tồn đọng, sai phạm trong thu, chi NSNN; phải chỉ được địa chỉ, không thể nói chung chung, xử lý trách nhiệm cụ thể.
Theo báo cáo của Chính phủ, quyết toán thu cân đối NSNN năm 2012 đạt 1.058.140 tỷ đồng, trong đó các khoản thu theo dự toán được Quốc hội quyết định 754.572 tỷ đồng, tăng 1,9% (14.072 tỷ đồng) so với dự toán và tăng 11.382 tỷ đồng so với số đã báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ năm. Quyết toán chi cân đối NSNN 1.170.924 tỷ đồng, trong đó chi theo dự toán được Quốc hội quyết định 978.463 tỷ đồng, tăng 8,3% so với dự toán và tăng 72.673 tỷ đồng so với số đã báo cáo Quốc hội. Bội chi NSNN 154.126 tỷ đồng, bằng 4,75% GDP. Các tỷ lệ dư nợ công, dư nợ Chính phủ và dư nợ quốc gia so với GDP được bảo đảm an toàn trong phạm vi giới hạn cho phép. Qua kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị tăng thu 4.047 tỷ đồng, giảm chi 5.069,7 tỷ đồng, nợ đọng thuế và các khoản thu ngân sách phát hiện tăng thêm 2.623,4 tỷ đồng; hủy bỏ hoặc thay thế, sửa đổi, bổ sung 74 văn bản không phù hợp với quy định chung của nhà nước. |
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 13/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 tổ chức Hội nghị lần thứ 28 để tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII về “Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.
Bùi Bình
19:37 13/12/2024(Thanh tra) - Ngày 13/12/2024, UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức hội nghị tổng kết công tác quốc phòng địa phương, giáo dục quốc phòng và an ninh năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Trung Hà
16:40 13/12/2024T.Thanh
16:36 13/12/2024PV
16:33 13/12/2024Thu Huyền
16:03 13/12/2024Chính Bình
15:56 13/12/2024Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải
Bùi Bình