Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

“Môi trường xã hội lành mạnh lấy lại lòng tin của dân với Đảng”

Thứ hai, 05/10/2015 - 20:07

(Thanh tra)- TS Sử học Trần Văn Miều, nguyên Giám đốc Trung tâm Văn hóa Giáo dục thanh thiếu niên Trung ương nhấn mạnh, quan liêu, tham nhũng, lãng phí chưa được chặn đứng là do môi trường xã hội chưa được xây dựng lành mạnh. Chỉ khi xây dựng môi trường xã hội lành mạnh lòng tin của người dân với Đảng mới không giảm sút.

TS Miều lưu ý chống tiêu cực, tham nhũng phải triệt để, không “nửa vời”, nếu không dân mất niềm tin với Đảng. Ảnh: TN

Tại sao chống giặc “nội xâm” không thắng?

“Dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII nói xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh chứ không chỉ dừng lại ở việc xây dựng văn hóa tiến tiến như trước. Xây dựng môi trường văn hóa hay môi trường xã hội lành mạnh? Tôi nghiêng về xây dựng môi trường xã hội lành mạnh hơn. Tức là, xây dựng mối quan hệ, ứng xử người với người, cộng đồng với cộng đồng, dân tộc với dân tộc, con người với pháp luật… Nếu không xây dựng môi trường xã hội lành mạnh niềm tin của nhân dân với Đảng sẽ giảm sút, đạo đức xã hội sẽ xuống cấp”, TS Trần Văn Miều nói.

“Bất kỳ đến nơi nào cũng phải ứng xử tiêu cực. Bệnh viện, trường học, xin việc, giải quyết việc gì phải lót tay mới xong. Người ta có chức vụ làm thế, mình không theo sẽ bật ra khỏi luồng đó. Đây là cái rất đau. Trước đây, Lê Quý Đôn đã nói 5 cảnh báo: Trò không kính thầy, trẻ không kính già, binh kiêu tướng thoái, tham nhũng tràn lan, sĩ phu ngoảnh mặt nếu tính cả xã hội không lành mạnh và rõ ràng dân mất niềm tin”, ông Miều nhấn mạnh.

“Duy tình mãi rồi, giờ phải duy lý”

Vậy làm thế nào để xây dựng được môi trường xã hội lành mạnh? TS Miều nhấn mạnh, phải lãnh đạo xã hội bằng pháp luật. “Trước kia duy tình mãi rồi, giờ phải duy lý. Không lãnh đạo Nhà nước bằng pháp luật sẽ không có kỉ cương. Người dân cũng sẽ ứng xử không theo khuôn khổ - nền tảng của pháp luật. Mọi quan hệ trong xã hội phải giải quyết bằng pháp luật, đấy là giải pháp căn cơ, quan trọng nhất. Nhà nước phải hoàn thiện thể chế pháp luật”.

Xây dựng pháp luật phải huy động nhân dân tham gia ngay từ khâu ý tưởng, rồi thảo luận đưa ra từng điều luật. Có như vậy, khi ban hành điều luật mới có lợi cho dân. Rồi tuyên truyền, phổ biến phải để dân hiểu để thực hiện. Theo TS Trần Văn Miều, “không làm cho người dân hiểu biết thì người dân không thể tham gia vào các công việc của Nhà nước, của xã hội. Dân biết là dân hiểu, rồi mới có thể bàn, kiểm tra. Phải xây dựng như thế nào, để người dân tiếp cận được luật ban hành, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật”.

TS Miều cũng lưu ý, muốn xây dựng xã hội lành mạnh phải bảo đảm chăm lo nhu cầu, bảo vệ lợi ích của nhân dân. “Đảng, các tổ chức chính trị, xã hội như công đoàn, các hiệp hội trong sạch vững mạnh, nói lên tiếng nói của dân, biết dân nghĩ gì, muốn gì, bảo vệ quyền lợi chính đáng của dân thì tức khắc dân sẽ theo, sẽ tin”.

Sao không nói “an sinh xã hội”?

Nói về nhiệm vụ tổng quát 5 năm tới, theo TS Miều, Dự thảo Văn kiện tiếp tục xác định hoàn thiện thể chế theo cơ chế thị trường định hướng XHCN nhưng không giải thích thế nào là theo “cơ chế thị trường định hướng XHCN”. Nhất là, không nói đến vấn đề an sinh xã hội.

“Tính ưu việt của XHCN chính là chăm lo đời sống của nhân dân. Tất cả các mối quan hệ của an sinh xã hội là nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Anh có chăm lo an sinh xã hội thì mới là định hướng XHCN. Cần đưa vấn đề an sinh xã hội vào Dự thảo Văn kiện”.

Còn các mục tiêu về giáo dục, Dự thảo Văn kiện mỗi nơi nói một cách khác nhau. “Phần giáo dục trang 19 nói đến giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện, phát huy tốt tiềm năng. Trang 20 mục tiêu phát triển văn hóa cũng nói giáo dục, xây dựng con người Việt Nam. Đến giáo dục thế hệ trẻ lại nói giáo dục chính trị tư tưởng, lý tưởng cách mạng… Tôi cho rằng nên thống nhất mục tiêu giáo dục đào tạo, mục tiêu văn hóa và mục tiêu xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc tránh mỗi chỗ nói một kiểu”, TS Miều đề xuất.

Thảo Nguyên

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bắc Kạn: Đề xuất phương án hợp nhất 10 sở, ngành

Bắc Kạn: Đề xuất phương án hợp nhất 10 sở, ngành

(Thanh tra) - Chiều 11/12, Ban Chỉ đạo về Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2027 của Ban Chấp hành (BCH) Trung ương Đảng khóa XII một số vấn đề về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu quả.

Trung Hà

21:14 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm