Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 18/05/2011 - 08:58
(Thanh tra) - Thống kê 3 năm trở lại đây cho thấy, chỉ tính riêng ở các tỉnh, thành phố trong cả nước đã thực hiện hàng nghìn lượt kiểm tra, thanh tra hoạt động khoáng sản, ra quyết định xử phạt trên 12 tỷ đồng và xử lý, giải tỏa các tụ điểm khai thác khoáng sản trái phép. Thế nhưng, hoạt động quản lý và khai thác khoáng sản vẫn chỉ mang tính chất manh mún, nhỏ lẻ và khó quản lý.
Quang cảnh ngày làm việc thứ 2 hội thảo bàn tròn trước đối thoại chống tham nhũng lần thứ 9
Đó là những thông tin tại ngày làm việc thứ hai của Hội nghị bàn tròn trước Đối thoại phòng chống tham nhũng (PCTN) lần thứ 9 do Thanh tra Chính phủ phối hợp với Đại sứ quán Thụy Điển tổ chức ngày 17/5.
Vô số kẽ hở từ cơ chế, chính sách
Ông Lê Tiến Chiến, Phó Vụ trưởng Vụ 1, Thanh tra Chính phủ cho biết, tổng kết từ các cuộc thanh tra trong nhiều năm qua về lĩnh vực quản lý và khai thác khoáng sản cho thấy, sai phạm xảy ra ở tất cả các khâu của hoạt động khai thác khoáng sản từ ban hành văn bản, hoạt động cấp phép, hoạt động khai thác đến các vi phạm về quản lý môi trường, về chính sách bảo hộ quyền lợi của nhân dân địa phương nói có khoáng sản được khai thác và các quy định trong quản lý xuất khẩu khoáng sản. Theo đó, một trong những nguyên nhân được chỉ ra là do những kẽ hở từ cơ chế, chính sách. Cụ thể, Đề án “Đổi mới và hiện đại hóa công nghệ trong ngành công nghiêp khai khoáng đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tuy nhiên hiện nay chưa có Chiến lược phát triển tài nguyên khoáng sản Việt Nam làm cơ sở xây dựng quy hoạch, kế hoạch trong từng giai đoạn. Chính bởi thế dẫn đến tình trạng khai thác khoáng sản tràn lan, các hoạt động khai thác khoáng sản nhỏ lẻ, theo hình thức thủ công vẫn diễn ra phổ biến không có cách gì ngăn cấm. Qua thanh tra, kiểm tra cho thấy có tới 8/16 tỉnh, thành phố được kiểm tra vẫn còn các điểm khai thác trái phép. Đáng chú ý, tại nhiều địa phương, hoạt động này diễn ra khá công khai và chính quyền địa phương, đặc biệt là cấp xã không có giải pháp xử lý hiệu quả, quyết liệt.
Ngoài ra, khảo sát của TTCP còn chỉ ra rằng hầu hết các quy hoạch khoáng sản còn rất sơ sài, chủ yếu nêu tên mỏ, khu vực mỏ hoặc địa danh có mỏ do Trung ương hoặc địa phương quản lý mà không có tọa độ, diện tích cụ thể (hoặc nếu có thì cũng chỉ là tọa độ hành chính) dẫn đến gây khó khăn khi xác định thẩm quyền cấp phép hoạt động khoáng sản cho một khu vực mỏ cụ thể. “Đến nay có 74,6% tỉnh, thành phố trong cả nước đã phê duyệt quy hoạch khoáng sản thuộc thẩm quyền. Tuy nhiên, do chưa rà soát, điều chỉnh, nhất là điều chỉnh sau khi quy hoạch khoáng sản do TƯ phê duyệt, chưa có sự phối hợp giữa các Bộ ngành liên quan nên chất lượng các quy hoạch đã duyệt còn thấp, chồng chéo”, ông Chiến nhấn mạnh.
Nguyên nhân từ bộ máy, con người trong công tác quản lý cũng được đánh giá là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động quản lý khai khoáng hiện nay. Số lượng cán bộ có chuyên môn về khai thác khoáng sản được khẳng định không chỉ thiếu về số lượng mà còn yếu về chất lượng. Chính điều này đã khiến cho hoạt động khai thác thiếu đồng bộ, quản lý cấp phép khai thác hạn chế. Việc thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động khoáng sản đối với các doanh nghiệp khai thác khoáng sản của các địa phương cũng được chỉ ra là còn hạn chế.
Khai thác, chế biến khoáng sản: trăm hoa đua nở
Đây là nhận định của ông Phạm Quang Tú, Viện tư vấn phát triển Việt Nam trong bài phát biểu về thực trạng ngành công nghiệp khai thác khoáng sản ở Việt Nam thời gian qua. Theo thống kê của Viện tư vấn phát triển Việt Nam số doanh nghiệp tham gia khai thác năm 2007 gấp 4 lần so với năm 2000. Thế nhưng hiệu quả đầu tư lại thấp hơn so với các ngành kinh tế khác. Ngoại trừ ngành dầu khí, than còn lại đa số các doanh nghiệp hoạt động theo kiểu “ăn xổi”, chế biến thô rồi xuất khẩu.
Cũng theo nghiên cứu của Viện tư vấn phát triển Việt Nam, trong thời gian tới ngành khai thác khoáng sản sẽ gặp nhiều khó khăn do dầu lửa và than cạn kiệt. Bên cạnh đó một số loại khoáng sản có trữ lượng lớn chưa thể đưa vào khai thác. Trong khi đó, công tác thăm dò, đặc biệt là một số khoáng sản trọng yếu còn hạn chế. Tình trạng khoán trắng cho doanh nghiệp nhưng trên thực tế doanh nghiệp vẫn “dấu” tài nguyên khiến cho công tác quản lý gặp nhiều khó khăn. Thực chất trữ lượng khoáng sản chưa được doanh nghiệp công bố hết. Do đó, Nhà nước là chủ nhưng lại không nắm được thực tế trữ lượng khoáng sản mình có là bao nhiêu vì đã trót tin doanh nghiệp.
Tại phiên làm việc đầu tiên, các đại biểu đã tập trung tham gia ý kiến đối với những tham luận đã được trình bày. Trong đó, nhiều ý kiến bày tỏ sự quan ngại trước tình trạng quản lý lỏng lẻo nhưng lại cấp phép tràn lan tại lĩnh vực khai thác khoáng sản Việt Nam. Đại diện Ngân hàng thế giới đặt câu hỏi xung quanh việc tiến hành các cuộc thanh tra lĩnh vực khoáng sản, các sai phạm này đã được xử lý như thế nào, trách nhiệm của các cơ quan liên quan đến đâu?
Đại biểu đến từ Văn phòng Luật sư Quang và cộng sự tham gia cho ý kiến về hoạt động đấu giá khai thác khoáng sản: “Trong trường hợp các doanh nghiệp nhà nước dùng tiền của nhà nước để đấu giá với tư nhân thì tư nhân không thể thắng được. Vậy, có hay không sự cạnh tranh công bằng giữa khu vực tư nhân và khu vực nhà nước” đại biểu này nói. Nhìn chung các đại biểu và chủ tọa hội thảo đều thống nhất cần phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động khai thác, quản lý khoáng sản.
Buổi chiều, các đại biểu tiếp tục tập trung cho ý kiến về các giải pháp nhằm làm giảm tham nhũng trong lĩnh vực khai thác khoáng sản ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và sắp tới.
Khánh Linh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Khẳng định phát triển ngành công nghiệp bán dẫn là đòi hỏi tất yếu, là đột phá chiến lược, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ quyết tâm phát triển bằng được ngành này.
Hương Giang
16:17 14/12/2024(Thanh tra) - Con số trên được công bố tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ, kế hoạch năm 2025 của ngành Xây dựng được Bộ Xây dựng tổ chức sáng nay (14/12).
Trần Quý
14:00 14/12/2024Bùi Bình
19:37 13/12/2024Trung Hà
16:40 13/12/2024T.Thanh
16:36 13/12/2024PV
16:33 13/12/2024Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền
Uyên Uyên
Hương Giang
Nam Dũng
Trần Quý
Lê Hữu Chính
Trần Quý