Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 11/04/2014 - 17:49
(Thanh tra) - Trên thực tế, trong thời gian qua, nhiều dự án đầu tư công đạt hiệu quả thấp, thậm chí rất thấp, gây lãng phí, thất thoát, vì thế, các Đại biểu Quốc hội chuyên trách cho rằng, cần mạnh tay hơn nữa, xử lý nghiêm cá nhân, tổ chức để lãng phí, đầu tư không hiệu quả; đồng thời đưa ra cơ chế để người dân tham gia giám sát toàn diện….
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nêu rõ tiêu chí dự án đưa ra Quốc hội, HĐND phải rõ trong luật, không thể chung chung (ảnh Thảo Nguyên)
Xử lý nghiêm nếu gây thất thoát đầu tư công
Sáng ngày 11/4, cho ý kiến dự án Luật Đầu tư công, đại biểu Bùi Mạnh Hùng (Bình Phước) đặt vấn đề, người dân mong muốn khi có luật này là để nâng cao hiệu quả đầu tư. Vì thực tế có nhiều dự án đầu tư công gây lãng phí, hiệu quả đầu tư thấp, thậm chí rất thấp.
Đại biểu Hùng phân tích, nhiều dự án đầu tư hiệu quả rất thấp nhưng nhìn lại thì chủ đầu tư thực hiện vẫn đúng, đầy đủ trình tự thủ tục. Cho nên, Điều 12 cần bổ sung nguyên tắc bảo đảm hiệu quả cao nhất vốn đầu tư và đưa nguyên tắc lên cao nhất, đầu tiên xuyên suốt, chi phối đến tất cả quá trình đầu tư, thẩm định, đánh giá chất lượng dự án.
Cũng theo đại biểu Hùng, Điều 79 dự thảo quy định về đánh giá dự án đầu tư công, nhưng nội dung đánh giá vẫn ở nguyên tắc, chưa đánh giá hiệu quả cuối cùng. Cần quy định cụ thể. Kết quả đánh giá này cần phải được công khai thì người dân mới giám sát được.
Để khắc phục tình trạng đầu tư công dàn trải, lãng phí, đại biểu Trương Văn Vở (Đồng Nai) cho rằng, cần làm rõ khái niệm “hiệu quả đầu tư”. Theo đó, “hiệu quả đầu tư” cần được hiểu và đánh giá trên tất cả các mặt kinh tế, xã hội, môi trường…
Nhiều đại biểu cũng cho rằng, dự thảo đã quy định rất nhiều về trình tự thủ tục đầu tư, nhưng chưa làm rõ chế tài đối với các chủ đầu tư quyết định đầu tư sai, gây thất thoát lãng phí và khó xử lý. Quyết định đầu tư sai, gây thất thoát lãng phí có khi hơn cả tiêu cực, nên cần quy định chế tài mạnh đối với trường hợp này, như địa phương quyết định đầu tư một dự án sai mục đích, thì có thể bị cắt nguồn vốn đầu tư trong 1-2 năm tiếp theo.
Đại biểu Phạm Đức Châu (Quảng Trị) nêu, Điều 95 quy định như vậy thì gần như không xử lý được ai. Cần mạnh dạn giao trách nhiệm cho Chủ tịch UBND tỉnh. Về nguyên tắc bố trí vốn trung và dài hạn thì cần bổ sung thêm nguyên tắc phân bổ vốn đối ứng ODA, vì hiện nay việc bố trí vốn đối ứng đang gây khó khăn cho nhiều địa phương, nhất là các địa phương nghèo.
Đồng ý kiến, đại biểu Ngô Văn Minh (Quảng Nam) đề xuất, cần phải quy định chặt chẽ hơn nữa để xử lý đúng người, đúng tội, tránh để “vùng cấm”, đồng thời, cần rà soát lại chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND, UBND, Chính phủ...
Cộng đồng phải được giám sát tất cả, toàn diện dự án đầu tư công
Theo ông Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, dự thảo đã quy định rõ hơn sự giám sát của cộng đồng trong đầu tư công. Theo đó, đối với việc quyết định đầu tư các dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, các dự án có quy mô di dân, tái định canh, định cư lớn và có nguy cơ tác động lớn đến môi trường, cơ quan chủ quản tham khảo ý kiến cộng đồng dân cư nơi thực hiện dự án.
Cộng đồng có quyền giám sát, theo dõi, kiểm tra việc chủ đầu tư chấp hành các quy định của pháp luật về chấp hành quy hoạch xây dựng, chỉ giới đất đai và sử dụng đất; xử lý chất thải, bảo vệ môi trường; công tác đền bù, giải phóng mặt bằng và phương án tái định canh, định cư bảo đảm quyền lợi của nhân dân; giám sát toàn diện các chương trình, dự án đầu tư công sử dụng một phần vốn đóng góp của người dân; tình hình triển khai và tiến độ thực hiện các dự án; những việc làm gây lãng phí, thất thoát vốn, tài sản thuộc dự án…
Cơ bản đồng tình với dự thảo, Đại biểu Trương Văn Vở (Đồng Nai) cho rằng, cần phải làm rõ khái niệm “giám sát toàn diện”. Theo đại biểu Vở, cần quy định cộng đồng được giám sát tất cả các dự án đầu tư công chứ không giới hạn chỉ dự án có vốn đóng góp của người dân.
Đại biểu Ngô Văn Minh (Quảng Nam) nhấn mạnh, giám sát cộng đồng là một vấn đề rất hay, rất quan trọng. Thực tế, nơi nào, dự án nào có sự giám sát của cộng đồng thì hiệu quả thực hiện rất tốt. Theo đại biểu Minh, cần phải xây dựng một cơ chế để người dân tham gia giám sát, không chỉ Mặt trận được tổ chức lấy ý kiến cộng đồng chủ trương đầu tư các chương trình, dự án đầu tư công trên địa bàn mà cần phải có sự giám sát của Hội Cựu chiến binh và các tổ chức khác...
“Nếu trên 50% ý kiến của nhân dân thông qua các tổ chức của mình không đồng thuận thì xử lý như thế nào? Không phải lấy ý kiến để tham khảo nếu không nhân dân sẽ nói quy định này chỉ để “cho vui”, đại biểu Ngô Văn Minh nói.
Khi quyết định chủ trương đầu tư, Quốc hội dựa trên 2 căn cứ. Đó là, tự ý chí của Quốc hội. Ý chí của Quốc hội dựa vào tham mưu, thảo luận, thảo luận đi thảo luận lại, bỏ phiếu để quyết định. Thứ hai là phụ thuộc vào cơ sở khoa học của dự án mà cơ quan có thẩm quyền trình. Theo Chủ tịch Quốc hội, nếu quyết định chủ trương đầu tư sai, không thể đem cả Quốc hội ra kỷ luật mà sai thì phải sửa. Nếu qui định kỷ luật người đứng đầu thì Quốc hội không có người đứng đầu, Chủ tịch Quốc hội chỉ là người chủ tọa Quốc hội, quyết định của Quốc hội là tập thể. Quốc hội không phê duyệt quá cụ thể dự án đầu tư, mà chỉ phê duyệt chủ trương đầu tư, còn các vấn đề cụ thể do cơ quan hành pháp quyết định. |
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hợp nhất Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ để tối ưu hóa nguồn lực, tránh chồng chéo, trùng lắp nhiệm vụ… theo Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc.
Hương Giang
23:28 11/12/2024(Thanh tra) - Sau khi hợp nhất Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành Bộ Kinh tế, Tài chính dự kiến sẽ giảm được 22 đầu mối, không còn tổng cục.
Hương Giang
23:23 11/12/2024Trung Hà
21:14 11/12/2024Bùi Bình
21:07 11/12/2024Bùi Bình
20:49 11/12/2024Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trung Hà