Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Làm thế nào để đáp ứng tiến độ giải ngân

Thứ năm, 14/07/2011 - 22:08

(Thanh tra) –Trách nhiệm của Ban quản lý các dự án và các hợp phần dự án, đặc biệt trong công tác quản lý tài chính dự án, công tác giải ngân; định mức chi tiêu cho từng loại nguồn vốn… là những vấn đề chính được “mổ xẻ” tại Hội thảo đóng góp hoàn thiện quy chế quản lý tài chính Chương trình Poscis ngày 14-15/7 tại Vĩnh Phúc.

Quang cảnh Hội nghị

Phân cấp rõ trách nhiệm giải ngân, quản lý vốn

Quy chế quản lý tài chính được xây dựng thay thế Cẩm nang quản lý tài chính Chương trình Tăng cường năng lực tổng thể ngành thanh tra đến năm 2014 (Poscis) nhằm phục vụ công tác quản lý tài chính kế toán; phân định quyền, trách nhiệm trong quá trình quản lý và triển khai các hoạt động của dự án theo từng cấp độ: Ban Quản lý các dự án; Dự án hợp phần thanh tra các bộ, địa phương tham gia Chương trình và dự án hợp phần Thanh tra Chính phủ.

Dự thảo Quy chế có 8 chương, 30 Điều quy định: các quy định chung; thủ tục nhận vốn tài trợ; thủ tục nhận vốn đối ứng; nguyên tắc quản lý tiền; thủ tục giải ngân; cơ chế báo cáo; quản lý ngân sách; công tác kiểm tra nội bộ và kiểm toán độc lập. Theo bà Hà Thị Ngọc Hà, chuyên gia tư vấn của Bộ Tài chính, Quy chế được xây dựng trên cơ sở yêu cầu của nhà tài trợ; phù hợp với chính sách, chế độ quản lý tài chính của Nhà tài trợ, của Chính phủ Việt nam đối với các khoản tiền, hàng viện trợ; phù hợp với đặc thù tổ chức hoạt động và yêu cầu quản lý của dự án.

Theo dự thảo Quy chế, Chương trình Poscis sẽ áp dụng cơ chế quản lý tài chính kế toán theo mô hình phân cấp quản lý và thực hiện của Chương trình. Dự án hợp phần thanh tra các bộ, địa phương là cấp trực tiếp triển khai các hoạt động đồng thời chịu trách nhiệm đối với các quyết định và quản lý các hoạt động của cấp mình. Ban Quản lý các dự án sẽ chịu trách nhiệm đối với hoạt động điều phối, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và các hoạt động cụ thể của Chương trình và Dự án hợp phần Thanh tra Chính phủ.

Các khoản vốn đối ứng đóng góp bằng tiền VND sẽ được cấp cho Ban Quản lý các dự án và các dự án hợp phần theo định mức chi tiêu áp dụng cho các Chương trìn/dự án sử dụng vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) ban hành theo quyết định 219/2009/QĐ-BTC ngày 19/11/2009 của Bộ Tài chính.

Chương 5 dự thảo Quy chế quy định, định mức chi tiêu áp dụng đối với mỗi loại nguồn vốn căn cứ vào các quy định cụ thể của nhà tài trợ và chính phủ Việt Nam. Định mức chi tiêu đối với nguồn vốn viện trợ tuân thủ theo hướng dẫn của UN-EU về chi phí địa phương trong hợp tác và phát triển với Việt Nam cập nhật và có hiệu lực áp dụng theo từng thời kỳ. Các đơn vị thực hiện dự án tuần thu nguyên tắc độc lập ở mức tối đa khi phân công công việc liên quan đến công tác tài chính kế toán. Việc lập yêu cầu thanh toán, phê duyệt, thực hiện thanh toán, ghi chép và lưu giữ sổ sách kế toán phải được thực hiện bởi các cán bộ khác nhau.

Các đại biểu tham dự Hội nghị khẳng định việc xây dựng Quy chế quản lý tài chính Chương trình Poscis là tất yếu và cần thiết

Quy chế cần dễ hiểu, dễ áp dụng

Các đại biểu tham dự Hội thảo đều đồng ý phải xây dựng Quy chế thay thế Cẩm nang và quy định phải rõ ràng, dễ hiểu, dễ áp dụng để đáp ứng tiến độ giải ngân Chương trình. “Sau hơn 1 năm triển khai thực hiện Chương trình Poscis, nhiều nội dung của Cẩm nang không còn phù hợp. Để quản lý tài chính Chương trình Poscis đáp ứng với tiến độ giải ngân cũng như phù hợp với các quy định về quản lý tài chính của Nhà nước, việc sửa đổi, bổ sung Quy chế quản lý tài chính Chương trình Poscis là điều tất yếu”, ông Trần Đức Lượng, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ cho biết.

Ông Nguyễn Ngọc Sinh, Thanh tra tỉnh Khánh Hòa cho rằng, Quy chế cần quy định trách nhiệm hỗ trợ công tác tài chính, kế toán của chuyên gia tư vấn quốc tế; bổ sung thêm chương 9 quy định điều khoản thi hành và sửa đổi Điều 2 cho phù hợp với thực tế của địa phương. “Dự thảo quy định tại các dự án hợp phần thanh tra các bộ, địa phương, bộ phận kế toán bao gồm 1 kế toán trưởng, 1 nhân viên phụ trách kế toán và cán bộ hành chính kiêm thủ quỹ thi rất khó thực hiện. Thực tế, tại Thanh tra các địa phương chỉ có một kế toán trưởng và 1 thủ quỹ kiêm kế toán”, ông Sinh nói.

Cẩm nang quản lý tài chính Chương trình Poscis năm 2009 mới chú trọng đến vấn đề quản lý vốn viện trợ mà chưa quy định nhiều đến vấn để quản lý vốn đối ứng. Một số văn bản pháp luật dẫn chiếu trong Cẩm nang không còn phù hợp. Hệ thống tài khoản kế toán, biểu mẫu chứng từ và sổ kế toán, báo cáo kế toán đã có nhiều sửa đổi, bổ sung khi Thông tư số 185/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính được ban hành. Cẩm nang quản lý tài chính cũng chưa phân cấp và quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm giữa Ban Quản lý các dự án và Dự án hợp phần trong quá trình triển khai giải ngân của dự án; chưa phân cấp quản lý tài chính đối với vốn viện trợ theo từng cấp độ cũng như chưa quy định về kiểm tra, kiểm toán nội bộ.

Cùng quan điểm, ông Đinh Văn Minh, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Thanh tra Chính phủ khẳng định: cần phải bổ sung thêm chương điều khoản thi hành và rà soát lại thể thức trình bày Quy chế. “Chương 6 quy định cơ chế báo cáo chưa rõ ràng vì ngoài quy định về hệ thống báo cáo còn quy định cả hệ thống chứng từ kế toán, tài khoản kế toán. Tại chương này cũng cần phải quy định rõ trách nhiệm báo cáo, báo cáo như thế nào, theo hình thức nào và vào thời gian nào”, ông Minh nhận định.

Theo ông Jan-Olov Agrell, Cố vấn trưởng Chương trình Poscis, việc chuyển Cẩm nang sang Quy chế là điều rất mừng. Các đại biểu tham gia đóng góp ý kiến xây dựng quy chế là cách tiếp cận mới, xây dựng mới. Ông Jan-Olov Agrell cho rằng: quy chế không cần quy định rõ việc thực hiện các dự án hợp phần mà chỉ đưa ra định hướng. Thanh tra các tỉnh và một số bộ hiện chỉ cần 1 kế toán và thủ quỹ kiêm kế toán vẫn thực hiện dự án hợp phần tốt thì không cần thay đổi. Trong quy chế, Ban Quản lý đóng vai trò quản lý các dự án hợp phần của Thanh tra Chính phủ thì Ban Quản lý các dự án phải có trách nhiệm riêng.

Kết thúc hội thảo, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Đức Lượng khẳng định, Quy chế cần có sự phân cấp rõ ràng. Khi phân cấp rồi phải xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm cho phù hợp. Các ý kiến đóng góp về thể thức trình bày, câu chữ rất sát, cần được tiếp thu.

Hương Giang

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hà Nam tổ chức hội nghị về sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị

Hà Nam tổ chức hội nghị về sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị

(Thanh tra) - Chiều ngày 12/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Nam đã tổ chức hội nghị thảo luận và cho ý kiến về dự thảo Đề án sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Hà Nam. Đây là một trong những nội dung quan trọng nhằm tinh gọn, nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị, theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW.

Chính Bình

21:26 12/12/2024
Chủ tịch nước: Ngành Ngoại giao cần làm tốt công tác tổ chức, cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18

Chủ tịch nước: Ngành Ngoại giao cần làm tốt công tác tổ chức, cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18

(Thanh tra) - Chiều 12/12, tại buổi làm việc với Bộ Ngoại giao, Chủ tịch nước Lương Cường đã yêu cầu ngành Ngoại giao làm tốt hơn nữa công tác tổ chức, sắp xếp bộ máy, đào tạo, đánh giá cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18 về “một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

T.T

21:06 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm