Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

“Lạm phát cấp phó’ do “họp hành nhiều”

Thứ ba, 18/11/2014 - 12:27

(Thanh tra) - Câu chuyện “luẩn quẩn” lạm dụng cấp phó, tinh giảm biên chế vẫn “ách tắc”, nhũng nhiễu, tiêu cực trong thi tuyển công chức… “nóng” ngay từ phiên mở màn chất vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình sáng nay (18/11).

Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình trả lời nhiều vấn đề nóng. Ảnh: Thảo Nguyên

Chưa có kết quả thanh tra vụ gian lận thi công chức ở Bộ Công thương

Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Cao Thị Xuân đặt vấn đề: Vừa qua dư luận cử tri rất bức xúc trước thông tin qua việc thi tuyển công chức của Bộ Công

“Hiện có hiện tượng vô cảm trong giải quyết công việc, chúng ta phải có sự đồng cảm giữa cán bộ công chức khi giải quyết công việc cho người dân. Anh làm cán bộ giải quyết cấp quyền sử dụng đất thì anh phải đặt mình trong bối cảnh người xin đi cấp. Người thầy thuốc phải đặt mình trong bối cảnh của bệnh nhân. Đây là mong muốn của Đảng, Nhà nước và nhân dân, nhưng trong tình hình thực tế hiện nay, cũng rất khó bởi vì vô cảm thuộc phạm trù đạo đức mà các quy phạm pháp luật chỉ cấm cái nọ, cái kia”, Bộ trưởng Bộ Nội vụ nói.

thương. Chúng tôi được biết, ngày 28/8/2014, Bộ Nội vụ đã ra quyết định thanh tra toàn diện việc thi tuyển công chức tại Bộ Công thương trong thời gian 45 ngày. Kết quả thanh tra như thế nào? Có sai phạm thì đã xử lý được bao nhiêu cán bộ và trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Nội vụ?

Trả lời câu hỏi, Bộ trưởng Bình cho biết, trong quá trình tổ chức thi tuyển công chức, Bộ Nội vụ chủ trì biên soạn, hướng dẫn quy định, tiêu chuẩn, thủ tục, tổ chức thi. Đặc biệt, để bảo đảm tính khách quan, công khai, minh bạch, dân chủ công bằng, Bộ Nội vụ đã kết hợp với một số ban, ngành, địa phương tiến hành triển khai một số môn trên máy vi tính từ đó hạn chế tiêu cực trong thi tuyển đầu vào. 

Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện, có một số địa phương vẫn có tiêu cực. Bộ Nội vụ đã kết hợp với Vụ Tổ chức cán bộ của một số nơi kiến nghị các đơn vị có sai sót khắc phục. Đến nay, một số đơn vị đã xử lý một số vi phạm.

“Riêng cuộc thi tuyển công chức tại Bô Công thương, do tình hình thực tế, mặc dù thanh tra đột xuất nhưng Bộ lấy mốc thời gian từ đầu nhiệm kỳ Chính phủ khóa 13 đến nay. Giai đoạn hiện nay đang hoàn thành hồ sơ để trao đổi thống nhất đối với đơn vị được thanh tra để ban hành kết quả thanh tra”, Bộ trưởng nói. 

Bộ Nội vụ đề xuất giảm cấp phó, các bộ không đồng ý

Quan tâm đến việc “lạm phát cấp phó” kéo dài ở tất cả các cấp từ Trung ương đến địa phương, ĐBQH Bùi Thị An (Hà Nội) đặt câu hỏi: Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho bộ máy cồng kềnh, kém hiệu quả, lãng phí. Quan điểm của Bộ trưởng về vấn đề này và giải pháp như thế nào?

.ĐB Bùi Thị An chất vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ về tình trạng "lạm phát cấp phó". Ảnh: Thảo NguyênTheo ĐB Bùi Thị An, vấn đề tổ chức trong các bộ, ngành hiện nay ngoài các cơ quan, các tổ chức làm tham mưu, chiến lược, quản lý ngành thì còn tồn tại khá nhiều các loại hình tổ chức khác như viện sự nghiệp có thu, các tổ chức kinh doanh và điều này đã làm lãnh đạo các bộ mất rất nhiều thời gian, mà thiếu thời gian làm tham mưu chính sách cho Chính phủ. Hiện tượng trên có đúng không? Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết, số lượng Thứ trướng, pháp luật không quy định cứng mà có tính chất cơ động. Các chức danh cấp phó còn lại đều quy định cứng hết. Nhưng trong thưc tế diễn ra không theo quy định.  Theo báo cáo sơ bộ, quy định cấp bộ có 4 Thứ trưởng, tăng phải do cấp có thẩm quyền quyết định song hiện bình quân là 5,4; cấp tổng cục, quy định 3 phó, bình quân 3,69; cấp vụ quy định 3 phó, bình quân là 3,04; cấp sở 3 phó, bình quân là 3,06. “Bộ Nội vụ cũng nhiều lần đề nghị với Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Chính phủ quy định cứng số lượng Thứ trưởng, không mềm nữa. Nhưng thảo luận, bỏ phiếu thì không được quá bán”, Bộ trưởng Bình nói và cho biết, Thủ tướng đã giao Bộ Nội vụ trao đổi với các Bộ. Nhưng Bộ Nội vụ đề nghị số lượng ít, các bộ đề nghị số lượng nhiều nên không gặp nhau được. Lý giải nguyên nhân, Bộ trưởng Bình cho rằng là do sức ép của công việc lãnh đạo điều hành của môt số cơ quan; nền hành chính họp hành nhiều; đặc thù của môt số ngành cũng cần cán bộ để thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao, chưa kể một số ngành đòi hỏi nhiều cấp phó do khối lượng quá nặng nề luôn cần cấp lãnh đạo trực tiếp chỉ đạo giải quyết. “Có một điều chúng tôi không thể phủ nhận có một số cơ quan có quá nhiều cấp phó, không thực sự xuất phát từ nhu cầu công việc, thâm chí do hậu quả của sự bổ nhiệm mà vì một nguyên  nhân nào đó”, Bộ trưởng Bình nhấn mạnh. Bộ Nội vụ có thanh tra, kiểm tra, nếu phát hiện có sai, thiết sót cũng chỉ có kiến nghị đề nghị. Nếu kiến nghị, đề nghị đó không được thực hiện thì cũng tổng hợp báo cáo Chính phủ, Thủ tướng để có hướng xử lý, giải quyết. Việc bổ nhiệm cán bộ, Bộ trưởng thấy, một số trường hợp người đứng đầu thiếu tính gương mẫu, tập thể cấp ủy, lãnh đạo thiếu tính chiến đấu; việc thực hiện các quy định của pháp luật về điều kiện, quy trình thủ tục không nghiêm.  “Nếu quy định của pháp luật chưa quy định cứng, chúng tôi sẽ tham mưu với cấp có thẩm quyền để có quy định cứng số lượng để thực hiện thống nhất. Các chức danh, chức vụ quy định cứng rồi nếu vượt thì đề nghị phải điều chỉnh ngay trong nội bộ. Còn giải pháp mạnh, có lẽ phải có đề án nghiên cứu toàn thể trong toàn bộ hệ thống cơ quan Đảng, đoàn thể, lập pháp, hành pháp, tư pháp để có cách tính thống nhất, tổng thể”, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đưa ra giải pháp.Bộ trưởng Bình cũng bày tỏ, thống nhất với nhiều ĐBQH, nếu bổ nhiệm cấp phó nhiều gây lãng phí cho ngân sách, không tạo sự đồng thuận trong nội bộ và ngoài xã hội. Hơn nữa, cảm giác thấy đơn vị hành chính, đơn vị sự nghiệp trong từng cơ quan bộ, địa phương nhiều cần phải điều tra tổng thể, đánh giá từ lý luận đến thực tiễn để có giải pháp biện pháp phù hợp trong thời gian tới.Tại sao công chức “một dạ hai vâng” tăng?ĐB Đỗ Văn Đương (TP HCM) chất vấn dư luận phản ánh hiện có tình trạng người có năng lực không vào làm việc ở khu vực Nhà nước, “mà có vào rồi thì ra đi khỏi này ngày càng nhiều, ngược lại, người kém năng lực lại gia tăng trong khu vực Nhà nước”.ĐB Đỗ Văn Đương hỏi: Công chức lười nhác, chỉ “một dạ hai vâng” nhưng ham muốn trở thành lãnh đạo ngày càng nhiều? Ảnh: Thảo NguyênTheo ĐB, điều này làm gia tăng con người hành chính “sáng cắp ô đi tối cắp ô về”. “Vì sao số công chức tận tâm với công việc và sáng tạo trong công tác thì ngày càng ít, nhưng số công chức lười nhác, chỉ “một dạ hai vâng” nhưng ham muốn trở thành lãnh đạo ngày càng nhiều? Đây có phải nguyên nhân chính làm gia tăng bộ máy hành chính và cũng là nguyên nhân của tội phạm tham nhũng? Nguyên nhân chính là do đâu và giải pháp đột phá khắc phục tình trạng này?”.Thừa nhận đây là câu hỏi rất khó, Bộ trưởng Bình cho biết, nguyên nhân là do chúng ta sử dụng cán bộ công chức, viên chức chưa đúng với phẩm chất, trình độ năng lực của từng đồng chí; cơ chế thưởng phạt chưa nghiêm; chế độ đánh giá chưa đổi mới, chưa gắn với trách nhiệm người đứng đầu; chế độ tiền lượng, đãi ngộ chậm cải thiện; tuyển dụng đầu vào có trường hợp chưa đáp ứng được nhiệm vụ, chưa tìm được người có năng lực, tâm huyết.Theo Bộ trưởng, để giải quyết tình trạng này, Bộ Nội vụ và các bộ, ngành đang thực hiện đổi mới cơ chế đánh giá theo nguyên tắc cấp trên trực tiếp đánh giá cấp dưới; sử dụng người có tài năng có phẩm chất làm được việc. Bộ Nội vụ cũng được Bộ Chính trị giao xây dựng đề án tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, các nhà khoa học trẻ. “Chúng tôi đang xây dựng đề án trình Thủ tướng Chính phủ để triển khai để từ nay đến năm 2020 bảo đảm có 1 nghìn sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, các nhà khoa học trẻ để vào các cơ quan Đảng, Nhà nước, doanh nghiệp, lực lượng vũ trang. Đây cũng là một đột phá đối với người tài”.Cùng với đó, Bộ đang tham mưu Chính phủ thực hiện chế độ miễn nhiệm, chuyển vị trí công tác, tính giảm biên chế đối với người không đáp ứng được công việc. Đồng thời, Đề án tinh giảm biên chế tới đây sẽ trình xin ý kiến tại kỳ họp Trung ương. “Trong đề án này có nhiều giải pháp mạnh, chúng tôi rất hi vọng nếu đưa ra giải quyết tinh giảm biên chế sẽ đáp ứng đạt yêu cầu mong muốn”, Bộ trưởng nói. Thảo Nguyên

.ĐB Bùi Thị An chất vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ về tình trạng "lạm phát cấp phó". Ảnh: Thảo NguyênTheo ĐB Bùi Thị An, vấn đề tổ chức trong các bộ, ngành hiện nay ngoài các cơ quan, các tổ chức làm tham mưu, chiến lược, quản lý ngành thì còn tồn tại khá nhiều các loại hình tổ chức khác như viện sự nghiệp có thu, các tổ chức kinh doanh và điều này đã làm lãnh đạo các bộ mất rất nhiều thời gian, mà thiếu thời gian làm tham mưu chính sách cho Chính phủ. Hiện tượng trên có đúng không? Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết, số lượng Thứ trướng, pháp luật không quy định cứng mà có tính chất cơ động. Các chức danh cấp phó còn lại đều quy định cứng hết. Nhưng trong thưc tế diễn ra không theo quy định.  Theo báo cáo sơ bộ, quy định cấp bộ có 4 Thứ trưởng, tăng phải do cấp có thẩm quyền quyết định song hiện bình quân là 5,4; cấp tổng cục, quy định 3 phó, bình quân 3,69; cấp vụ quy định 3 phó, bình quân là 3,04; cấp sở 3 phó, bình quân là 3,06. “Bộ Nội vụ cũng nhiều lần đề nghị với Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Chính phủ quy định cứng số lượng Thứ trưởng, không mềm nữa. Nhưng thảo luận, bỏ phiếu thì không được quá bán”, Bộ trưởng Bình nói và cho biết, Thủ tướng đã giao Bộ Nội vụ trao đổi với các Bộ. Nhưng Bộ Nội vụ đề nghị số lượng ít, các bộ đề nghị số lượng nhiều nên không gặp nhau được. Lý giải nguyên nhân, Bộ trưởng Bình cho rằng là do sức ép của công việc lãnh đạo điều hành của môt số cơ quan; nền hành chính họp hành nhiều; đặc thù của môt số ngành cũng cần cán bộ để thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao, chưa kể một số ngành đòi hỏi nhiều cấp phó do khối lượng quá nặng nề luôn cần cấp lãnh đạo trực tiếp chỉ đạo giải quyết. “Có một điều chúng tôi không thể phủ nhận có một số cơ quan có quá nhiều cấp phó, không thực sự xuất phát từ nhu cầu công việc, thâm chí do hậu quả của sự bổ nhiệm mà vì một nguyên  nhân nào đó”, Bộ trưởng Bình nhấn mạnh. Bộ Nội vụ có thanh tra, kiểm tra, nếu phát hiện có sai, thiết sót cũng chỉ có kiến nghị đề nghị. Nếu kiến nghị, đề nghị đó không được thực hiện thì cũng tổng hợp báo cáo Chính phủ, Thủ tướng để có hướng xử lý, giải quyết. Việc bổ nhiệm cán bộ, Bộ trưởng thấy, một số trường hợp người đứng đầu thiếu tính gương mẫu, tập thể cấp ủy, lãnh đạo thiếu tính chiến đấu; việc thực hiện các quy định của pháp luật về điều kiện, quy trình thủ tục không nghiêm.  “Nếu quy định của pháp luật chưa quy định cứng, chúng tôi sẽ tham mưu với cấp có thẩm quyền để có quy định cứng số lượng để thực hiện thống nhất. Các chức danh, chức vụ quy định cứng rồi nếu vượt thì đề nghị phải điều chỉnh ngay trong nội bộ. Còn giải pháp mạnh, có lẽ phải có đề án nghiên cứu toàn thể trong toàn bộ hệ thống cơ quan Đảng, đoàn thể, lập pháp, hành pháp, tư pháp để có cách tính thống nhất, tổng thể”, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đưa ra giải pháp.Bộ trưởng Bình cũng bày tỏ, thống nhất với nhiều ĐBQH, nếu bổ nhiệm cấp phó nhiều gây lãng phí cho ngân sách, không tạo sự đồng thuận trong nội bộ và ngoài xã hội. Hơn nữa, cảm giác thấy đơn vị hành chính, đơn vị sự nghiệp trong từng cơ quan bộ, địa phương nhiều cần phải điều tra tổng thể, đánh giá từ lý luận đến thực tiễn để có giải pháp biện pháp phù hợp trong thời gian tới.Tại sao công chức “một dạ hai vâng” tăng?ĐB Đỗ Văn Đương (TP HCM) chất vấn dư luận phản ánh hiện có tình trạng người có năng lực không vào làm việc ở khu vực Nhà nước, “mà có vào rồi thì ra đi khỏi này ngày càng nhiều, ngược lại, người kém năng lực lại gia tăng trong khu vực Nhà nước”.ĐB Đỗ Văn Đương hỏi: Công chức lười nhác, chỉ “một dạ hai vâng” nhưng ham muốn trở thành lãnh đạo ngày càng nhiều? Ảnh: Thảo NguyênTheo ĐB, điều này làm gia tăng con người hành chính “sáng cắp ô đi tối cắp ô về”. “Vì sao số công chức tận tâm với công việc và sáng tạo trong công tác thì ngày càng ít, nhưng số công chức lười nhác, chỉ “một dạ hai vâng” nhưng ham muốn trở thành lãnh đạo ngày càng nhiều? Đây có phải nguyên nhân chính làm gia tăng bộ máy hành chính và cũng là nguyên nhân của tội phạm tham nhũng? Nguyên nhân chính là do đâu và giải pháp đột phá khắc phục tình trạng này?”.Thừa nhận đây là câu hỏi rất khó, Bộ trưởng Bình cho biết, nguyên nhân là do chúng ta sử dụng cán bộ công chức, viên chức chưa đúng với phẩm chất, trình độ năng lực của từng đồng chí; cơ chế thưởng phạt chưa nghiêm; chế độ đánh giá chưa đổi mới, chưa gắn với trách nhiệm người đứng đầu; chế độ tiền lượng, đãi ngộ chậm cải thiện; tuyển dụng đầu vào có trường hợp chưa đáp ứng được nhiệm vụ, chưa tìm được người có năng lực, tâm huyết.Theo Bộ trưởng, để giải quyết tình trạng này, Bộ Nội vụ và các bộ, ngành đang thực hiện đổi mới cơ chế đánh giá theo nguyên tắc cấp trên trực tiếp đánh giá cấp dưới; sử dụng người có tài năng có phẩm chất làm được việc. Bộ Nội vụ cũng được Bộ Chính trị giao xây dựng đề án tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, các nhà khoa học trẻ. “Chúng tôi đang xây dựng đề án trình Thủ tướng Chính phủ để triển khai để từ nay đến năm 2020 bảo đảm có 1 nghìn sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, các nhà khoa học trẻ để vào các cơ quan Đảng, Nhà nước, doanh nghiệp, lực lượng vũ trang. Đây cũng là một đột phá đối với người tài”.Cùng với đó, Bộ đang tham mưu Chính phủ thực hiện chế độ miễn nhiệm, chuyển vị trí công tác, tính giảm biên chế đối với người không đáp ứng được công việc. Đồng thời, Đề án tinh giảm biên chế tới đây sẽ trình xin ý kiến tại kỳ họp Trung ương. “Trong đề án này có nhiều giải pháp mạnh, chúng tôi rất hi vọng nếu đưa ra giải quyết tinh giảm biên chế sẽ đáp ứng đạt yêu cầu mong muốn”, Bộ trưởng nói. Thảo Nguyên

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Xem thêm