Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Đến năm 2020 có từ 18.000 đến 20.000 luật sư

Thứ tư, 06/07/2011 - 10:07

(Thanh tra) – Với mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ luật sư, chất lượng hoạt động hành nghề luật sư, vị trí, vai trò của luật sư trong hoạt động tố tụng, từng bước phát triển, mở rộng thị trường dịch vụ pháp lý, tạo nền tảng để phát triển nghề luật sư Việt Nam ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới, ngày 5/7, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phê duyệt chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020.

Trong giai đoạn 2016 – 2020, hoàn thiện thể chế về luật sư và hành nghề luật sư, đặc biệt là các quy định pháp luật về tố tụng có liên quan đến hoạt động hành nghề luật sư

Bảo đảm trên 50% các vụ án hình sự có luật sư tham gia

Chiến lược đề ra mục tiêu phát triển các tổ chức hành nghề luật sư hoạt động chuyên môn hoá theo lĩnh vực pháp luật, chú trọng phát triển các tổ chức hành nghề luật sư có quy mô, chuyên sâu trong lĩnh vực thương mại quốc tế, có khả năng cạnh tranh với các tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài.

Trên cơ sở thực hiện có hiệu quả nguyên tắc quản lý nhà nước kết hợp với phát huy vai trò tự quản của tổ chức xã hội – nghề nghiệp luật sư tiến hành đổi mới công tác quản lý về luật sư và hành nghề luật sư, đề cao trách nhiệm của luật sư cũng như bảo đảm cơ chế để các luật sư thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ trong hoạt động hành nghề.

Theo chiến lược, từ nay đến năm 2015, phát triển số lượng luật sư khoảng 12.000 luật sư, mỗi năm được từ 800 đến 1.000 người, trong đó tại mỗi địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn phát triển được từ 2 đến 3 luật sư. Phát triển đội ngũ luật sư hành nghề chuyên sâu trong các lĩnh vực pháp luật, chú trọng đến việc đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực thương mại, đầu tư, phấn đấu đạt khoảng 1.000 luật sư phục vụ yêu cầu hội nhập quốc tế.

Đến năm 2020, phát triển số lượng khoảng từ 18.000 – 20.000 luật sư, đạt tỷ lệ số luật sư trên số dân khoảng 1/4.500 đáp ứng ngày càng cao nhu cầu về dịch vụ pháp lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp; tại mỗi địa phương có khó khăn về điều kiện kinh tế - xã hội có từ 30 đến 50 luật sư, bảo đảm tham gia 100% số lượng các vụ án hình sự theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tung; số luật sư có khả năng tham gia tư vấn, giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế khoảng 150 người.

Bảo đảm cơ chế để luật sư tham gia đầy đủ vào các giai đoạn tố tụng, thực hiện có hiệu quả, chất lượng nguyên tắc tranh tụng tại phiên tòa. Phấn đấu để số lượng các công dân, cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp sử dụng luật sư tư vấn, tham gia giải quyết các vụ án, vụ việc ngày càng tăng. Đến năm 2020 bảo đảm trên 50% các vụ án hình sự Tòa án xét xử có luật sư tham gia, phấn đấu đạt mục tiêu có trên 50% số lượng các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý của luật sư; phát triển khoảng 30 tổ chức hành nghề luật sư có quy mô từ 50 đến 100 luật sư và từ 100 luật sư trở lên hoạt động chuyên sâu trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài.

Bên cạnh đó, đề cao trách nhiệm và nghĩa vụ của luật sư trong công tác trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo, đối tượng chính sách. Nâng cao chất lượng đội ngũ luật sư, xây dựng và phát triển đội ngũ luật thành nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế - xã hội, bổ sung nguồn cho các chức danh tư pháp và chức danh quản lý nhà nước từ đội ngũ luật sư giỏi, có bản kĩnh chính trị và phẩm chất đạo đức.

Nâng cao chất lượng đào tạo nghề luật sư

Để thực hiện các mục tiêu, Chiến lược đã đề ra các giải pháp cụ thể. Trong giai đoạn 2011-2015, sẽ hoàn thiện thể chế về luật sư và hành nghề luật sư; nâng cao năng lực đào tạo cử nhân luật, chất lượng đào tạo nghề luật sư, chất lượng tập sư hành nghề luật sư theo chương trình đào tạo tiên tiến của các nước trong khu vực và trên thế giới; ban hành chính sách thu hút nguồn nhân lực tham gia hoạt động hành nghề luật sư, chú trọng những đối tượng được đào tạo của nhân luật, đào tạo nghề luật sư hoặc đã được công nhận là luật sư ở nước ngoài.

Củng cố, kiện toàn, nâng cao tính chuyên nghiệp của các tổ chức hành nghề luật sư theo hướng ổn định về tổ chức, hiện đại và chuyên môn hóa trong hoạt đông quản lý, điều hành; phát triển một số tổ chức hành nghề luật sư quy môn lớn, hoạt động chuyên sâu trong các lĩnh vực pháp luật, đặc biệt lĩnh vực thương mại quốc tế; tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý về luật sư và hành nghề luật sư.

Trong giai đoạn 2016 – 2020, hoàn thiện thể chế về luật sư và hành nghề luật sư theo hướng chuyên môn hóa hoạt động hành nghề luật sư, đặc biệt là các quy định pháp luật về tố tụng có liên quan đến hoạt động hành nghề luật sư nhằm bảo đảm cho luật sư thực hiện tốt, đầy đủ quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của minh trong việc tham gia tố tụng; nâng cao chất lượng tranh tụng của luật sư tại phiên tòa.

Mở rộng thị trường dịch vụ pháp lý ở Việt Nam, thu hút ngày càng nhiều luật sư giỏi về chuyên môn, nghiệp vu, am hiểu luật pháp và tập quán thương mại quốc tê, thông thạo ngoại ngũ, thành thạo về kỹ năng hành nghề luật sư quốc tế làm việc tại các tổ chức hành nghề luật sư chuyên sâu trong lĩnh vực thương mại quốc tế.
 

 
Hiện nay, trong cả nước đã thành lập 62 Đoàn luật sư/63 tỉnh, TP trực thuộc trung ương với hơn 6.250 luật sư và hơn 3.000 người tập sự hành nghề luật sư, hoạt động trong gần 2.750 tổ chức hành nghề luật sư. Trong có, có khoảng 10 tổ chức hành nghề luật sư chuyên sâu về kinh doanh, thương mại đầu tư có yếu tố nước ngoài.

Trong 6 năm (2005-2010), đội ngũ luật sư đã tham gia hơn 85.000 vụ án hình sự; 53.000 vụ việc dân sự; 3.500 vụ việc về kinh tế; 1.500 vụ việc về lao động; 2.800 vụ việc về hành chính. Trong lĩnh vực tư vấn pháp luật, đội ngũ luật sư đã tham gia hơn 145.000 vụ việc; dịch vụ pháp lý khác 50.000 vụ việc.

Thảo Nguyên

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Xem thêm