Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 15/06/2015 - 21:16
(Thanh tra) - Quốc hội (QH) sẽ dành 2 phiên họp kín (ngày 17 - 18/6) để xem xét bãi nhiệm tư cách Đại biểu QH (ĐBQH) đối với bà Châu Thị Thu Nga (Đoàn ĐBQH TP Hà Nội). Bên hành lang QH ngày 15/6, ĐBQH tỉnh Ninh Thuận Nguyễn Sỹ Cương nhấn mạnh: “Anh là người tham gia ấn nút thông qua các dự án luật mà lại vi phạm pháp luật là điều không thể chấp nhận được”.
ĐBQH tỉnh Ninh Thuận Nguyễn Sỹ Cương
+ Là một người từng làm công tác thanh tra của Bộ Nội vụ, ông có đánh giá như thế nào về sự việc của bà Châu Thị Thu Nga?
- ĐBQH do dân bầu với những uy tín, trách nhiệm được quy định rất rõ ràng trong luật. Trong quá trình hoạt động, không có uy tín, đi ngược với quyền hạn, trách nhiệm của chính bản thân mình, không xứng đáng với niềm tin của người dân, bị bãi nhiệm là đương nhiên.
Tôi chưa nhận được thông báo hay kết quả về mức độ sai phạm của bà Nga. Tới đây khi QH đưa ra xem xét bãi nhiệm, chắc chắn cũng chưa có kết quả cuối cùng. Tuy nhiên, trên cơ sở quy định của pháp luật, nếu anh vi phạm quyền hạn, nhiệm vụ, trách nhiệm của ĐBQH thì đương nhiên phải bãi nhiệm.
+ Trong khóa này, 2 ĐB nữ tự ứng cử vi phạm pháp luật đều là doanh nhân. Có một mối liên quan nào giữa yếu tố doanh nhân và ĐBQH không?
- Bản thân tôi, mỗi khi phải bãi nhiệm một ĐB nào đó hoặc chứng kiến một ĐB nào đó có sai lầm thì cũng thấy rất đau lòng. Trong khóa QH lần này, số lượng ĐB là doanh nhân tương đối nhiều, đóng góp của họ cũng đáng kể, chúng ta phải ghi nhận điều đó. Không phải doanh nhân là xấu, nếu nhận định chung từ sự việc của bà Nga thì không đúng.
+ Nhưng thực tế, rất trùng hợp khi 2 doanh nhân trong quá trình làm ĐBQH đều vi phạm pháp luật. Liệu có sự lợi dụng vị trí ĐBQH để phục vụ lợi ích riêng?
- Điều này rất khó đánh giá! Song chất lượng của các ĐB tự ứng cử cũng là điều phải suy nghĩ. Cái chính khi bầu cử phải lựa chọn những ĐB xứng đáng trên cơ sở quá trình công tác, đạo đức, phẩm chất. Chúng ta chỉ có thể kiểm soát được vấn đề này thôi, còn kiểm soát mục đích vào QH thì rất khó.
Tôi cho rằng, khi đã xác định mình là ĐBQH thì phải chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật, phải là tấm gương trong việc chấp hành pháp luật để người dân nhìn vào. Còn anh là người tham gia ấn nút thông qua các dự án luật mà lại vi phạm pháp luật là điều không thể chấp nhận được.
+ Vậy cần giám sát như thế nào để bảo đảm chọn được ĐB xứng đáng, có chất lượng, thưa ông?
- Để kiểm soát chất lượng người ứng cử, kể cả giới thiệu có rất nhiều cơ quan của QH. Mặt trận Tổ quốc cũng có vai trò rất quan trọng, bên cạnh đó còn có vai trò của người dân. Trong những khóa QH tới, có thể sẽ có nhiều người ứng cử hơn nên cần có một cách nào đó để kiểm soát vấn đề nhân thân, đạo đức cũng như trình độ chuyện môn để bảo đảm chất lượng ĐB tốt hơn.
Quan trọng nếu có bất cứ sự phản ảnh nào của người dân, của Mặt trận Tổ quốc hay của đoàn thể nào đó liên quan đến phẩm chất, đạo đức hay vi phạm quyền, trách nhiệm của ĐB thì cần có sự xem xét kịp thời, tìm hiểu một cách thấu đáo, tránh trường hợp ĐB bị người dân phản ánh rất nhiều, rất lâu mà không được xem xét. Tôi nghĩ, trong quá trình hoạt động của QH cần có sự giám sát làm sao ĐB hoạt động đúng tôn chỉ mục đích thực sự là ĐB của dân.
ĐBQH vi phạm luật là “phản bội” niềm tin của cử tri
Không chỉ có ĐBQH mới phải giữ tròn vai cùa mình mà các cán bộ, công chức... cũng vậy. Nhưng ĐBQH vi phạm đến mức bị bãi miễn trách nhiệm thì thật sự là một việc đáng tiếc. Điều đó làm tổn thương niềm tin của cử tri. Nhưng không phải ĐBQH vi phạm thì nghiêm trọng hơn người khác.
Ở đây đặt ra vấn đề, nhờ được sự tín nhiệm của cử tri mình mới trở thanh tra ĐBQH. Cho nên, khi đã trở thành ĐB thì nhắc nhở mình phải giữ gìn, phấn đấu, rèn luyện, làm tròn trách nhiệm, không được sơ suất. Bởi, ĐBQH làm một điều gì đó vi phạm không chỉ tổn hại đến bản thân ĐB, đến đơn vị tổ chức ĐB sinh hoạt mà còn ảnh hưởng đến niềm tin mà người dân đã tin mình, đã phản bội lại niềm tin đó. Nếu như sai phạm vô tình thì khác, cố ý thì càng nghiêm trọng.
Luật đã quy định tiêu chuẩn ĐBQH rất rõ, khi không đủ tiêu chuẩn, mất niềm tin của nhân dân thì phải bãi nhiệm. Ở đây tôi chưa đề cập tới chuyện có kết luận bản án, nhưng ĐB Nga đã không còn uy tín với người dân thì phải bị bãi nhiệm. Với tư cách cũng là nữ ĐBQH tôi thấy đây là một sự mất mát vì những năm gần đây tỷ lệ nữ ĐBQH không tăng mà còn giảm.
Nhưng tôi tin rằng, những ĐB tự ứng cử có tính toán trước để vào QH, chắc chắn sau một thời gian sẽ lộ “vết chân A sin”, lộ ra yếu điểm. Còn việc có cần xem xét trách nhiệm đơn vị giới thiệu hay không trong những trường hợp như vậy cũng rất khó, vì người giới thiệu không phải cá nhân mà thường là 1 tổ chức, hiệp hội… Chỉ có điều, chúng ta cần đưa ra tiêu chí chắc chắn hơn bên cạnh những tiêu chí chung như mối quan hệ với địa phương, lý lịch có vi phạm pháp luật hay không, làm doanh nhân thực hiện nghĩa vụ đóng thuế có tốt không…
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sau 2 ngày 13-14/12, Đại hội lần thứ VIII Hội Nhà báo thành phố bầu ra Ban Chấp hành gồm 9 đồng chí và bầu Nhà báo Nguyễn Anh Tú là Chủ tịch Hội Nhà báo thành phố Hải Phòng nhiệm kỳ 2024-2029.
Kim Thành
19:37 14/12/2024(Thanh tra) - Ngày 14/12, bà Tráng Thị Xuân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sơn La chủ trì cuộc họp cùng lãnh đạo các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ và Ban Dân tộc nhằm thống nhất phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của một số cơ quan, đơn vị của tỉnh.
Trần Kiên
19:34 14/12/2024Hương Giang
16:17 14/12/2024Trần Quý
14:00 14/12/2024Bùi Bình
19:37 13/12/2024Trung Hà
16:40 13/12/2024Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền