Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Đại biểu quốc hội chuyên trách thảo luận về 2 dụ án luật

Thứ hai, 09/01/2012 - 22:39

(Thanh tra)- Ngày 9/1, tại Hà Nội, Hội nghị trực tuyến đại biểu Quốc hội chuyên trách thảo luận về Luật Công đoàn (CĐ) (sửa đổi) và Luật Giáo dục Đại học đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức.

Phát biểu khai mạc phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh, Hội nghị có ý nghĩa kết nối giữa Hội đồng Dân tộc và các ủy ban của Quốc hội với đại biểu Quốc hội đại diện cho 63 tỉnh, thành trong cả nước. Chủ tịch mong muốn các đại biểu Quốc hội phát huy trí tuệ, đóng góp thiết thực cho hoạt động của Quốc hội, trong đó có công tác xây dựng pháp luật.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý, có 9 nội dung cơ bản về dự án Luật CĐ (sửa đổi) cần thảo luận trong Hội nghị lần này, đó là: Địa vị pháp lý của CĐ; quyền gia nhập và hoạt động CĐ của lao động là người nước ngoài; số lượng lao động đủ điều kiện thành lập CĐ cơ sở; về hệ thống tổ chức và tên gọi của các cấp CĐ; trách nhiệm trong việc “tổ chức và lãnh đạo đình công”; về bố trí cán bộ CĐ chuyên trách trong doanh nghiệp; quyền và trách nhiệm của CĐ đối với người lao động ở cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp chưa thành lập CĐ cơ sở; quyền và nghĩa vụ của CĐ viên và kinh phí CĐ.

Thảo luận về một số vấn đề cơ bản nêu trên của dự án Luật CĐ (sửa đổi), đa số các ý kiến tham gia Hội nghị trực tuyến nhất trí về báo cáo của Uỷ ban Pháp luật Quốc hội. Đại biểu Huỳnh Thành Lập (TP Hồ Chí Minh) cho rằng, CĐ là tổ chức chính trị - xã hội, là thành viên trong hệ thống tổ chức chính trị của xã hội Việt Nam thì đương nhiên tổ chức và hoạt động của CĐ đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Về quyền gia nhập và hoạt động của lao động là người nước ngoài tại các doanh nghiệp Việt Nam thì cần kết nạp và phải tuân thủ theo quy định của Việt Nam. …

Nhiều ý kiến phát biểu đồng tình với đại biểu Huỳnh Thành Lập về việc Luật nên điều chỉnh cả người lao động là người nước ngoài, song cho rằng, không nên quy định “cứng” về việc phải có từ 20 lao động trở lên mới thành lập tổ chức CĐ. Đại biểu Trần Dương Tuấn (Bến Tre) nêu vấn đề: Ở nước ta, loại doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ chiếm tỷ lệ lớn, nếu dưới 20 lao động không thành lập tổ chức CĐ thì quyền lợi của người lao động ở những doanh nghiệp nhỏ này không được bảo đảm. Đại biểu Trần Dương Tuấn đề nghị nên đưa vào luật quy định doanh nghiệp có từ 5 người lao động trở lên thì được thành lập tổ chức CĐ, ít hơn nữa thì người lao động có thể đăng ký sinh hoạt với CĐ cấp trên.

Một nội dung được nhiều đại biểu quan tâm cho ý kiến, đó là vấn đề tài chính CĐ. Do đặc thù hoạt động của tổ chức CĐ nhiều đại biểu nhất trí với quy định kinh phí CĐ do cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp đóng mức phí 2% với lý do: Thứ nhất, kế thừa quy định của luật hiện hành thu phí 2% tạo điều kiện tốt để hoạt động CĐ có hiệu quả cho người lao động như động viên khen thưởng thi đua… Thứ hai, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Thứ 3, tạo mối quan hệ gắn bó trách nhiệm giữa người lao động, người sử dụng lao động với CĐ bởi có kinh phí CĐ sẽ phải có trách nhiệm hơn trong việc sử dụng quỹ CĐ hiệu quả để chăm lo trở lại cho người lao động.

Buổi chiều cùng ngày, Hội nghị tiếp tục thảo luận một số vấn đề lớn, còn nhiều ý kiến khác nhau của dự án Luật Giáo dục đại học (GDĐH).

Theo Báo cáo của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá XIII, dự án Luật GDĐH đã được trình Quốc hội thảo luận, cho ý kiến. Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau về cơ cấu hệ thống và phân tầng cơ sở GDĐH; cơ cấu tổ chức; quyền tự chủ; vấn đề xã hội hoá và tài chính, tài sản của cơ sở GDĐH; bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng GDĐH; về giảng viên, cán bộ quản lý và người học; quản lý Nhà nước về GDĐH.

Vấn đề về quyền tự chủ của cơ sở GDĐH, nhiều ý kiến thống nhất với UBTVQH trong việc trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho cơ sở GDĐH. Bà Trần Thị Tâm Đan, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng: Dự thảo Luật cần phải xác định quyền hạn trách nhiệm rõ ràng, chi tiết hơn về đối tượng và lộ trình cụ thể thực hiện quyền tự chủ, các hoạt động đào tạo của các cơ sở GDĐH và Luật cần phải làm rõ chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước của Bộ Giáo dục – Đào tạo về tiêu chuẩn trường, giáo viên, văn bằng.

Đồng quan điểm với bà Tâm Đan, đại biểu Trần Du Lịch (TP Hồ Chí Minh) cho rằng Luật GDĐH phải làm rõ cốt lõi về quyền tự chủ của GDĐH. Đại biểu kiến nghị cần phải cải cách GDĐH sau đó mới luật hoá. mới giao quyền tự chủ, nếu không sẽ bị rối.

Vấn đề quản lý Nhà nước về GDĐH cũng được các đại biểu tập trung thảo luận. Một số ý kiến đề nghị thống nhất cơ quan quản lý Nhà nước duy nhất là Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhưng đề nghị quản lý Nhà nước về Đại học: Cần khoa học hơn và luật cần quy định rõ vai trò quản lý Nhà nước về GDĐH của Bộ Giáo dục và Đào tạo…


Ánh Tuyết

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Sơn La thông qua phương án hợp nhất Sở Lao động, Thương binh và Xã hội với Sở Nội vụ

Sơn La thông qua phương án hợp nhất Sở Lao động, Thương binh và Xã hội với Sở Nội vụ

(Thanh tra) - Ngày 14/12, bà Tráng Thị Xuân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sơn La chủ trì cuộc họp cùng lãnh đạo các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ và Ban Dân tộc nhằm thống nhất phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của một số cơ quan, đơn vị của tỉnh.

Trần Kiên

19:34 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm