Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 02/08/2011 - 08:03
(Thanh tra)- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, trong bài viết được các báo đồng loạt đăng tải ngày 31/7 - chỉ vài ngày sau khi ông được Quốc hội tín nhiệm bầu lại giữ chức Thủ tướng Chính phủ, đã chỉ ra các nhiệm vụ của Chính phủ nhiệm kỳ 2011 - 2016 mà trọng tâm là phải thực hiện tốt 3 khâu đột phá: Hoàn thiện thể chế; phát triển nguồn nhân lực và xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ. Trong đó, khâu đột phá quan trọng nhất, theo Thủ tướng, là phải: “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao gắn kết với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ”.
Bởi nó có vai trò chi phối việc thực hiện các đột phá khác, vì chính con người tạo ra và thực thi thể chế, xây dựng bộ máy, quy hoạch và phát triển kết cấu hạ tầng. Thực hiện tốt đột phá này sẽ làm tăng sức mạnh "mềm" của quốc gia, tạo ra sức mạnh tổng hợp, có ảnh hưởng quyết định đến việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ ngày càng cao trong điều kiện hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng - một quan điểm quan trọng mà Đại hội XI đã xác định.
Tình hình ở các nước trên thế giới và thực tiễn cho thấy vai trò vô cùng quan trọng của việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Những năm qua, chúng ta đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực và đã đạt nhiều thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, phát triển nguồn nhân lực vẫn còn nhiều bất cập, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo còn lớn, chất lượng đào tạo thấp, cơ cấu ngành nghề không hợp lý. Theo một báo cáo của Bộ Nội vụ về vấn đề này thì, chúng ta đang thiếu cả cán bộ quản lý Nhà nước, quản trị doanh nghiệp; thiếu đội ngũ chuyên gia trong các ngành kinh tế kỹ thuật và công nhân có tay nghề cao. Rõ ràng, đây là những trở ngại lớn cho tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Đề cập đến biện pháp cụ thể về đào tạo nguồn nhân lực, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng: Phải đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đa dạng, đa tầng của công nghệ và trình độ phát triển của các lĩnh vực, ngành nghề. Đặc biệt, thực hiện liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, cơ sở sử dụng lao động, cơ sở đào tạo và Nhà nước để phát triển nguồn nhân lực theo nhu cầu xã hội.
Thực tế, đây là điều lẽ ra chúng ta đã có thể làm được trong những năm qua, nhưng làm chưa tốt. Nói đâu xa, ngay việc cung cấp thông tin hướng nghiệp cho học sinh phổ thông không khoa học, dẫn đến tỉ lệ khá lớn các em đã chọn “nhầm” nghề, gây tốn kém tiền của và thời gian, kéo theo nhiều hệ quả khác cho xã hội. Tất nhiên, một phần cũng do người học chọn sai nghề bởi họ vẫn nơm nớp lo sợ không có việc làm phù hợp với ngành đã học. Tại một hội nghị về tuyển sinh gần đây, một số hiệu trưởng các trường dạy nghề đã khẩn thiết đề nghị: Nhà trường và sinh viên rất cần một dự báo “chuẩn” của quốc gia về những ngành sẽ cần lao động trong thời gian 5 - 10 năm tới. Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, lực lượng qua đào tạo nghề có bằng cấp, chứng chỉ ở nước ta chỉ chiếm 24,7%, không thể đáp ứng được nhu cầu phát triển công nghiệp và công nghệ cao. Bất cập của việc phát triển nguồn nhân lực hiện nay còn do hệ thống giáo dục của ta còn dễ dãi, chưa thật sự đi vào thực chất. Minh chứng là đã có rất nhiều luận án tiến sĩ được chấm điểm cao, nhưng không có giá trị ứng dụng thực tế; hay ý tưởng phi thực tế là “phổ cập” học vị tiến sĩ cho cán bộ lãnh đạo cấp sở trở lên ở Hà Nội đã từng được công bố…
Chủ trương và các giải pháp cụ thể để phát triển nhanh nguồn nhân lực có chất lượng đã rất rõ ràng. Làm thế nào để thực hiện đúng đắn, khoa học, đồng bộ đáp ứng kịp thời nhu cầu đang rất cấp bách của công cuộc phát triển đất nước là nhiệm vụ chung của mọi cơ quan, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm.
Hải Đăng
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hợp nhất Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ để tối ưu hóa nguồn lực, tránh chồng chéo, trùng lắp nhiệm vụ… theo Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc.
Hương Giang
23:28 11/12/2024(Thanh tra) - Sau khi hợp nhất Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành Bộ Kinh tế, Tài chính dự kiến sẽ giảm được 22 đầu mối, không còn tổng cục.
Hương Giang
23:23 11/12/2024Trung Hà
21:14 11/12/2024Bùi Bình
21:07 11/12/2024Bùi Bình
20:49 11/12/2024Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trung Hà