Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 17/04/2014 - 20:43
(Thanh tra) - Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, dự án Luật Đầu tư và quản lý vốn Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp phải giải được bài toán, lĩnh vực nào Nhà nước cần đầu tư, đầu tư đến đâu, như thế nào, nguyên tắc gì…
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn SInh Hùng cho rằng, dự thảo quy định phạm vi đầu tư quá rộng, giàn trải (ảnh Thảo Nguyên)
Chiều 17/4, giải trình trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng nhận định, hiện nay việc phân công, phân cấp quản lý vốn và tài sản tại các doanh nghiệp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước còn chồng chéo, trùng lặp và không rõ phạm vi, dẫn đến khó xác định trách nhiệm của người đứng đầu khi xảy ra sai phạm. Quy định các hành vi bị cấm, xử lý vi phạm về giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động đối với doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) còn thiếu, chưa tập trung và không đồng bộ.
Bên cạnh đó, nhiều DNNN có tư tưởng trông chờ vào Nhà nước, chậm đổi mới, chưa nắm bắt kịp thời nhu cầu phát triển thị trường, chưa thích ứng với xu thế hội nhập; năng lực quản trị của doanh nghiệp, hệ thống quản trị nội bộ không đáp ứng được yêu cầu quản lý, giám sát các nguồn lực được giao....
Vì vậy, “để bảo đảm đồng bộ pháp luật, đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước bằng pháp luật, phát huy vai trò nòng cốt của kinh tế nhà nước việc ban hành Luật Đầu tư và quản lý vốn nhà nước đầu tư tại DN là cần thiết”, Bộ trưởng Dũng nhấn mạnh.
Tuy vậy, dự thảo luật vẫn quy định khá chung chung về đại diện chủ sở hữu nhà nước: Chính phủ thống nhất quản lý và thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước; thực hiện quyền, trách nhiệm trong việc đầu tư và quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp; Chính phủ phân công, phân cấp cho Thủ tướng, cơ quan đại diện chủ sở hữu thực hiện một số quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với DN do mình quyết định thành lập hoặc được giao quản lý và thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp khác; Chính phủ giao Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty trực tiếp thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước tại DN.
Phạm vi đầu tư thì... quá rộng như đầu tư vốn nhà nước để thành lập mới doanh nghiệp ở những ngành, lĩnh vực: dự án cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội; thuộc ngành, lĩnh vực trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh; ngành, lĩnh vực độc quyền Nhà nước; dự án ứng dụng công nghệ cao …
“Trời đất ơi… là la liệt”, “nghe đã thấy miên man, vi phạm hết các nguyên tắc” tránh dàn trải, lãng phí, thất thoát, bảo toàn và gia tăng giá trị vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp...”, Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng cảm thán và đặt một loạt câu hỏi, có dịch vụ công ích nào không thiết yếu cho xã hội? Có bao nhiêu ngành phục vụ quốc phòng, an ninh? Đầu tư sản xuất gạo có phục vụ quốc phòng không? May quần, may áo có phải phục vụ cho an ninh không?.
Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, không phải cái, lĩnh vực gì Nhà nước cũng đầu tư. Nhà nước chỉ đầu tư những ngành, nghề mà không ai làm được, các thành phân kinh tế khác không tham gia. Khi tái cơ cấu DNNN, ở những nơi vốn nhà nước đang chi phối 51-100% nhưng là lĩnh vực không cần nhà nước thì cũng cổ phần hóa hết, ở những nơi vốn nhà nước chỉ 5-10% nhưng là lĩnh vực cần nhà nước thì phải nâng lên để chi phối.. “Luật này phải giải quyết được câu chuyện đó. Phải tính toán lĩnh vực nào Nhà nước cần đầu tư, đầu tư đến đâu, như thế nào, nguyên tắc gì”, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng nói.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị làm rõ hơn trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu của các cấp đối với tài sản của nhà nước tại các DN vì hiện đang có quá nhiều chủ thể: Chính phủ, Thủ tướng, Bộ trưởng, UBND các cấp, hội đồng quản trị, tổng giám đốc, giám đốc...
Đồng ý với nguyên tắc "đầu tư vốn nhà nước phải đúng mục tiêu, tránh dàn trải, lãng phí, thất thoát; bảo toàn và gia tăng giá trị vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp; cũng như đảm bảo công khai, minh bạch trong đầu tư vốn nhà nước vào DN", Chủ nhiệm UB Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển yêu cầu làm rõ ai quyết định và chịu trách nhiệm về nhân sự, vốn, đầu tư, phân phối; đồng thời bổ sung thêm nguyên tắc "đúng phạm vi", "đúng quy hoạch, kế hoạch".
Chủ nhiệm UB Khoa học, Công nghệ và Môi trường Phan Xuân Dũng cho rằng luật phải trả lời câu hỏi "tại sao cùng lĩnh vực mà đầu tư của nhà nước lâu nay hiệu quả chưa cao bằng của tư nhân".
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 13/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 tổ chức Hội nghị lần thứ 28 để tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII về “Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.
Bùi Bình
19:37 13/12/2024(Thanh tra) - Ngày 13/12/2024, UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức hội nghị tổng kết công tác quốc phòng địa phương, giáo dục quốc phòng và an ninh năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Trung Hà
16:40 13/12/2024T.Thanh
16:36 13/12/2024PV
16:33 13/12/2024Thu Huyền
16:03 13/12/2024Chính Bình
15:56 13/12/2024Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải
Bùi Bình