Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 05/08/2011 - 07:50
(Thanh tra)- Đó là ý kiến của đa số các đại biểu Quốc hội (QH) tham gia thảo luận tại Hội trường chiều ngày 4/8 về việc triển khai chủ trương nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 và thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Theo Tờ trình, Hiến pháp năm 1992 là Hiến pháp của thời kỳ đầu đổi mới đất nước. Đến nay, Việt Nam đã có nhiều thay đổi trong bối cảnh quốc tế đang có những diễn biến to lớn, phức tạp và sâu sắc. Vì vậy, việc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 cho phù hợp với tình hình mới là rất cần thiết. Việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 là nhằm thể chế hoá kịp thời đường lối, các chủ trương, chính sách lớn của Đảng được xác định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và các văn kiện khác của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng về đẩy mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Tại Tờ trình, Ủy ban Thường vụ QH đã đề nghị một số định hướng sửa đổi, bổ sung dựa trên các quan điểm gồm: Chế độ chính trị; chế độ kinh tế; về văn hoá, giáo dục, khoa học và công nghệ; về bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; về quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân; về tổ chức bộ máy Nhà nước và kỹ thuật trình bày các quy định của Hiến pháp.
Tham gia thảo luận tại Hội trường, đa số các đại biểu nhất trí về việc cần thiết phải sửa đổi Hiến pháp. Theo các đại biểu, việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 phải dựa trên cơ sở tổng kết việc thi hành Hiến pháp năm 1992 và các đạo luật có liên quan. Tiếp tục khẳng định bản chất và mô hình tổng thể của hệ thống chính trị và bộ máy Nhà nước đã được xác định trong Cương lĩnh năm 1991 và Hiến pháp năm 1992.
Bên cạnh đó, một số đại biểu đề nghị, việc sửa đổi Hiến pháp là một công việc hệ trọng nên phải tiến hành chặt chẽ, khoa học; bảo đảm sự tham gia của các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà quản lý. Phải tổ chức lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân và các cơ quan, tổ chức; bảo đảm đúng định hướng, không để các đối tượng xấu, thế lực thù địch lợi dụng chống phá, xuyên tạc trong quá trình nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp.
Đồng tình với quan điểm trên, các đại biểu Vũ Công Tiến (đoàn Lâm Đồng), Phạm Đức Châu (đoàn Quảng Trị) cũng cho rằng, cần phải đưa vào Nghị quyết những nội dung, định hướng chính; đồng thời, giữ nguyên những quan điểm, nguyên tắc cơ bản trước đó. Theo chương trình, tháng 10/2012, dự thảo Hiến pháp sửa đổi, bổ sung sẽ được trình QH xem xét cho ý kiến và trình QH thông qua vào tháng 10/2013.
Sáng cùng ngày, các đại biểu QH đã thảo luận ở tổ về Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước 6 tháng đầu năm 2011; các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách 6 tháng cuối năm 2011.
Về cơ bản, ý kiến của các đại biểu đều nhất trí với báo cáo của Chính phủ, đặc biệt là 8 giải pháp nhằm phát triển kinh tế những tháng cuối năm. Theo đại biểu Bùi Thị An (đoàn Hà Nội), đây là chủ trương đúng nhưng cần kiềm chế giá từ khâu sản xuất đến khâu lưu thông. Cùng quan điểm này, đại biểu Nguyễn Thị Nguyệt Hường (đoàn Hà Nội) cho rằng, Quỹ bình ổn giá mà TP Hà Nội đang thực hiện thể hiện sự nỗ lực trong hỗ trợ đời sống người dân. Cũng theo đại biểu, do nguồn lực có hạn, quỹ không thể bình ổn hết, mà cần hỗ trợ sản xuất kinh doanh để giảm giá thành ngay từ đầu vào.
Một số đại biểu tỏ ra bức xúc khi Việt Nam là một nước nông nghiệp, có thế mạnh về nông nghiệp mà giá thực phẩm tăng hơn 24% là điều khó chấp nhận. Vấn đề lãi suất tăng cao cũng là một trong những nội dung được nhiều đại biểu quan tâm. “Tăng trưởng tín dụng 20% không nên áp dụng cho tất cả ngân hàng mà cần qua thanh lọc để có mức áp khác nhau, từ đó thúc đẩy sản xuất”, đại biểu Nguyễn Phi Thường (đoàn Hà Nội) băn khoăn.
Phương Hiếu
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị các cơ quan đang được giao chủ trì soạn thảo, thẩm tra dự án luật, dự thảo nghị quyết mà trong diện dự kiến sắp xếp bộ máy cần phát huy trách nhiệm, thực hiện các nhiệm vụ được giao đến ngày cuối cùng hoạt động.
Hương Giang
18:54 11/12/2024(Thanh tra) - Vào sáng ngày 11/12, kỳ họp thứ 19 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Bình khóa 18 đã tiến hành miễn nhiệm và bầu bổ sung chức danh Chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026, thảo luận và thông qua các nghị quyết, đồng thời bế mạc kỳ họp.
Hương Giang
17:21 11/12/2024Hương Giang
17:08 11/12/2024Hải Hà
15:38 11/12/2024Chính Bình
15:26 11/12/2024Trần Quý
Văn Thanh
Trung Hà
Hương Giang
Hương Trà
Trần Kiên
Cảnh Nhật
Trần Quý
Văn Thanh
N. Phó - L. Bằng
Hương Giang