Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Cần duy trì TTXD cấp quận, phường tại các đô thị lớn

Thứ năm, 21/07/2011 - 07:43

(Thanh tra)- Sáng qua (20/7), tại Hà Nội, Bộ Xây dựng đã tổ chức hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Nghị định 46/2005/NĐ-CP, sơ kết công tác thanh tra xây dựng (TTXD) 6 tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.

Thực hiện Luật Thanh tra năm 2004, Nghị định số 46/2005/NĐ- CP về tổ chức và hoạt động của TTXD, lực lượng TTXD toàn quốc được xây dựng, kiện toàn về tổ chức, bộ máy và hoạt động. Đến nay, toàn bộ lực lượng TTXD là 4.877 người, Thanh tra Bộ là 80 người, thanh tra các sở xây dựng gần 700 người. TTXD đã thực sự lớn mạnh về lực lượng, khẳng định được vai trò hoạt động thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực quản lý Nhà nước ngành xây dựng.

Ngoài lực lượng thanh tra các sở xây dựng, tại TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh còn tổ chức lực lượng TTXD quận, huyện, xã, phường, thị trấn (theo Quyết định số 89/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ) với 3.908 người. Đây là vấn đề lớn khi sắp xếp, bố trí lại lực lượng này cho phù hợp Luật Thanh tra 2010. Thứ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng nhận định, cần tiếp tục duy trì TTXD cấp quận, cấp phường tại các đô thị lớn do yêu cầu thực tế và xu thế phát triển cũng như tốc độ đô thị hóa hiện nay.

Cùng theo Thứ trưởng Trịnh Đình Dũng: TTXD có chức năng thanh tra về hành chính và chuyên ngành trong phạm vi quản lý Nhà nước về xây dựng, kiến trúc, quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị, nhà ở, công sở, kinh doanh bất động sản, vật liệu xây dựng, hạ tầng kỹ thuật kỹ thuật đô thị… Đây là các lĩnh vực phức tạp, nhạy cảm, tồn tại nhiều bức xúc, liên quan mật thiết đến phát triển kinh tế và công bằng xã hội, hiệu quả đầu tư và vấn đề chất lượng cuộc sống của người dân. Lực lượng TTXD đã góp phần phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động xây dựng và các lĩnh vực quản lý Nhà nước của ngành; hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện đúng các quy định của pháp luật; phát hiện và kiến nghị sửa đổi, bổ sung, thay thế những chính sách, quy định pháp luật còn bất cập để hoàn thiện chính sách, pháp luật trong hoạt động xây dựng và các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của ngành; phát huy các nhân tố tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trong các lĩnh vực của ngành; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Luật Thanh tra năm 2010 đã có hiệu lực, về cơ bản cơ cấu tổ chức thanh tra chuyên ngành xây dựng vẫn được tổ chức ở cấp bộ và cấp sở. Tuy nhiên, để phù hợp quy định pháp luật, đồng thời vẫn đảm bảo được hiệu quả hoạt động thực tế, tổ chức thanh tra sở xây dựng cần thiết phải được xem xét, đánh giá những mặt được, những mặt chưa phù hợp của Nghị định số 46/2005/NĐ-CP trong quá trình tổ chức thực hiện.

Được biết, 6 tháng đầu năm 2011, Thanh tra  Bộ Xây dựng đã tiếp hơn 500 lượt công dân, nhận 571 lượt đơn thư, qua đó ký ban hành 99 văn bản trả lời công dân. Đồng thời, phối hợp kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng một số đơn vị thuộc Bộ...

Thu Hằng

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hà Nam tổ chức hội nghị về sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị

Hà Nam tổ chức hội nghị về sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị

(Thanh tra) - Chiều ngày 12/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Nam đã tổ chức hội nghị thảo luận và cho ý kiến về dự thảo Đề án sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Hà Nam. Đây là một trong những nội dung quan trọng nhằm tinh gọn, nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị, theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW.

Chính Bình

21:26 12/12/2024
Chủ tịch nước: Ngành Ngoại giao cần làm tốt công tác tổ chức, cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18

Chủ tịch nước: Ngành Ngoại giao cần làm tốt công tác tổ chức, cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18

(Thanh tra) - Chiều 12/12, tại buổi làm việc với Bộ Ngoại giao, Chủ tịch nước Lương Cường đã yêu cầu ngành Ngoại giao làm tốt hơn nữa công tác tổ chức, sắp xếp bộ máy, đào tạo, đánh giá cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18 về “một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

T.T

21:06 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm