Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 18/11/2014 - 11:15
(Thanh tra) - Tiếp tục phiên chất vấn Bộ trưởng Công thương, đầu giờ sáng nay (18/11), Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, buôn lậu, gian lận thương mại diễn ra trên thế giới trầm trọng. Ở nước ta tình trạng này trầm trọng hơn, qui mô rộng.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thừa nhận, tình hình buôn lậu vẫn còn rất nghiêm trọng, cần có giải pháp đồng bộ, mạnh mẽ hơn. Ảnh: Thảo Nguyên
9 tháng đầu năm 2014, đã thanh tra, kiểm tra, phát hiện, xử lý 146.058 vụ việc, tăng gần 19% so với cùng kỳ năm 2013. Thu nộp ngân sách từ công tác phạt hành chính gần 10.000 tỷ đồng, tăng gần 18% so với năm trước; khởi tố 1147 vụ với 1.269 đối tượng.
Trong đó, lực lượng thuế, thanh tra, cảnh sát biển, biên phòng đều bắt số vụ tăng lên, nhưng đó chỉ là một phần vì hàng giả, hàng lậu vẫn lọt vào thị trường lớn. Qua công tác này cũng thu giữ được gần 50 khẩu súng, hơn 150.000 viên đạn, 99.185 kg heroin; 5,4 tấn pháo nổ, 10.000 tấn xăng… và nhiều mặt hàng khác.
“Chúng tôi đánh giá cao lực lượng phòng chống buôn lậu ở biên giới hải đảo ngày đêm tham gia công tác này”, Phó Thủ tướng nói và cũng thừa nhận, tình hình buôn lậu vẫn còn rất nghiêm trọng, cần có giải pháp đồng bộ, mạnh mẽ hơn.
Theo Phó Thủ tướng, muốn chống buôn lậu tốt phải dựa vào dân, hệ thống chính trị; nâng cao ý thức người dân, quan trọng nhất người dân phải thượng tôn pháp luật. "Chính vì vậy, chúng tôi vận động dân không tiếp tay, không bao che, vận chuyển, gian lận. Vừa rồi ở Lào Cai, ngành đường sắt từ chối vận chuyển hàng trăm tấn hàng vận chuyển từ Lào Cai về”.
Cùng với đó, cần phải củng cố lực lượng chủ công chống buôn lậu, đủ phẩm chất, năng lực, nghiệp vụ, trang bị điều kiện, phương tiện làm việc tốt hơn để đảm bảo tối thiểu; đồng thời, yêu cầu xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân, người đứng đầu bao che buôn lậu, hàng giả.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh, “chúng ta phải có thái độ kiên quyết xử lý nghiêm minh, đánh mạnh, đánh trúng các loại tội phạm, trong đó có buôn lậu, sản xuất hàng giả. Đẩy mạnh, nâng sản xuất hàng hóa trong nước có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp đáp ứng cung - cầu của thị trường. Cùng với đó phải đẩy mạnh hợp tác quốc tế chống buôn lậu. Nhiều nước làm giả hàng xuất xứ Việt Nam”.
Thời gian tới, Phó Thủ tướng cho biết, các lực lượng chức năng sẽ làm hết sức mình. Chính phủ cũng yêu cầu các Bộ, địa phương vào cuộc ngăn chặn hiệu quả buôn lậu, đặc biệt là dịp gần Tết Nguyên đán.
Trả lời đại biểu Lê Đình Khanh, Bộ trường Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, thực hiện Nghị quyết 29 của Chính phủ, Bộ Tài chính đã có quyết định về điều hành giá sữa, trong đó công bố giá tối đa của 25 mặt hàng sữa.
Theo Bộ trưởng, đến nay, chúng ta đã công bố giá tối đa 182 mặt hàng sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi. Giá sữa so với thời điểm trước khi quản lý có những mặt hàng đã giảm đến 34%.
“Đây là việc làm chúng tôi thấy rất hiệu quả và qua đây chúng tôi thấy, kể cả quản lý giá, chống buôn lậu gian lận thương mại, không thể thực hiện được tốt nếu như thiếu sự phối hợp giữa các ban ngành, địa phương cũng như chưa vào cuộc thực sự của các cấp ủy chính quyền địa phương”, Bộ trưởng nói.
Trong thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục chủ trương điều hành theo giá thị trường có sự điều tiết của Nhà nước đối với một số mặt hàng quan trọng như điện, than bán cho sản xuất điện, xăng dầu, nước sạch, dịch vụ khám chữa bệnh, sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi.
Về giá xăng dầu, Bộ trưởng nhắc lại, trước ngày 1/11/2014, thực hiện theo Nghị định 84, Bộ Tài chính là cơ quan chủ trì phối hợp với Bộ Công Thương để điều hành giá xăng dầu. Trong 10 tháng vừa qua, điều hành tăng giảm 25 lần giá xăng dầu theo tín hiệu của thị trường.
Từ 1/11/2014, việc điều hành theo Nghị định 83 của Chính phủ, theo đó, Bộ Công thương là cơ quan chủ trì, Bộ Tài chính là cơ quan phối hợp điều hành giá xăng dầu. “Thời gian vừa qua giảm giá hai lần dưới 15 ngày là tuân theo tín hiệu thị trường, do giá xăng dầu thế giới giảm nhanh”.
Qua việc chống thất thu thuế, Bộ trưởng cho rằng, việc phối hợp với chính quyền cấp ủy địa phương, quản lý giá, việc chống buôn lậu gian lận thương mại, việc huy động vào cuộc một cách đồng bộ mới đảm bảo được kết quả tốt hơn.
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hợp nhất Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ để tối ưu hóa nguồn lực, tránh chồng chéo, trùng lắp nhiệm vụ… theo Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc.
Hương Giang
23:28 11/12/2024(Thanh tra) - Sau khi hợp nhất Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành Bộ Kinh tế, Tài chính dự kiến sẽ giảm được 22 đầu mối, không còn tổng cục.
Hương Giang
23:23 11/12/2024Trung Hà
21:14 11/12/2024Bùi Bình
21:07 11/12/2024Bùi Bình
20:49 11/12/2024Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trung Hà