Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 30/04/2015 - 06:30
(Thanh tra)- Ngày 30/4/2015 chỉ sau Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 48 tiếng đồng hồ, như để Tổ tiên chứng giám trận đại thắng. Và, 6 ngày sau nữa mới đến tiết “Lập Hạ” - bắt đầu vào Hè, lá cờ Tổ quốc trên Lũng Cú đã tung bay. Những chùm hoa phượng vĩ tại Hải Phòng đã bắt đầu rắc trên đường phố. Ở Sài Gòn, cùng với nhân dân cả nước, cả những người con đất Việt xa quê hương đang chào đón ngày "vui sao nước mắt lại trào"...
Đoàn cán bộ, học viên Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tìm hiểu truyền thống bất khuất của quân và dân miền Nam tại Đền Bến Dược, TP Hồ Chí Minh. Trong ảnh: Đoàn cán bộ, học viên chụp ảnh với lãnh đạo Bộ Tư lệnh TP Hồ Chí Minh. Ảnh: Đ.H.A
Và bây giờ… đã 40 năm! Để có ngày lịch sử cách đây 40 năm ấy, nhân dân ta đã trải qua 30 năm chiến đấu, vinh dự, đau thương để cuối cùng chiến thắng. Trận đánh 30 năm này là trận dài nhất trong lịch sử nước ta. Đời Trần 3 lần đánh quân Nguyên Mông, có lần 1 tháng, có lần 6 tháng, có lần 1 năm. Lê Lợi - Nguyễn Trãi dựng cờ khởi nghĩa năm Đinh Dậu 1418; 10 năm sau - năm 1427, thắng trận cuối cùng ở Đông Quan, rồi Mậu Thân 1428, Lê Lợi lên ngôi vua. Cuộc chiến 30 năm này là một cuộc chiến tranh toàn dân - ý nghĩa rộng lớn hơn chiến tranh nhân dân. Trong chiến tranh toàn dân, “già trẻ gái trai các tầng lớp nhân dân yêu nước, không phân biệt đảng phái, dân tộc, cả quân đội và không phải quân đội, có súng và không có súng đều đánh giặc” (ý của Đại tướng Võ Nguyên Giáp)
Trong cuộc chiến tranh ấy, không ít con người bị giằng xé nội tâm, tự kiềm chế riêng tư để nhằm tới lợi ích cao nhất của Tổ quốc. “Độc lập và Thống nhất”. Ít có trường hợp nào trong chiến tranh nào thắng lợi là dành chung cho hai phía. “Thắng lợi ngày 30/4/1975 không phải của riêng ai mà của cả dân tộc”. Câu nói chí tình, chí lý ấy của Chủ tịch Quân quản Trần Văn Trà đã thấm sâu vào hai bên…
Cứu nước đã khó giữ nước còn khó hơn. Cả nước sau ngày 30/4 năm ấy quen rồi một khoảng thời gian náo nhiệt, hồ hởi, tưng bừng “nhận họ, nhận hàng”, lại chưa có được đủ những ngày tĩnh tâm, suy nghĩ để tìm ra con đường mới. Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh từng nói “đừng bắt ai nghe theo ý kiến riêng mình”. Có lúc, cả một cộng đồng đã phải nghe theo một “ý kiến” riêng, chủ quan. Không thực tiễn, trái khoa học.
Những con đường bị kiểm soát, sông bị ngăn, chợ bị cấm và nhiều đoàn người đi “học tập” quá lâu… Rồi những nhà “tư sản” từng nuôi biệt động Sài Gòn - bỏ vàng mua vé máy bay cho cán bộ đi Hồng Kông - để về họp ở Hà Nội bị ngược đãi. Những vụ người có quyền, có chức chiếm nhà, chiếm đất, bán đất cho người di tản mặc họ ra khơi, làm đảo lộn suy nghĩ nhiều người.
Hòn ngọc Viễn Đông là thành phố Sài Gòn ấy đã có danh mới là “thành phố Hồ Chí Minh - thành phố Bác Hồ… lại đang trong nguy cơ bị đói, nghèo… tuy đã được Độc lập - Tự do. Nhớ lời Bác “dân nước Độc lập mà đói rách thì Độc lập cũng không có ý nghĩa gì”. Và, dân phải tự cứu mình trước khi trời cứu. Những vụ khoán đất ở Long An, khoán sản phẩm ở Nhà máy Dệt Phong Phú… đã đưa thành phố viên ngọc bước lên con đường cao ráo, đầy bóng mát.
Không lẽ, những đống rác cũ đã trôi ra biển. Đây đó lại sản sinh ra những đống rác mới… Và nếu có, người dân cũng đã phải khơi thông dòng chảy để tiễn đưa chúng ra xa, để đón những cây hoa mới, chim đẹp trở về.
Cũng lại nhớ tới câu Hồ Chí Minh dạy từ năm 1924 “biệt lập chỉ đem lại sự không hiểu biết nhau, không thương yêu nhau… Con chim không đàn con chim sẽ chết”. “Nếu không liên kết với thế giới hiện đại chúng ta sẽ chết” (ý của cố Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu). Nên cả nước đã “gác lại quá khứ, nhìn về tương lai” bắt tay với mọi quốc gia, dân tộc muốn chung sống hòa bình với Việt Nam, cùng nhau phát triển.
Những trang sử xám đen về “nạn kiều”, về sự quấy rối, xâm lược của một “chủ nghĩa cộng sản quái thai” của người bạn phía Tây, rồi đến việc phải “trả lại bài học” cho những người phương Bắc đã làm cho nhân dân ta “ngộ” ra hơn, chín chắn hơn.
Sau cuộc chiến 30 năm giành Độc lập - Thống nhất là 40 năm cuộc chiến tranh chống sai lầm về ý thức hệ, chống nghèo nàn về tri thức, chống giặc nội xâm và tham nhũng, chống những cái xấu, cái cũ - như lời dạy của Hồ Chí Minh: “Cách mạng là đổi cái cũ ra cái mới, đổi xấu ra tốt”. Nếu đúng, một cuộc “cách mạng” đang diễn ra trên cả nước, bỏ cũ lấy mới, bỏ xấu lấy tốt?
40 năm qua, thành phố mang tên nhà cách mạng - người thầy đổi mới - Hồ Chí Minh đã đóng góp không ít cho đổi mới. Và bây giờ ta có quyền hi vọng, thành phố này sẽ “vì cả nước, cùng cả nước” Đổi mới nữa, đổi mới luôn luôn, đổi mới mãi mãi.
Đại tá, tiến sĩ sử học Nguyễn Văn Khoan
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 13/12/2024, UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức hội nghị tổng kết công tác quốc phòng địa phương, giáo dục quốc phòng và an ninh năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Trung Hà
16:40 13/12/2024(Thanh tra) - Các cấp ủy trực thuộc làm tốt công tác chính trị, tư tưởng, tăng cường công tác tuyên truyền; từ đó, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng trong việc sắp xếp tinh gọn bộ máy, theo Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Khối Lại Xuân Lâm.
T.Thanh
16:36 13/12/2024PV
16:33 13/12/2024Thu Huyền
16:03 13/12/2024Chính Bình
15:56 13/12/2024Trung Hà
15:51 13/12/2024Chính Bình
Nam Dũng
Trung Hà
T.Thanh
Thái Hải
PV
Lâm Ánh
Thanh Giang
P. B
Thu Huyền
Nguyễn Điểm
Nam Dũng